Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết 64+65: Đọc văn văn bản: Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết 64+65: Đọc văn văn bản: Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_12_tiet_6465_doc_van_rung_xa_nu_nguyen.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết 64+65: Đọc văn văn bản: Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành)
- MÔN: NGỮ VĂN 12
- Những hình ảnh trên gợi nhớ về vùng quê nào trên đất nước ta ?
- a) Cuộc đời: Tên khai sinh: Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê: Thăng Bình, Quảng Nam.
- * Là nhà văn quân đội, có duyên, gắn bó và viết hay nhất về mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ: - Năm 1950: Nhập ngũ, chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên (1950 - 1954), làm phóng viên báo Quân đội nhân dân, sáng tác văn học với bút danh Nguyên Ngọc. - Năm 1954: tập kết ra Bắc. - Năm 1962: Tình nguyện trở về chiến trường miền Nam, hoạt động chủ yếu ở Quảng Nam và Tây Nguyên; viết văn với bút danh Nguyễn Trung Thành. - Sau năm 1975: có nhiều hoạt động thúc đẩy công cuộc đổi mới nước nhà.
- b) Sự nghiệp: - Tiểu thuyết Đất nước đứng lên (1955) - Rẻo cao (1961) - Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969) - Đất Quảng ( 1971-1974)
- c) Đặc điểm phong cách nghệ thuật: - Tác phẩm đề cập đến những vấn đề hệ trọng của dân tộc với cái nhìn lịch sử và quan điểm cộng đồng. - Nhân vật chính là những con người anh hùng kết tinh phẩm chất của dân tộc. - Giọng điệu: giọng sử thi trang trọng, say mê, ngợi ca.
- a)Xuất xứ: Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.
- b) Hoàn cảnh sáng tác * Bối cảnh lịch sử: - Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm cả nước đang sôi sục đánh Mĩ, được hoàn thành ở khu căn cứ chiến trường miền Trung Trung Bộ. - Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì Đồng Khởi trước 1960, nhưng chủ đề tư tưởng tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra đời.
- * Về con người Tây Nguyên anh hùng trong đời thực, trong cuộc chiến đấu của dân tộc: - Nhân vật trong tác phẩm có nguyên mẫu từ cuộc đời thực: Cụ Mết: Tnú - anh Đề: Dít: già làng, người người làng Xê- cô gái người lãnh đạo làng đăng, cùng 10 trai Dẻ, tác giả gặp kháng chiến làng dùng dao rựa trong một Xốp Dùi, Bắc tiêu diệt 1 tiểu đội Đại hội thi đua Kon Tum. lính Diệm * Tháng 5/ 1962, Nguyễn Trung Thành hành quân cùng Nguyễn Thi từ miền Bắc vào Nam. Điểm chia tay để mỗi người về chiến trường của mình là khu rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên Huế - một khu rừng xà nu tít tắp tận chân trời “Tôi yêu say mê cây xà nu từ đó”
- c) Thể loại: Truyện ngắn d) Bố cục: P1. Từ đầu→tới chân trời: rừng xà nu bạt ngàn trong “tầm đại bác”, che chở cho dân làng Xô Man. 3 phần P2. Tiếp theo →khắp rừng: Tnú về thăm làng, cụ Mết kể về Tnú và cái đêm khởi nghĩa. P3. Còn lại: cụ Mết và Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị, giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn.
- - Rừng xà nu- hình tượng mở đầu và kết thúc. - Tnú nghỉ phép về thăm làng. - Cụ Mết kể cho dân làng nghe về cuộc đời Tnú và lịch sử làng Xô Man từ những năm đau thương đến đồng khởi nổi dậy.
- e) Tóm tắt • Hình ảnh rừng xà nu đau thương và bất diệt • BUỔI CHIỀU Tnú được về thăm làng sau 3 năm đi lực lượng Giải phóng quân(Tác giả kể) Cụ Mết kể cho dân làng nghe về cuộc đời Tnú và cuộc ĐÊM đồng khởi của dân làng Xô man: HỌP + Tnú làm liên lạc cho anh Quyết LÀNG + Tnú bị bắt, bị tù ba năm rồi vượt ngục trở về làng TẠI chuẩn bị kháng chiến. NHÀ + Tnú lấy Mai. Mai và con bị giặc tra tấn đến chết- Tnú CỤ xông ra cứu vợ con và bị giặc bắt, bị đốt cháy mười MẾT đầu ngón tay- Cụ Mết chỉ huy dân làng giết giặc, cứu Tnú. + Tnú tham gia Giải phóng quân SÁNG HÔM SAU: Tnú trở lại đơn vị. Cụ Mết, Dít tiễn anh. Những đồi xà nu nối tiếp chạy đến tận chân trời ( Tác giả kể)
- Đặc điểm sinh thái Xà nu: tên gọi khác của thông ba lá - Loại cây thân gỗ, họ thông, mọc thành rừng ở Tây Nguyên. - Cây xà nu có dáng mọc thẳng, tán lá vươn cao, thân cây vạm vỡ, có sức sống mãnh liệt. ➔“ loại cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, cây cao vút, vạm vỡ, ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi” ( Nguyên Ngọc- Về một truyện ngắn- Rừng xà nu ) Hình ảnh cây xà nu
- a) Vị trí của cây xà nu- rừng xà nu trong tác phẩm - Nhan đề truyện - Mở đầu: “ những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời” - Thân truyện: hương, nhựa, lửa, khói xà nu, - Kết thúc truyện: “ những rừng xà nu nối tiếp chạy tới chân trời” - Nghệ thuật : Thủ pháp trùng điệp, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, không khí sử thi. -> Giữ vị trí trọng yếu của tác phẩm, là điểm nhấn tạo nên sự âm vang, gây ấn tượng mạnh mẽ.
- b) Ý nghĩa hình tượng rừng xà nu * Nghĩa thực: - Hiện hữu trong đời sống sinh hoạt của người dân làng Xô Man: Lửa, khói, hương, nhựa, dầu, bóng xà nu - Tham gia vào các sự kiện trọng đại của buôn làng: Đống lửa xà nu cháy trong đêm Tnú bị giặc cuốn giẻ tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay; lửa trên ngọn đuốc cụ Mết dẫn thanh niên đi lấy vũ khí tiêu diệt mười tên giặc; lửa cháy trong đêm đón Tnú đi lực lượng về - Đi vào trong suy nghĩ, tiềm thức người dân: Cụ Mết nói “không gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”; Tnú liên tưởng “ ngực cụ Mết căng như một cây xà nu lớn” - Gắn bó với nhân vật Tnú: xông bảng nứa học chữ; Mai đón Tnú trong không gian bạt ngàn của rừng xà nu; đón và chia tay Tnú khi đi Cách mạng đều là cánh rừng xà nu -> Cây xà nu- rừng xà nu trở thành hình tượng đẹp xuyên suốt tác phẩm, đi sâu vào cuộc sống người dân các buôn làng Tây Nguyên cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, tình cảm.
- THẢO LUẬN NHÓM (2 phút) (Làm vào phiếu học tập) • Nhóm 1, 3: Tìm những hình ảnh, từ ngữ, câu văn nói lên sự đau thương của rừng xà nu? Qua đó thể hiện nỗi đau nào của người dân làng Xô Man? • Nhóm 2; 4: Tìm những hình ảnh, từ ngữ, câu văn nói lên sức sống bất diệt của rừng xà nu? Thể hiện cho phẩm chất nào của người dân làng Xô Man?
