Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết 84: Làm văn: Diễn đạt trong văn nghị luận - Đặng Thị Nguyệt

pptx 20 trang thuongnguyen 6331
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết 84: Làm văn: Diễn đạt trong văn nghị luận - Đặng Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_12_tiet_84_lam_van_dien_dat_trong_van.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết 84: Làm văn: Diễn đạt trong văn nghị luận - Đặng Thị Nguyệt

  1. Làm văn Tiết: 84 TRƯỜNG THPT THẠNH ĐÔNG GV: ĐẶNG THỊ NGUYỆT
  2. Đọc đoạn văn sau và nhận xét về những từ ngữ được dùng để nói về các nhân vật Các nhân vật trong Rừng xà nu đều là những con người phi thường, hiếm có: cụ Mết, già làng lẫm liệt oai phong như các nhân vật trong Đăm Săn, Xinh Nhã thuở nào; cô Dít vừa cương nghị vừa dịu dàng, trẻ tuổi nhưng là linh hồn của làng Xô Man chống Mĩ; anh Tnú, dữ dằn quyết liệt nhưng kiên cường bất khuất trước kẻ thù và một mực trung thành với cách mạng – những con người đó tiêu biểu cho nhiều thế hệ nối tiếp nhau chống Mĩ giống như cây xà nu cứ mọc lên dưới bom đạn của kẻ thù tạo nên một màu xanh bất tận cho Rừng xà nu.
  3. I. Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận 1. Tìm hiểu ví dụ 1/136
  4. THẢO LUẬN NHÓM (5-7 phút) - Nhóm 3: Làm ví dụ 3 - Nhóm 2: Làm ý 1: Chỉ ra những từ - Nhóm 1: Làm ví dụ 1 câu b và ngữ không phù hợp và Ví dụ 1 câu a ví dụ 2 câu b thay thế bằng các từ trang136-137; trang 137; Xem ngữ thích hợp trang Xem thêm Ví thêm ví dụ 2 câu 138. Xem thêm ví dụ 3 dụ 1 trang 138- a trang 139-140 trang 140-141. 139. - Nhóm 6: Làm ví - Nhóm 4: Làm ví - Nhóm 5: Làm ví dụ 3 trang 140- dụ 1 câu a,b trang dụ 1 câu c, và ví 141; Xem thêm ví 139-140; Xem dụ 2 câu a trang dụ 3/ 138. thêm Ví dụ 1 câu 140; Xem thêm ví a,b/136-137. dụ 2/ 137.
  5. I. Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn 1. Tìm hiểu ví dụ 1 nghị luận a. Cách dùng từ ngữ trong hai đoạn văn khác nhau: Đoạn 1 Đoạn 2 - Chúng ta hẳn ai cũng nghe - chúng ta không thể không nói về nhắc tới - trong lúc nhàn rỗi - trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ - Bác vốn chẳng thích làm - Thơ không phải là mục đích cao thơ nhất của - Vẻ đẹp lung linh - Những vần thơ vang lên của nhà tù. - Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong - Là những thi phẩm tiêu biểu các bài thơ cho tinh thần đó.
  6. I. Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận 1. Tìm hiểu ví dụ 1 a. Những ưu điểm, nhược điểm: Đoạn 2: Cách diễn đạt chính xác, Đoạn 1: Dùng từ hấp dẫn hơn: thiếu chính xác: - Dùng nhiều từ thay thế cho danh từ Hồ Chí Minh (Bác, Người, Nhàn rỗi, bọn, vẻ Người chiến sĩ cách mạng, ) đẹp lung linh, - Trích thơ minh hoạ phù hợp. - Ngôn ngữ lập luận trong sáng, có cảm xúc.
  7. 1. Tìm hiểu ví dụ 1 b. Những từ ngữ không phù hợp với đối tượng nghị luận: Nhàn rỗi, bọn, vẻ đẹp lung linh, hẳn ai cũng nghe nói, khổ sở - nhàn rỗi > thanh nhàn bất đắc dĩ. Sửa: - bỏ chữ “bọn” vì nghe thiếu văn hoá. - vẻ đẹp lung linh > vẻ đẹp bình dị. - hẳn ai cũng nghe nói -> không thể không biết đến. - Khổ sở -> khó khăn.
  8. 2. Tìm hiểu ví dụ 2 b) Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ đó rất phù hợp với đối tượng nghị luận. Vì các từ ngữ ấy giàu tính biểu cảm, thể hiện được sự đồng điệu giữa hai tâm hồn Huy Cận và Xuân Diệu.
