Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 88: Đọc văn : Chiều tối (Hồ Chí Minh)

ppt 23 trang thuongnguyen 5091
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 88: Đọc văn : Chiều tối (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_88_doc_van_chieu_toi_ho_chi_mi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 88: Đọc văn : Chiều tối (Hồ Chí Minh)

  1. Tiết 88 CHIỀU TỐI HỒ CHÍ MINH
  2. NỘI DUNG BÀI HỌC I. Tìm hiểu chung 1.Hoàn cảnh ra đời “Nhật kí trong tù” 2. Tác phẩm a.Hoàn cảnh sáng tác b. Thể thơ và bố cục II. Đọc – hiểu văn bản 1.Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng 2. Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước. III. Tổng kết:
  3. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Hoàn cảnh ra đời tập thơ “Nhật kí trong tù” Năm 1942, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Nhưng vừa đến Quảng Tây, người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Tập thơ được sáng tác trong thời gian mười ba tháng Hồ Chí Minh bị đày ải trong nhà tù. 2. Tác phẩm a. Hòan cảnh sáng tác Sáng tác trong quá trình chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối 1942. Là bài thứ 31 của tập “Nhật kí trong tù” b. Thể thơ và Bố cục - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt - Hai phần : + 2 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên + 2 câu sau: Bức tranh đời sống
  4. “Nhật kí trong tù” là tập nhật kí viết bằng thơ, được Bác viết trong thời gian bị chính quyền Tưởng Gíơi Thạch bắt giam từ mùa thu 1942-1943 tại tỉnh Quảng Tây.Tập thơ được dịch ra Tiếng việt, in lần đầu vào năm 1960.
  5. Bút tích trang bìa trang cuối tập “Nhật kí trong tù”
  6. 1 trang trong tập thơ Nhật Kí trong tù của Bác Hồ, Bản tiếng Thái, in tại Thái Lan
  7. Đọc bài thơ phần phiên âm Bài “Chiều tối” là bài thơ thứ 31, được sáng tác mùa thu 1942, trên đường Bác đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
  8. Đọc bài thơ phần dịch thơ: “Chiều tối” - Hồ Chí Minh - Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cô em xóm núi xay ngô tối, xay hết, lò than đã rực hồng.
  9. II/ Đọc - hiểu văn bản: 1. Hai câu đầu : Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng - Không gian + Cánh chim mệt mỏi tìm chốn ngủ + Chòm mây cô đơn trôi lững lờ giữa tầng không. -> Quan sát đước trạng thái vận động bên trong của sự vật - Thời gian: chiều tối - Nghệ thuật : bút pháp cổ điển + Lấy điểm vẽ diện + Lấy động tả tĩnh + Cách cảm nhận thời gian + Hình ảnh thơ mang dáng dấp Đường thi + Bút pháp tả cảnh ngụ tình
  10. -> Bức tranh phong cảnh thiên nhiên được phác hoạ bằng bút pháp chấm phá theo thi pháp cổ điển phương Đông. Cảnh thoáng đãng, mênh mông nhưng vắng vẻ, đượm buồn, thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của người tù xa xứ. => Vẻ đẹp tâm hồn + Tình yêu thiên nhiên tha thiết + Phong thái ung dung, tự tại
  11. - So sánh thiên nhiên và con người: + Giống nhau: đều cô đơn, mệt mỏi, mong muốn tìm được tổ ấm. + Khác biệt: thiên nhiên tự do còn con người mất tự do, đang bị áp giải và không biết đâu là chốn nghỉ ngơi
  12. Bức tranh cuộc sống sinh hoạt
  13. Bức tranh cuộc sống sinh hoạt
  14. 2. Hai câu sau : Bức tranh cuộc sống sinh họat của con người - Không gian : + Hình ảnh cô gái xay ngô trẻ trung, khỏe mạnh và đầy sức sống. + Hình ảnh ngọn lửa hồng rực sáng - Nghệ thuật : + Thủ pháp điệp liên hoàn ( “ Ma bao túc- bao túc ma hoàn”) tạo sự nối âm nhịp nhàng, diễn tả vòng quay của thời gian. + Sử dụng nhãn tự “hồng” làm ta có cảm giác cái nóng bao trùm bài thơ, thể hiện niềm tin yêu cuộc sống. . Sắc hồng át đi cái mờ xám, mỏi mệt của cảnh chiều . Màu hồng lạc quan Cách mạng
  15. . Cuộc sống đời thường mang lại cho người tù hơi ấm, niềm vui. + Bút pháp hiện đại: . Bút pháp tả thực: cô thôn nữ đang xay ngô bên bếp lửa hồng. . Lấy con người là đối tựơng miêu tả trung tâm . Sự vận động của thời gian, của mạch thơ, của tư tưởng tác giả : từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo, cô đơn sang ấm nóng tình người. =>Vẻ đẹp tâm hồn : quên đi cảnh ngộ bản thân để cảm nhận cuộc sống và đồng cảm với niềm hạnh phúc bình dị của người lao động, tinh thần lạc quan, luôn hướng về ánh sáng của người tù cách mạng.
