Bài giảng Sinh học 9 - Tiết dạy 41 - Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

ppt 27 trang minh70 3190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 9 - Tiết dạy 41 - Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_9_tiet_day_41_bai_42_anh_huong_cua_anh_sa.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 9 - Tiết dạy 41 - Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

  1. LỰA CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT Câu 1: Môi trường là gì? a. Nơi tìm kiếm thức ăn của sinh vật. b. Nơi cư trú của sinh vật. c. Nơi sinh sống của sinh vật và tất cả những gì bao quanh sinh vật . d. Nơi làm tổ của sinh vật. Câu 2. Nhân tố sinh thái là gì? a) Là những yếu tố môi trường tác động lên cơ thể sinh vật. b) Là nhiệt độ, ánh sáng c) Là gió thổi d) Là sinh vật khác
  2. Câu 3. Môi trường sống của bọ chét ở trên là môi trường gì? a. Môi trường nước b. Môi trường trên mặt đất – không khí. c. Môi trường trong đất d. Môi trường sinh vật Câu 4: Giới hạn sinh thái là gì? a. Là khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể chịu đựng được. b. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định c. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối khoảng nhiệt độ nào đó. d. Là những yếu tố môi trường tác động lên cơ thể sinh vật.
  3. Nhân tố ánh sáng ảnh hưởng như thế nào tới đời sống sinh vật?
  4. TIẾT 41 - BÀI 42 ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
  5. Cây hướng ra phía có nhiều ánh sáng
  6. Cây thông mọc xen nhau trong rừng Cây thông mọc riêng rẽ nơi quang đãng Thân cây cao, cành tập trung ở ngọn Thân cây to, thấp, tán rộng (có HT tỉa cành tự nhiên) => Cây vươn lên để lấy ánh sáng
  7. Cây lúa (mọc nơi quang đãng) Cây lá lốt (mọc dưới tán cây khác) - Cách mọc: -Lá mọc nghiêng -Lá mọc ngang, so le - Phiến lá: -Phiến lá hẹp, dài -Phiến lá rộng - Màu sắc lá: -Màu xanh nhạt -Màu xanh sẫm
  8. Bảng 42.1. Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây Những đặc điểm của cây Khi cây sống nơi quang Khi cây sống trong bóng râm,dưới đãng tán cây khác ,trong nhà Đặc điểm hình thái -Lá -Phiến lá nhỏ, hẹp, màu -Phiến lá lớn ,màu xanh thẫm xanh nhạt - Chiều cao bị hạn chế bởi -Thân -Thân cây thấp, số cành chiều cao tán cây phía trên, của nhiều trần nhà Đặc điểm sinh lí -Quang hợp -Cường độ quang hợp cao -Có khả năng quang hợp trong trong điều kiện ánh sáng điều kiện ánh sáng yếu, quang mạnh. hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh. - Linh hoạt: Tăng khi AS -Thoát hơi nước -Thoát hơi nước kém: Tăng cao khi mạnh, giảm khi thiếu nước AS mạnh, thiếu nước cây héo.
  9. - Cây có tính hướng sáng. - Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lý (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước ) của TV. - Nhu cầu về ánh sáng của các loài không giống nhau: Chia thành 2 nhóm chính:
  10. + Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng, ánh sáng mạnh. Cây phi lao Cây Bàng Cây Phượng
  11. + Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, dưới tán cây khác, đặt trong nhà Rau diếp cá Cây lan Ý Cây rau càng cua Cây ráy Cây vạn niên thanh
  12. Cây thích năm thuỳ - Cây non chịu bóng . - Khi lớn lên cần nhiều ánh sáng
  13. Trong nông nghiệp, người nông dân đã ứng dụng điều này vào trồng trọt như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
  14. Trồng xen kẽ cây để tăng năng suất và tiết kiệm đất Trồng xen kẽ đậu với ngô Trồng xen kẽ đnh lăng dưới tán cây dừa
  15. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật như thế nào?
  16. Đọc TN trang 123 – SGK: Em hãy chọn khả năng nào trong 3 khả năng dưới đây ? a) Kiến sẽ tiếp tục bò theo hướng cũ. b) Kiến sẽ bò theo hướng khác nhau. c) Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu.
  17. Điều đó chứng Ánh sáng tỏ ánh giúp sáng động có vaivật trò có gìthể đối nhận với đờibiết sống hướng động đi vật?
  18. Kể tên những động vật thường kiếm ăn vào ban ngày và ban đêm?
  19. Một số động vật ăn đêm Chim cú Dơi Ếch mắt đỏ
  20. Một số động vật kiếm ăn ban ngày
  21. Gà đẻ trứng ban ngày => Dùng ánh điện để kích thích gà đẻ cả ngày lẫn đêm và giữ ấm cho gà khi trời lạnh
  22. Mùa xuân nếu có nhiều ánh sáng, cá chép thường đẻ trứng sớm hơn
  23. Từ những ví dụ trên => Rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống động vật?
  24. - Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật: + Nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian. + Giúp động vật điều hòa thân nhiệt. + Hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản - ĐV thích nghi với điều kiện ánh sáng khác nhau => chia làm 2 nhóm: + Nhóm động vật ưa sáng: Gồm những động vật hoạt động ban ngày. VD: Trâu, bò, gà + Nhóm động vật ưa tối : Gồm những động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, hốc đất hay dưới đáy biển. VD: Chuột, cú mèo, dơi
  25. Câu 1: Người ta phân biệt cây ưa bóng và cây ưa sáng dựa vào đặc điểm nào? (Hình thái của lá, thân, màu sắc của lá ) Câu 2: Sự khác nhau giữa 2 cách xếp lá này có ý nghĩa gì? Cây lá lốt: Lá xếp ngang Cây lúa: Lá xếp nghiêng => để nhận được nhiều ánh sáng. => tránh tia nắng chiếu thẳng góc.
  26. Vì sao côn trùng thích ánh sáng? Do ánh sáng trong bóng đèn được thiết kế có bước sóng tương tự như ánh sáng mặt trăng. Nhờ đó côn trùng nghĩ rằng đây là mặt trăng và cố gắng tiếp cận nó. Cần nhớ rằng, ánh sáng phát ra từ bóng đèn liên tục thay đổi và không phải là một đường thẳng, nó liên tục thay đổi ở mọi góc độ. Điều này làm côn trùng không thể định hướng trong quá trình tiếp cận với ánh sáng, do các tia sáng liên tục thay đổi khiến chúng cũng thay đổi góc độ để bắt kịp với tia sáng, vì thế côn trùng không bao giờ chạm đến mục tiêu (bóng đèn) được.
  27. - Làm bài tập ở SBT và học bài cũ - Chuẩn bị bài 43: “Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật” Tìm hiểu sự ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống của con người và các sinh vật khác ở địa phương?