Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 21: Thao tác lập luận bác bỏ

pptx 7 trang thuongnguyen 4162
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 21: Thao tác lập luận bác bỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tuan_21_thao_tac_lap_luan_bac_bo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 21: Thao tác lập luận bác bỏ

  1. ĐÃ ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 3
  2. THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ Đề bài: Bác bỏ ý kiến: KHÔNG NÊN KẾT BẠN VỚI NHỮNG NGƯỜI HỌC YẾU
  3. I. Mở bài -Dẫn dắt vấn đề: Ông cha ta từ xưa đã dạy con cháu “Chọn bạn mà chơi”. Trong một tập thể lớp có bạn học giỏi, có bạn học yếu, có bạn tốt, có bạn chưa biết. - Trích ý kiến: Có ý kiến cho rằng: “ Không nên kết bạn với những người học yếu -Khẳng định đó là ý kiến chưa đúng
  4. II. Thân bài 1. Giải tích: Những người học yếu là gì? Là những người có học lực yếu kém hơn so với các bạn khác. Có thể do bạn lười học, mê chơi, bỏ bê việc học nhưng có thể do khả năng tiếp thu thấp dẫn đến việc học yếu. 2. Bàn luận: - Khẳng định ý kiến chưa đúng - Phân tích để chứng minh:
  5. +Chúng ta chơi với các bạn không chỉ để học tập mà còn có thể chơi với các bạn ở nhiều phương diện khác hay có chung một quan điểm, sở thích nào đó. +Mình học giỏi nhưng vẫn có người khác học giỏi hơn nên nếu ý kiến này ai cũng cho rằng nó là đúng thì không ai có bạn bè cả +Nếu ta chỉ chơi với các bạn học giỏi thì các bạn học yếu sẽ tự ti, mặc cảm, khó hòa đồng với tập thể ÞChúng ta phải chơi với các bạn học yếu hơn và giúp đỡ các bạn cùng nhau tiến bộ - Dẫn chứng + Trong chuyện cổ dân gian có mối tình bạn đẹp giữa Lưu Bình và Dương Lễ, câu chuyện tình bạn giữa Các-Mác và Ăng-ghen + Trong cuộc sống có phong trào đôi bạn cùng tiến
  6. 3. Mở rộng vấn đề: - Chơi với các bạn học yếu chúng ta có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu không có bản lĩnh vững vàng - Và trong thực tế đã cho thấy tốt lên thì khó, xấu đi thì dễ => Chơi với các bạn học yếu kém phải có lập trường vững vàng vì chúng ta có thể bị các bạn xâu lôi kéo, rủ rê. 4. Bài học - Bài học nhận thức: Ý kiến đó là sai, chúng ta không nên xa lánh mà phải giúp đỡ các bạn. - Bài học hành động: chúng ta hãy giúp đỡ các bạn học tốt hơn, vươn lên trong học tập, luôn tin tưởng và mong đợi kết quả mà bạn sẽ đạt được. III. Kết bài - Khẳng định ý kiến “Không nên kết bạn với những người học yếu” là chưa đúng. - Liên hệ bản thân
  7. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE