Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 96: Đọc văn: Tôi yêu em - Trịnh Thị Tần
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 96: Đọc văn: Tôi yêu em - Trịnh Thị Tần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_96_doc_van_toi_yeu_em_trinh_th.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 96: Đọc văn: Tôi yêu em - Trịnh Thị Tần
- TRƯỜNG THCS – THPT LÊ LỢI TỔ VĂN- SỬ - ĐỊA - CD GV thực hiện: Trịnh Thị Tần Lớp dạy: 11A1, 11A2, 11A4 Tuần dạy: 34
- Tiết 96 – Đọc văn -A. Puskin-
- Mục tiêu cần đạt Kiến thức: Một mối tình đơn phương nhưng 1 nồng nàn, chân thành và cao thượng. Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Puskin. 2 Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại 3 Thái độ: trân trọng một tài năng thơ 5
- I. TÌM HiỂU CHUNG (SGK) Tượng Pushkin tại Saint Peterburg
- TÔI YÊU EM Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. A. Pushkin
- II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Tình cảm phức tạp, tế nhị của nhân vật trữ tình Tôi yêu em đến nay chừng có thể • “Tôi yêu em”: bộc lộ tình cảm trực tiếp, giản dị • “đến nay chừng có thể” Tình yêu đã có từ lâu và hiện tại vẫn yêu.
- Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai. • “Ngọn lửa tình”: thể hiện sự nồng cháy, mãnh liệt. • “chưa hẳn”: mang tính phủ định - chưa hoàn toàn lụi tắt. => Một tình yêu say mê nhưng âm thầm, dai dẳng của một trái tim chung thủy.
- Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. • “Nhưng”: tình cảm > Lời thơ như pha chút chua xót, đắng cay.
- 2. Nỗi đau khổ tuyệt vọng và lời nguyện cầu hạnh phúc cho “em” Tôi yêu em âm thầm không hy vọng. • “Tôi yêu em” được lặp lại lần thứ hai mạch cảm xúc tuôn trào. • “âm thầm không hi vọng”: tình yêu không được đáp lại -> tình yêu đơn phương.
- Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen • “Rụt rè”, “hậm hực lòng ghen”: những trạng thái tình yêu biến đổi với nhiều sắc thái đối ngược nhau. => Hai câu thơ gợi mở những lớp tình cảm phức tạp: lúc thì lặng lẽ, ghìm nén tình cảm, khi thì ghen tuông mù quáng.
- Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm • “Tôi yêu em” lặp lại lần thứ ba khẳng định ngọn lửa tình yêu trong trái tim nhân vật không lụi tàn, nhạt phai. • “yêu chân thành, đằm thắm”: một tình yêu trong sáng, dịu dàng và sâu sắc.
- Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Đỉnh cao của tình yêu vị tha: vượt qua sự ích kỉ tầm thường để cầu chúc cho người mình yêu hạnh phúc. => Tình yêu của trái tim chân thành, nhâu hậu và cao thượng.
- III. TỔNG KẾT - Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, điệp ngữ, xúc cảm chân thành. - Bài thơ diễn tả một tình yêu vô vọng, thấm đượm một sắc điệu buồn nhưng hơn cả là sự mãnh liệt, cao thượng của trái tim con người với một tình yêu không đơm hoa kết trái.
- CỦNG CỐ 1. Bài thơ là bản tình ca tuyệt đẹp về mối tình đơn phương nhưng mãnh liệt, cao thượng và vị tha. 2. Những nét đặc sắc về nghệ thuật thơ 3. Nhận thức: Biết trân trọng tình yêu, yêu chân thành, tha thiết.
- NHẬN XÉT