- * Nghĩa biểu tượng: - Đau thương, mất mát: + “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc” →tư thế đối địch giữa sự sống và cái chết, sinh tồn và hủy diệt bối cảnh lịch sử của cả dân tộc. + Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu. + Hàng vạn cây không cây nào không bị thương + Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, nhựa ứa ra, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn + Có những cây con mới lớn bị đại bác chặt đứt làm đôi, vết thương cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì chết Làng Xô Man đẫm máu và nước mắt + Bao người bị bắt, bị giết hại dã man: anh Xút bị treo cổ, bà Nhan, mẹ con Mai bị đánh chết, Tnú bị bắt, bị tra tấn đốt mười đầu ngón tay- > Tố cáo tội ác của kẻ thù.
- + Nghệ thuật: Lối quan sát, miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, phép tu từ nhân hóa, so sánh. → Gợi tả sinh động nỗi đau của rừng xà nu trong sự chiếu ứng với sự đau thương của dân làng Xô Man dưới sự tàn phá, hủy diệt dã man của kẻ thù.
- * Nghĩa biểu tượng: - Đau thương, mất mát - Sức sống bất diệt: + Là loài cây sinh sôi nảy nở rất khỏe, đạn đại bác không giết nổi chúng, chúng ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho dân làng. + Cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên như Tnú lớn lên thay anh Quyết, Dít thay Mai, bé Heng + Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng. + Nghệ thuật: Nhân hóa, động từ mạnh, diễn đạt đối lập →Khát khao tự do với sức sống bền bỉ, mãnh liệt, bất khuất của dân làng Xô Man, của đồng bào Tây Nguyên và của toàn dân tộc ta.
- * Nghĩa biểu tượng: - Đau thương, mất mát - Sức sống bất diệt - Niềm tin vào Đảng, vào Cách mạng: + Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. + Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn. -> Khẳng định nhấn mạnh duy nhất để giành độc lập đó là phải hành động, phải làm vũ trang, dùng bạo lực Cách mạng chống lại bạo lực phản Cách mạng. => Là tư tưởng cơ bản tác giả gửi gắm qua những hình tượng của tác phẩm.
- → Rừng xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất, tinh thần cao đẹp của người Xô Man: Rừng xà nu Người dân Xô- man - Chịu đau thương, mất mát - Bị giết hại ( Anh Xút, bà Nhan; mẹ con Mai ) hoặc phải mang thương tật suốt đời (Tnú) - Ham ánh sáng và khí trời - Tha thiết yêu tự do yêu cách mạng - Có sức sống mãnh liệt - Các thế hệ người Xô Man kế tiếp nhau đứng dậy chiến đấu giành lấy sự sống, tự do. - Niềm tin theo Đảng: Đảng còn, núi nước này còn.
- BÀI TẬP CỦNG CỐ “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốnTừnămcảmcâynhậncon khác mọc Chỉ ra phương Bài học liên hệ: lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũisứctênsốnglaomãnhthẳng bầu trời. Phương thứcthứcbiểu đạt - Sống có hoài bão Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặtliệt trờicủa đếnxà nu,thế . Nó phóng miêucủatả đoạn văn? - Nâng cao ý thức nêu bài học liên lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắngbảo, thứvệánhvẻ nắngđẹp củatrong rừng hệ cho tuổi trẻ rọi từ trên cao xuống từng luồngthiênlớn thẳngnhiêntắpđất, nướclóng.lánh vô hiện nay? số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra- thơmLên ánmỡhànhmàngđộng” hủy diệt môi trường. Cảm nhận: -Thể hiện sức sống mãnh liệt của cây, biểu tượng cho vẻ Nêu cảmđẹpnhậnkiên vềcườngchi tiếtquật“cạnhkhởimộtcủa con cây xàngườinu mới. ngã gục đã có bốn năm cây con- Nghệbầuthuậttrời”?: tương phản
- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ - Bài học cần nhớ được: + Cốt truyện và cách tổ chức bố cục tác phẩm. + Ý nghĩa, hình tượng Rừng xà nu. - Học bài cũ, tìm đọc trọn vẹn tác phẩm. - Soạn tác phẩm : Rừng xà nu –Nguyễn Trung Thành theo hệ thống câu hỏi phần hướng dẫn học bài tiết 2.