  9. 3. Tìm hiểu ngữ liệu 3 Những từ ngữ không phù Những từ ngữ có thể hợp thay thế - kịch tác gia vĩ đại → nhà viết kịch nổi tiếng, - kiệt tác → tác phẩm lớn. - người ta ai mà chẳng → con người - cũng chẳng là gì → đến đâu. - Anh chàng → nhân vật - Anh ta → ông. - tên hàng thịt → anh hàng thịt. - Anh ta → nhân vật - phát bệnh → khốn đốn, dằn vặt
  10. Lưu quang Vũ là một nhà viết kịch nổi tiếng. Vở kịch Hồn Trương ba, da hàng thịt xứng đáng là một tác phẩm lớn trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: Sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình sống và hướng tới sự hoàn thiện. Thực ra, con người ai chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thân xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ đến đâu cũng trở nên vô nghĩa khi không có thân xác. Nhân vật Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng vậy. Ông không thể sống chỉ bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác anh hàng thịt. Chẳng qua đó chỉ là một cái xác “âm u đui mù” nếu không có linh hồn của Trương Ba. Nhưng nó cũng chẳng để cho hồn Trương Ba được yên mà lại còn làm anh ta khốn đốn vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó.
  11. Những yêu cầu cơ bản của việc dùng từ ngữ trong văn nghị luận. - Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì. - Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ từ vựng (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh ) và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
  12. II. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận 1. Tìm hiểu ngữ liệu 1 a. So sánh cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong hai đoạn văn: - Đoạn 1: chủ yếu sử dụng một kiểu câu đó là câu trần thuật. => Đơn điệu, nhàm chán. - Đoạn 2: sử dụng kết hợp các kiểu câu đơn, câu ghép, câu ngắn, câu dài, câu hỏi tu từ, câu cảm thán => Rất sinh động, gợi cho người đọc nhiều cảm xúc.
  13. 1.b. Việc sử dụng và kết hợp các kiểu câu khác nhau trong một đoạn văn nghị luận sẽ khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, lập luận chặt chẽ, có sự hài hoà giữa lí lẽ và cảm xúc, đồng thời tạo cho đoạn văn có nhạc điệu. 1.C. Đoạn văn (2) sử dụng phép tu từ cú pháp: phép lặp cú pháp (Cái chết ) → Tác dụng: Diễn tả nỗi ân hận, day dứt, mặc cảm tội lỗi như xoáy sâu vào lòng nhân vật Trọng Thủy. Từ đó những câu văn trên thể hiện thành công đề tài của bài văn, cảm xúc của người viết.
  14. 2. Tìm hiểu ngữ liệu 2 a. Trong đoạn văn này, người viết chủ yếu sử dụng kiểu câu kể của Tiếng Việt. => Truyền đạt nội dung thông báo mang tính tự sự, tản mạn để cung cấp thêm cho người đọc những tri thức rộng về đối tượng nghị luận.
  15. 3. Những nhược điểm và cách khắc phục - Đoạn văn (1) - Đoạn văn (2) Thành phần vị ngữ quá Sử dụng và kết hợp dài, sử dụng và kết hợp các các câu có cùng một câu có cùng một chủ ngữ kết cấu “Qua ” khiến “Kho tàng văn học dân cho việc diễn đạt thiếu linh hoạt. Có cảm giác gian ” hoặc “văn học dân lặp ý, rườm rà. gian ” khiến cho người đọc có cảm giác trùng lặp, nhàm Nên chuyển qua chán. thành phần vị ngữ để nội dung diễn đạt rõ => Nên tách thành nhiều ràng, mạch lạc. câu đơn.
  16. Những yêu cầu cơ bản của việc sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận - Kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc. - Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc.
  17. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Từ ngữ được sử dụng trong văn nghị luận là từ ngữ: A • Được lựa chọn chính xác, độc đáo, tránh sáo rỗng, rườm rà và hợp với vấn đề nghị luận. B • Từ ngữ phải thể hiện sự châm biếm, hài hước. C • Từ ngữ phải cô đọng lột tả được thần thái, bản chất của vấn đề.
  18. Câu 2: Việc kết hợp sử dụng nhiều kiểu câu trong văn nghị luận có tác dụng gì? A • Tạo nên giọng điệu linh hoạt, tránh sáo rỗng, cầu kì. B • Khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, lập luận chặt chẽ, có sự hài hoà giữa lí lẽ và cảm xúc, đồng thời tạo cho đoạn văn có nhạc điệu. C • Để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh thái độ, cảm xúc của người viết.
  19. Câu 3: Việc sử dụng các phép tu từ cú pháp trong văn nghị luận có tác dụng gì ? A • Tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc của người viết. B • Khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, lập luận chặt chẽ. C • Biểu cảm, gợi hình tượng.