  16. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Từ ngữ cô đọng, hàm súc - Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn, bút pháp chấm phá 2. Ý nghĩa văn bản Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh : yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống ; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.
  17. IV.Luyện tập 1.Bài tập 1. Qua bài thơ “Chiều tối” hãy a/ Nêu thể thơ của bài thơ ? b/ Xác định phép điệp ở hai câu thơ 3 và 4 phần phiên âm. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó. c/ Trong hai câu thơ cuối, những hình ảnh nào đã làm cho tâm trạng tác giả thay đổi ? Nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó. 2. Bài tập 2. Có ý kiến cho rằng cảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ đầu vừa tương phản, vừa tương đồng với nhân vật trữ tình. Ý kiến của em như thế nào?
  18. Trả lời 1/ Thể của bài thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. 2/ Phép điệp ở hai câu thơ 3 và 4 phần phiên âm : ma bao túc-bao túc ma. Đó là phép điệp ngữ bắt cầu vắt dòng. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó : -Diễn tả vòng quay cối xay ngô của sơn thôn thiếu nữ, một động tác lao động nặng nhọc, đều đều, thể hiện sự kiên nhẫn, cần cù của người lao động ; - Sự thu nhỏ không gian từ bầu trời cao rộng thu vào cảnh bếp lửa hồng ; - Sự chuyển vận của thời gian tự nhiên từ chiều sang tối qua sự chuyển vận của những vòng quay cối xay ngô ; -Mang lại chút hơi ấm của cuộc sống con người cho người tù cả ngày vất vả. 3/ Trong hai câu thơ cuối, những hình ảnh đã làm cho tâm trạng tác giả thay đổi : hình ảnh con người và ánh sáng. Ý nghĩa của những hình ảnh đó : - Con người: đó là người con gái xay ngô chuẩn bị cho bữa ăn chiều. Cô là hình ảnh trung tâm trong bức tranh chiều tối. Dáng dấp của cô, động tác của cô mang đến một màu sắc khoẻ khoắn cho bức tranh thơ.
  19. - Hình ảnh : đó là lò than rực hồng. Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đã làm toả sáng cả không gian, làm ấm nóng tâm trạng nhà thơ, không còn cảm giác mệt mỏi, buồn bã, thay vào đó là một niềm vui với sự sống. 2. + chim mỏi cũng giống với hình ảnh người tù, đầy mỏi mệt trong một chặng đường xa khi chiều buông xuống. Chòm mây cô đơn là hình ảnh người tù không có ai bên cạnh, không có người đồng điệu với nhịp điệu tâm hồn. + Có được một chốn nghỉ ngơi, biết nơi mình sẽ đến, dù mệt mỏi nhưng chắc chắn sẽ đến nơi. Chòm mây cô độc nhưng chòm mây được tự do, được ung dung tự tại.