Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 30: Tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ chính luận (Tiếp theo)

pptx 30 trang thuongnguyen 6390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 30: Tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ chính luận (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tuan_30_tieng_viet_phong_cach_ngon.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 30: Tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ chính luận (Tiếp theo)

  1. Chào mừng quý thầy cô,các em học sinh về dự tiết học ngày hôm nay!!!
  2. *Trò chơi “ Ai nhanh tay” Câu 1: Đây là một cây bút chính luận – một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng? Hồ Chí Minh Câu 2: Đây là một trong những thể loại văn bản chính luận thời xưa, thường viết bằng chữ Hán? Hịch
  3. Câu 3: Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong văn bản chính luận để thể hiện 1 quan điểm nhất định. Chính trị Câu 4: Ngôn ngữ chính luận tồn tại dưới dạng viết và dạng Nói Câu 5: Là bản tuyên bố có tính chất cương lĩnh của một chính đảng, một tổ chức? Tuyên ngôn
  4. Câu 6: Bài văn viết ra để trình bày ý kiến, thái độ trước một vấn đề nào đó ( một ý kiến, một quan điểm, một hiện tượng đời sống ) Nghị luận Câu 7: là bài báo thuộc thể loại chính luận, nói về một vấn đề thời sự quan trọng, nóng hổi, thường để ở trang nhất? Xã luận
  5. (Tiếp theo)
  6. II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬNPHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN 1. Các phương tiện diễn đạt • Xét ngữ liệu 1 : • Đoạn trích “Cao Trào Chống Nhật, Cứu Nước”. • Đọc đoạn trích và nhận xét cách dùng từ ngữ, Câu văn?
  7. CAO TRÀO CHỐNG NHẬT, CỨU NƯỚC Ngày 9-3-1945, ở Đông dương phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị. Không đầy hai mươi tư tiếng đồng hồ, trong các thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng. Nhiều đội quân của Pháp nhằm biên giới cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội quân của Pháp định thống nhất hành động với quân giải phóng Việt Nam chống Nhật. Ở Bắc Cạn họ đã cùng ta tổ chức “Uỷ ban Pháp – Việt chống Nhật”. Nhưng không bao lâu học cũng bỏ chạy sang Trung Quốc. Có thể quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhất của nhân dân ta (Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam.)
  8. - Từ ngữ: + Thực dân Pháp: cách gọi kẻ thù trước khi quân Nhật đảo chính. + Một vài đội quân của Pháp họ: khi người Pháp tỏ ý hợp tác với Việt Nam chống Nhật. + Quân Pháp ở Đông Dương: chỉ quân đội nói chung, không phân biệt một số lực lượng có thiện chí. - Câu văn: + Chặt chẽ trong trật tự câu: 1: thời gian; 2: địa điểm; 3: sự kiện. + Chặt chẽ trong đoạn văn: liệt kê sự kiện theo trật tự thời gian, theo trật tự quy nạp
  9. II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN 1. Các phương tiện diễn đạt a. Về từ ngữ - Sử dụng ngôn ngữ thông thường - Sử dụng các từ ngữ chính trị Giúp cho tác giả bày tỏ quan điểm chính trị - Nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luận, được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị, trở thành lớp từ thông dụng.
  10. II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN 1. Các phương tiện diễn đạt b. Về ngữ pháp Câu văn trong văn bản chính luận thường là câu có kết cấu chuẩn mực gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận. Có những từ ngữ liên kết : Do vậy, bởi thế, cho nên, tuy nhưng để phục vụ cho lập luận chặt chẽ hơn.
  11. II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN 1. Các phương tiện diễn đạt c. Về biện pháp tu từ “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu” (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập) • Ẩn dụ, liên tưởng • Sinh động, hấp dẫn • Nhấn mạnh, vạch trần tội ác của thực dân Pháp
  12. “Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. Sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu ” (Việt Nam đi tới, theo báo Quân đội nhân dân, số Tết 2004) • Nhân hóa, điệp ngữ, liệt kê • Câu văn trùng điệp • Nhịp điệu vui tươi, hối hả, rộn ràng
  13. II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN 1. Các phương tiện diễn đạt c. Về biện pháp tu từ Ngôn ngữ chính luận sử dụng khá nhiều các biện pháp tu từ. Tuy vậy, việc dùng các biện pháp tu từ chỉ giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn, vì đích đến của văn bản chính luận là thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận.
  14. II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN Ở dạng nói (khẩu ngữ) Ngôn ngữ chính luận cần chú trọng đến cách phát âm,người nói phải diễn đạt sao cho khúc triết, rõ ràng,mạch lạc. Đặc biệt chú ý đến ngữ điệu, giọng điệu, cách ngắt nghỉ, nhấn mạnh để thu hút và thuyết phục người nghe
  15. II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận HOẠT ĐỘNG NHÓM
  16. HOẠT ĐỘNG NHÓM Nhóm 1 : Phân tích tính công khai về quan điểm chính trị? Cho ví dụ. Nhóm 2 : Phân tích tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận? Cho ví dụ. Nhóm 3 : Phân tích tính truyền cảm và thuyết phục? Cho ví dụ.
