Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Rèn kĩ năng làm câu nghị Luận văn học - Bùi Thị Phương Thảo

ppt 18 trang thuongnguyen 8251
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Rèn kĩ năng làm câu nghị Luận văn học - Bùi Thị Phương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_ren_ki_nang_lam_cau_nghi_luan_van_h.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Rèn kĩ năng làm câu nghị Luận văn học - Bùi Thị Phương Thảo

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HOÀ BÌNH RÈN KĨ NĂNG LÀM CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DẠNG ĐỀ: LIÊN HỆ Người thực hiện : BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO Hòa Bình 2018
  2. Ví dụ 1: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân). Từ đó, liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân) để nhận xét quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp của con người. (Đề minh họa năm 2018 của Bộ Giáo dục) Ví dụ 2: Phân tích tấn bi kịch của Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – Lưu Quang Vũ. Từ đó, liên hệ với bi kịch của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật về con người mà hai nhà văn gửi gắm qua tác phẩm. Ví dụ 3: Phân tích vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó, liên hệ đến khổ thơ thứ 2 trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để làm rõ vẻ đẹp của cái tôi trữ tình của 2 nghệ sĩ.
  3. Ví dụ 4:“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”. (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008, tr.30) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhận vật Tràng trong đoạn trích trên. Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí Phèo, Nam Cao) để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
  4. I. Khái quát chung NGHỊ LUẬN VỀ ĐỐI TƯỢNG 1. TỪ ĐÓ LIÊN HỆ VỚI ĐỐI TƯỢNG 2 ĐỂ LÀM SÁNG TỎ VẤN ĐỀ A TÌM HIỂU ĐỀ LẬP DÀN Ý
  5. I. Khái quát chung 1. Tìm hiểu đề
  6. I. Khái quát chung 1. Tìm hiểu đề -Xác định vấn đề nghị luận: + Yêu cầu cơ bản: Nghị luận về đối tượng 1. + Yêu cầu nâng cao: Liên hệ và làm rõ vấn đề nghị luận. - Phạm vi kiến thức: Giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, chủ đề, phong cách nghệ thuật, - Thao tác lập luận chính: Phân tích, so sánh, bình luận.
  7. I. Khái quát chung 1. Tìm hiểu đề 2. Lập dàn ý - Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. -Thân bài: + Nghị luận về đối tượng 1. + Liên hệ với đối tượng 2. + Nhận xét đánh giá về vấn đề nghị luận A. - Kết bài: Khái quát chung.
  8. II. Luyện tập
  9. Đề bài:“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”. (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008, tr.30) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhận vật Tràng trong đoạn trích trên. Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí Phèo, Nam Cao) để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
  10. Bước 2: Lập dàn ý 1.Mở bài (0,25 điểm) - Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn “Vợ nhặt” - Nêu vấn đề cần nghị luận: + Tâm trạng nhân vật Tràng trong đoạn trích. + Liên hệ với tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở và tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
  11. Bước 2: Lập dàn ý 2. Thân bài ( 4,0 điểm) 2.1. Cảm nhận về tâm trạng nhân vật Tràng trong đoạn trích (2,5đ) * Khái quát, dẫn dắt đến vị trí đoạn trích. * Tâm trạng nhân vật Tràng trong đoạn trích. - Sung sướng, hạnh phúc, hãnh diện. + Thức dậy với cảm giác “êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. + Nhận thấy xung quanh mình “có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ”. - Trong lòng dậy lên tình cảm yêu thương, gắn bó với gia đình. - Ý thức rõ bổn phận, trách nhiệm của người chồng, người cha, người làm chủ gia đình; thể hiện niềm hi vọng ở tương lai. - Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Tạo tình huống truyện độc đáo. + Nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ giản dị. + Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
  12. Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng lâu. Mặt trời chắc đã cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. Chưa bao giờ ChíPhèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say. Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy. Hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi là buồn! . Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.
  13. Bước 2: Lập dàn ý 2. Thân bài 2.2. Liên hệ tâm trạng Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở và bình luận về tư tưởng nhân đạo của 2 tác giả (1,5đ) * Giải thích khái niệm tư tưởng nhân đạo: -Tình cảm yêu thương con người - con người, khẳng định quyền sống, quyền hạnh phúc; cảm thông, phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của con người. * Liên hệ tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở: - Khái quát ngắn gọn, dẫn dắt đến vị trí đoạn trích. - Khái quát diễn biến tâm trạng Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở + Chí Phèo tỉnh rượu, tỉnh ngộ. + Nhận thức không gian sống, lắng nghe âm thanh cuộc sống. + Nhận thức, nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại, tương lai => Thức tỉnh, bắt đầu hồi sinh, khao khát trở về làm người lương thiện.
  14. Bước 2: Lập dàn ý 2. Thân bài 2.2. Liên hệ tâm trạng Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở và bình luận về tư tưởng nhân đạo của 2 tác giả. *Bình luận về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn: - “Chí Phèo”: Nam Cao cảm thương trước bi kịch con người, tin tưởng vào sự thức tỉnh lương tâm, bản chất tốt đẹp của con người, khát khao lương thiện. - “ Vợ nhặt”: Kim Lân phát hiện sự thay đổi, trưởng thành trong tình cảm, nhận thức và hành động của Tràng => trân trọng, ca ngợi khát khao hạnh phúc gia đình. - Nhận xét, đánh giá: + Có vai trò quan trọng thể hiện số phận, tính cách 2 nhân vật. + Tư tưởng nhân đạo: khám phá sức sống, khát vọng hạnh phúc. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người. + Đó là tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc; hướng người đọc đến tình cảm yêu thương, tin tưởng vào con người.
  15. MỘT SỐ GỢI Ý KHI LIÊN HỆ VÀ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT 1 2 3 Nhận xét: Giải thích Vấn đề đó - Có vai trò quan trọng ra vấn đề được biểu sao? nghị luận. hiện ở đối - Góp phần thể hiện giá trị (Là gì?) tượng 1 và nào của tác phẩm? 2 như thế - Cho thấy tài năng, tình nào? cảm, thái độ gì của nhà văn? 3. Kết luận: Khái quát về nội dung nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật Tràng qua đoạn trích. Cảm nghĩ của bản thân về tư tưởng nhân đạo của 2 nhà văn.
  16. PHÂN BIỆT DÀN BÀI DÀN BÀI DẠNG SO SÁNH DẠNG LIÊN HỆ Mở bài: Mở bài: Giới thiệu khái quát 2 Giới thiệu khái quát tác giả, 2 tác phẩm và tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. vấn đề nghị luận. Thân bài: Thân bài: - Làm rõ đối tượng 1 - Nghị luận về vấn - Làm rõ đối tượng 2 đề trong tác phẩm - Đưa ra nhận xét: văn học lớp 12. + Giống nhau - Liên hệ với vấn đề + Khác nhau trong tác phẩm văn - Lý giải nguyên nhân học lớp 11. của sự giống và khác - Đưa ra nhận xét về nhau đó một vấn đề nào đó Kết bài: mà đề bài yêu cầu. Đánh giá chung. Kết bài: Đánh giá chung.