Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 10: Đọc văn: Đất nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

ppt 28 trang thuongnguyen 11272
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 10: Đọc văn: Đất nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_tuan_10_doc_van_dat_nuoc_trich_truo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 10: Đọc văn: Đất nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

  1. TrÝch ( Trường ca “ Mặt đường khát vọng”)
  2. I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả - Sinh 1943, thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Sinh trong gia đình trí thức, có truyền thống yêu nước, cách mạng. - Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư, cảm xúc dồn nén. * Tác phẩm: (SGK).
  3. •Tác phẩm chính: - Đất ngoại ô (Tập thơ, 1972) - Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974) - Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986) - Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990) - Cõi lặng (thơ, 2007)
  4. I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả 2.Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: - Năm 1971, ở chiến khu Trị - Thiên, in lần đầu năm 1974. b. Nội dung: Viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm ở miền Nam trước 1975. - Nhận thức rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ. - Hướng về nhân dân, đất nước. - Ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc đấu tranh của toàn dân tộc.
  5. 3. Đoạn trích a. Vị trí: Là phần đầu của chương V. b. Bố cục: 2 phần - Phần 1: Từ đầu .muôn đời: Những cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển đất nước và ý thức trách nhiệm đối với đất nước. - Phần 2: Còn lại: Tư tưởng đất nước là của nhân dân.
  6. ĐẤT NƯỚC a) Cội nguồn Đất Nước: (ĐN có từ bao giờ?) -Nguyễn Khoa Điềm- Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
  7. ĐẤT NƯỚC a) Cội nguồn Đất Nước: (ĐN có từ bao giờ?) -Nguyễn Khoa Điềm- Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
  8. Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
  9. ĐẤT NƯỚC a) Cội nguồn Đất Nước: (ĐN có từ bao giờ?) -Nguyễn Khoa Điềm- Tóc mẹ thì bới sau đầu
  10. ĐẤT NƯỚC a)Cội nguồn Đất Nước: (ĐN có từ bao giờ?) -Nguyễn Khoa Điềm- Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
  11. ĐẤT NƯỚC a)Cội nguồn Đất Nước: (ĐN có từ bao giờ?) -Nguyễn Khoa Điềm- Cái kèo, cái cột thành tên
  12. ĐẤT NƯỚC a) Cội nguồn Đất Nước: (ĐN có từ bao giờ?) -Nguyễn Khoa Điềm- Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
  13. ĐẤT NƯỚC *Đất Nước được cảm nhận qua không gian – địa lý: -Nguyễn Khoa Điềm- Đất nơi anh đến trường; Nước là nơi em tắm
  14. ĐẤT NƯỚC *ĐN được cảm nhận qua chiều rộng của không gian: -Nguyễn Khoa Điềm-
  15. Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi“
  16. Đất nơi chim về Nước nơi rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta .
  17. Từ quá khứ (Những ai đã khuất), hiện tại (Những ai bây giờ), đến các thế hệ tương lai (Dặn dò con cháu chuyện mai sau)
  18. Hằng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
  19. - Về phương diện thời gian lịch sử: + Đất Nước gắn liền với huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết các vua Hùng dựng nước
  20. “Trong anh và em hôm nay, Đều có một phần Đất Nước”
  21. “Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm. Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn to lớn.
  22. Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng
  23. - Lời nhắn nhủ của tác giả: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình. Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời.
  24. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Đặc trưng phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm là: A. Lãng mạn, tài hoa, độc đáo. B. Giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, mang màu sắc chính luận. C. Đậm chất triết luận, mạch suy tưởng thường hướng đến những vẻ đẹp tinh thần của con người. D. Đậm đà tính dân tộc, mang màu sắc trữ tình chính trị.
  25. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 2. Câu thơ: “Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc" gợi nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, qua đó thể hiện nhận thức về: A. Sự dũng cảm của những con người Việt Nam trong lao động và chiến đấu. B. Tính cách gan dạ, kiên cường của con người Việt Nam. C. Tính cách anh hùng của con người Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước. D. Giáo dục truyền thống yêu nước của con người việt Nam .
  26. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 3. Hình ảnh “miếng trầu” trong câu thơ: "Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn" có ý nghĩa gì ? A. Là một nét đẹp văn hoá thời xưa. B. Là phong tục văn hoá gần gũi, quen thuộc của người Việt Nam. C. Là một nét văn hoá cổ truyền của dân tộc. D. Là phong tục văn hoá của người Việt Nam và là hiện thân của tâm hồn dân tộc.
  27. IV/ Bài tập vận dụng, nâng cao (về nhà) Viết đoạn văn Trình bày suy nghĩ của anh chị về trách nhiệm của giới trẻ trong cuộc sống ngày nay. V/ Dặn dò: - Học bài. - Soạn: Tư tưởng đất nước là của nhân dân và bài đọc thêm: Đất nước của Nguyễn Đình Thi.