  17. II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận a. Tính công khai về quan điểm chính trị • Cách thể hiện quan điểm, lập trường chính trị của tác giả công khai, dứt khoát, rõ ràng. • Ngôn từ chính luận phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (nói) một cách công khai, dứt khoát. • Không che giấu, úp mở. Tránh từ ngữ mơ hồ, gây hiểu lầm VD: tuyên ngôn độc lập; lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM
  18. II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận Phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Cách diễn đạt có giá trị lập luận, thiên về khẳng định. Hệ thống luận điểm chặt chẽ, từng ý từng câu, từng đoạn được phối hợp với nhau hài hòa, mạch lạc.
  19. II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận c. Tính truyền cảm, thuyết phục • Diễn đạt rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lôi cuốn • Giọng điệu : hùng hồn, tha thiết, tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần căm thù giặc ngoại xâm. • Ngôn ngữ chính luận phải thuyết phục, sức hấp dẫn, lôi cuốn • Văn bản chính luận phải có giọng văn tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.
  20. * Tóm lại: Các đặc trưng của phong cách chính luận thể hiện tính chất trung gian giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ khoa học. Phong cách ngôn ngữ chính luận có ảnh hưởng đến các phong cách ngôn ngữ khác và góp phần vào sự phát triển của tiếng việt
  21. II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận Tính công khai về quan điểm chính trị Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận Tính truyền cảm thuyết phục
  22. III. LUYỆN TẬP Bài tập 1/ SGK / trang 108 Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau và nêu tác dụng của nó ? “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.” (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến) • Điệp ngữ, Liệt kê • Giọng điệu dứt khoát và mạnh mẽ, hùng hồn
  23. IV. VẬN DỤNG *Đọc đoạn trích “Tuyên ngôn độc lập” và cho biết đặc điểm chung và cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản ?
  24. *Đặc điểm chung: - Tính công khai về quan điểm: + Tuyên bố với thế giới về nền độc lập và tự do của việt nam, xóa bỏ mọi sự ràng buộc với Pháp. - Tính chặt chẽ trong diễn đạt, lập luận: + Tổng kết tình hình trong nước bằng câu văn ngắn gọn, súc tích. + Tranh thủ các nước đồng minh công nhận nền độc lập. + Khẳng định quyền tự do, độc lập của Việt Nam một cách mạnh mẽ. - Tính truyền cảm, thuyết phục: + Giọng văn hùng hồn, đanh thép, có sức thuyết phục mạnh mẽ. + Trích dẫn bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ và Pháp về sự độc lập dân quyền.
  25. *Phương tiện diễn đạt: - Về từ ngữ: + Từ ngữ chính trị: độc lập,bình đẳng, tự do, phát xít, thực dân,kháng chiến, dân chủ, chủ nghĩa xã hội - Về ngữ pháp: + Câu văn kết cấu chuẩn mực, loogic, thành một mạch suy luận. + Từ nối: Do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ đó, tuy nhưng - Biện pháp nghệ thuật: điệp từ, điệp ngữ được vận dụng linh hoạt,có hiệu quả. - Bố cục trình bày : luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng.
  26. V. MỞ RỘNG Câu 1: Từ ngữ của phong cách NNCL có đặc điểm? aa. Là ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị; ngôn ngữ giản dị, chính xác, có khả năng diễn đạt dễ hiểu những khái niệm phức tạp. b.Là từ ngữ có cấu tạo đặc biệt, có chức năng biểu cảm rõ nét. c.Là từ ngữ có tính chính xác cao, không có từ ngữ mang tính chất hình ảnh, không dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ, tiếng lóng d.Là từ ngữ đa phong cách, trung hoà về màu sắc, cảm xúc, chủ yếu được dùng trong ý nghĩa khái quát
  27. Câu 2: nối cột A và B để thấy đặc trưng của Câu 2: nối cột A và B để thấy đặc trưng của PCNNCL ở mỗi phương diện?PCNNCL ở mỗi phương diện? A B 1.Tính công khai về a.Thể hiện quan điểm chính trị một quan điểm chính trị cách công khai, dứt khoát. Tránh dùng từ ngữ mơ hồ, câu có nhiều ý. 2.Tính chặt chẽ trong b.Giọng văn, giọng nói bộc lộ sự diễn đạt và suy luận nhiệt tình, tất cả tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc(nghe). 3.Tính truyền cảm c.Luận điểm chặt chẽ, từng câu, ý, và thuyết phục đoạn được phối hợp một cách hài hoà.
  28. VI. DẶN DÒVI. DẶN DÒ Bài tập 3/ SGK / trang 108 Viết một đoạn văn để chứng minh nhận định sau : Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn nhau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên. Soạn bài : “Một số thể loại văn học : Kịch, nghị luận”
  29. CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE !