Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 2: Đọc văn: Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương) - Nguyễn Thị Lan Phương
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 2: Đọc văn: Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương) - Nguyễn Thị Lan Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_11_tuan_2_doc_van_tu_tinh_2_ho_xuan_hu.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 2: Đọc văn: Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương) - Nguyễn Thị Lan Phương
- Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan Phương Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Tự tình II ( Hồ Xuân Hương ) Đọc hiểu Tiểu dẫn Đọc hiểu Văn bản
- I Đọc hiểu tiểu dẫn 1 tác giả HXH (? - ?) là con gái của ông đồ Nghệ Hồ Phi Diễn, người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Nhưng chủ yếu sống ở kinh thành thăng long. Là người đi nhiều nơi -> có mqh xã hội rộng. Là 1 nữ sĩ đa tài -> có cuộc đời éo le. Tình duyên trắc trở -> 2 lần lấy chồng đều làm lẽ. 2 sự nghiệp - khoảng 40 bài thơ nôm - Tập thơ Lưu Hương Kí: + 24 bài chữ hán - + 26 bài chữ nôm
- 3 tác phẩm Tự tình 2 - Nằm trg chùm thơ 3 bài tự tình - Thể hiện tâm trạng của HXH II Đọc hiểu văn bản 1 đọc chú thích 2 phân tích
- a) Hai câu thơ đầu ( câu đề ) Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Thời gian: đêm khuya Không gian : rộng lớn Âm thanh: văng vẳng, trống canh dồn -> trống liên tục -> điểm hết canh này sang canh khác Tâm trạng : buồn tủi, xót xa Trơ: trơ trọi hoặc thách thức Cái hồng nhan : rẻ rúng hồng nhan Cái hồng nhan > 2 câu thơ đầu nói lên sự rẻ rúng bạc bẽo bẽ bàng đầy cay đắng xót xa của kẻ hồng nhan đồng thời là 1 sự thách thức đầy bản lĩnh của HXH
- b) Hai câu thực Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Say lại tỉnh : càng say, càng tỉnh càng cảm nhận đc nỗi bẽ bàng sự xót xa cho duyên phận. bóng xế khuyết chưa tròn: tả ánh trăng nhg là để mt tâm trạng nói về tình cảnh của chính bản thân. Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn như tuổi thanh xuân đã sắp qua nhg hp vẫn chưa tìm thấy. => phận ẩm duyên ôi
- c) Hai câu luận Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn - Xiên ngang đâm toạc : là những hành động mạnh thể hiện sự dứt khoát mạnh mẽ - Rêu: mềm, yếu đuối - Đá : cứng, mạnh mẽ => Hai câu thơ thể hiện sự phẩn uất phản kháng cuẩ thiên nhiên cũng như tâm trạng con người đồng thời qua đó thể hiện sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình cảnh bi thương nhất của bà chúa thơ nôm.
- d) Hai câu kết Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con - Ngán : chán ngán, ngán ngẩm cái tình duyên, số phận éo le - Xuân đi, xuân lại: mùa xuân đi rồi quay lại nhưng tình duyên tuổi xuân con người ko bao giờ quay lại - Mảnh tình: nhỏ bé của tình duyên phải san sẻ còn tí con con càng xót xa, đau khổ - => hai câu thơ cuối thể hiện tâm trạng của người phụ nữ mang thân đi làm lẽ, bạc bẽo, trớ trêu đó cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trg xh xưa với họ hp chỉ là cái chăn quá hẹp
- III kết luận - nghệ thuật : bài thơ có từ ngữ giản dị nhg đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi cảm - ND : bài thơ nói lên bi kịch cũng như khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của HXH
- Hồ xuân hương làm vợ lẽ cho 2 ông: + Tổng Cóc vốn là biệt hiệu mà người quen biết đặt cho Chánh tổng, nguyên quán của ông ở làng Gáp, xã Tứ (nay thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) + ông phủ Vĩnh Tường tức là Tú tài Phạm Viết Ngạn Nguyên quán của ông ở hương Trà Lũ, xã Xuân Trung, phủ Xuân Trường, trấn Sơn Nam Hạ.