Bài giảng Ngữ văn lớp 9 - Bài 01: Phong cách Hồ Chí Minh

ppt 16 trang minh70 5210
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 9 - Bài 01: Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_01_phong_cach_ho_chi_minh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 9 - Bài 01: Phong cách Hồ Chí Minh

  1. 10 Chào mừng quý thầy cô giáo về dự tiết học ! NGỮ VĂN 8
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Em hãy nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm ? - Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). - Dấu hai chấm dùng để: + Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; + Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). Câu 2: Giải thích công dụng dấu ngoặc đơn trong phần giới thiệu sau: Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1)
  3. 1. Ví dụ: (Sgk – Tr.141, 142) a) Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”. (Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế) b) Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn ! (Thúy Lan, Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử) c) Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) d) Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”, ra đời. (Ngữ văn 7, tập hai)
  4. a) Thánh Găng-đi có một phương châm:“Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”. (Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế) → Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (một câu nói của Găng-đi). b) Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn! (Thúy Lan, Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử) → Đánh dấu từ ngữ (dải lụa) được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ: dùng từ ngữ “dải lụa” để chỉ chiếc cầu.
  5. c) Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) Đánh dấu từ ngữ “văn minh”, “khai hoá” có hàm ý mỉa mai d) Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”, ra đời. (Ngữ văn 7, tập 2) Đánh dấu tên của các vở kịch được dẫn
  6. Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích: a) Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Nam Cao, Lão Hạc) => Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp.
  7. Chú ý: - Trong v¨n b¶n in, tªn t¸c phÈm, tËp san, tờ báo, cã thÓ in ®Ëm, in nghiªng hoÆc g¹ch ch©n. Nhưng trong v¨n b¶n viÕt tay cÇn dïng dÊu ngoÆc kÐp ®Ó ®¸nh dÊu là phổ biến. - Lêi dÉn trùc tiÕp ®ưîc ®Æt trong ngoÆc kÐp cÇn chÝnh x¸c c¶ vÒ tõ ng÷, dÊu c©u - Khi chuyÓn tõ dÉn trùc tiÕp sang dÉn gi¸n tiÕp, kh«ng dïng dÊu ngoÆc kÐp vµ cÇn thay ®æi ng«i nh©n xưng phï hîp víi v¨n c¶nh.
  8. Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau: c) Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) => Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp (dẫn lại lời của bà cô nói). e) Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn: Nghe càng đắm, ngắm càng say, Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình. Cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp! (Hoài Thanh, trong Tập nghị luận và phê bình văn học, tập I) => Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp. “Mặt sắt”, “ngây vì tình” được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du.
  9. Bài tập 2: Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong những đoạn trích sau và giải thích lí do. a. Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo : - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là “ cá tươi ” ? Nhà hàng nghe nói bỏ ngay chữ “ tươi ”đi. (Theo Treo biển) → Đặt dấu hai chấm sau “cười bảo” (đánh dấu (báo trước) lời đối thoại), dấu ngoặc kép ở “cá tươi” và “tươi” (đánh dấu từ ngữ được dẫn lại). :“C b. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”. (Theo Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi) → Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê” (đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp), dấu ngoặc kép ở phần còn lại (đánh dấu câu được trích dẫn trực tiếp).
  10. Bài tập 3: Vì sao hai câu sau có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau ? a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”. Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh. b) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Người chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp).
  11. Bài tập 5. Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một và giải thích công dụng của chúng. *Ví dụ: Văn bản Ôn dịch thuốc lá + Ngày trước, Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”. Dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp. + Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi ! Dấu hai chấm đánh dấu lời giải thích (gián tiếp). + Người ta cấm hút thuốc phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). => Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần giải thích, thuyết minh.
  12. Bài tập 4. Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu này trong đoạn văn đó.
  13. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ HỌC - Nắm chắc ghi nhớ; lấy được các ví dụ tương ứng với công dụng của dấu ngoặc kép và các dấu câu khác đã học. - Hoàn chỉnh tất cả các bài tập chưa làm ở lớp. - Thực hiện các yêu cầu ở nhà bài: “Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng”. Mỗi nhóm chuẩn bị luyện nói về một thứ đồ dùng (phích nước, bút bi, kính đeo mắt, xe đạp ) để giờ sau trình bày trên lớp.
  14. Hẹn gặp lại Quý thầy cô và các em! 15
  15. Bài tập 4. Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu này trong đoạn văn đó. (1) Các bạn đã từng nghe giai điệu bài hát: “Trở lại Huế thương, bài thơ khắc trong chiếc nón ”. (2) Có lẽ, chúng ta đều nhận ra hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam (nón Huế) quá đỗi thân quen và bình dị. (3) Cùng với tà áo dài tím, chiếc nón Huế mỏng manh với những bài thơ trữ tình, những hình ảnh danh lam thắng cảnh ẩn hiện trong vành nón đã trở thành vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế. (4) Nón bài thơ cùng với tà áo dài của thiếu nữ Huế đã đi vào thi ca, âm nhạc, và luôn làm say lòng du khách bốn phương. Công dụng: - Dấu hai chấm đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp. - Dấu ngoặc kép đánh dấu câu được dẫn trực tiếp. - Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần giải thích cụm từ “chiếc nón lá Việt Nam”.