Bài giảng Sinh học 9 - Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

pptx 15 trang minh70 6442
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học 9 - Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_9_bai_41_moi_truong_va_cac_nhan_to_sinh_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 9 - Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

  1. TIẾT 43 Nội dung bài học: I/ Môi trường sống của sinh vật. II/ Các nhân tố sinh thái của môi trường. III/ Giới hạn sinh thái.
  2. I/ Môi trường sống của sinh vật: Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. Môi trường là gì?
  3. I/ Môi trường sống của sinh vật: 2) Môi trường 2 Trên mặt đất- Không khí 4) Môi trường 4 4 sinh vật 4 1) Môi trường nước 1 3 4 3) Môi trường trong đất Hình 41.1: Các môi trường sống của sinh vật
  4. I/ Môi trường sống của sinh vật:  Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.  Có 4 loại môi trường chủ yếu: + Môi trường nước. + Môi trường trên mặt đất – không khí. + Môi trường trong đất. + Môi trường sinh vật. ? Căn cứ vào khái niệm môi trường sống và bảng 41.1 SGK 119. Hãy cho biết mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường thể hiện ở điểm nào?  Mỗi loài có một môi trường sống đặc trưng, sinh vật không thể sống tách khỏi môi trường.
  5. II/ Các nhân tố sinh thái của môi trường. - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. - Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: + Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình +Nhân tố hữu sinh:→Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật Nhân tố con người: tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng.
  6. Nghiên cứu SGK Thảo luận nhóm trả lời mục ▼ của phần II (tr.120) 1) Trong một ngày ( từ sáng tới tối), ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào? 2) Ở nước ta, độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau? 3) Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào? - Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian.
  7. - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.  Mỗi loài, cá thể đều có giới hạn sinh thái riêng đối với từng nhân tố sinh Hình 42.1. Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam thái. Sinh vật có giới Bài tập: Cá chép ở Việt Nam chết ở nhiệt độ dưới 2oC và trên hạn sinh thái rộng 44oC, phát triển thuận lợi nhất ở 28oC. So sánh với cá rô phi ở phân bố rộng, dễ Việt Nam thì loài nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng hơn? Loài nào có vùng phân bố rộng hơn? thích nghi
  8. Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
  9. I. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật .
  10. Cây lúa Cây lúa Cây lá lốt -Lá mọc nghiêng -Phiến lá hẹp, dài -Màu xanh nhạt Cây lá lốt -Lá mọc ngang, so le -Phiến lá rộng -Màu xanh sẫm
  11. I. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật - Ánh sáng ảnh hưởng đến sự biến đổi hình thái ( hình dạng, màu sắc) và hoạt động sinh lý (quang hợp, hô hấp, hút nước) của thực vật. - Thực vật được chia thành 2 nhóm tuỳ theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng của môi trường: + Nhóm cây ưa sáng: Bao gồm những cây sống nơi quang đãng. + Nhóm cây ưa bóng: Bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, dưới tán cây khác.
  12. II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật: + Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. + Giúp động vật điều hoà thân nhiệt. + ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật. - Động vật thích nghi điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành 2 nhóm động vật: + Nhóm động vật ưa sáng: gồm động vật hoạt động ban ngày. + Nhóm động vật ưa tối: gồm động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, đất hay đáy biển.