Bài giảng Sinh học khối 9 - Bài học 54: Ô nhiễm môi trường
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học khối 9 - Bài học 54: Ô nhiễm môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_sinh_hoc_khoi_9_bai_hoc_54_o_nhiem_moi_truong.pptx
Nội dung text: Bài giảng Sinh học khối 9 - Bài học 54: Ô nhiễm môi trường
- SINH HỌC 9 NHÓM 2 BÀI 54. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ô nhiễm do các chất thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
- Ô nhiễm môi trường là gì?
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếuyếu ddo hoạt động của con người gây ra.
- Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm 1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
- Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: khí cacbon oxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (SO2), khí cacbonic (CO2), nitơ điôxit (NO2), và bụi. Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải rất đa dạng nhưng chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu: gỗ củi, than đá, đầu mỏ, khí đốt,
- Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn. Ô nhiễm không khí do yếu tố con người + Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau. + Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, + Sinh hoạt: Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh
- Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí
- Cháy rừng Ô nhiễm Phương tiện vận tải môi trường Sản xuất công nghiệp Đun nấu trong gia đình
- Bảng 54.1
- •Biện pháp kỹ thuật: + Thay thế các loại máy móc, dây chuyền công nghệ gây nhiều ô nhiễm môi trường bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn + Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2. •Biện pháp quy hoạch: + Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc. Trồng nhiều cây xanh đô thị vừa tạo cảnh quan vừa giúp giảm bớt ô nhiễm không khí Ngoài ra, người dân có thể sử dụng các sản phẩm khử khuẩn, thanh lọc không khí để giúp cho bầu không khí trong gia đình luôn trong lành
- + Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. + Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.