Bài giảng Vật lí 11 - Bài số 2: Thuyết electron định luật bảo toàn điện tích

pptx 20 trang minh70 7140
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí 11 - Bài số 2: Thuyết electron định luật bảo toàn điện tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_11_bai_so_2_thuyet_electron_dinh_luat_bao_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 11 - Bài số 2: Thuyết electron định luật bảo toàn điện tích

  1. - Hạt nhân - +++ Êlectrôn - Nguyên tử liti
  2. I. THUYẾT ÊLECTRON: 1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện.Điện tích nguyên tố * Nhiệm vụ 1:hoạt động cặp đôi + Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Chúng sắp xếp ra sao ? + Điện tích, khối lượng của các thành phần cấu tạo nên nguyên tử? + So sánh số proton và electron trong nguyên tử ?Thế nào nguyên tử trung hòa ? + Thế nào là điện tích nguyên tố?
  3. I. THUYẾT ÊLEC TRON: 1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện.Điện tích nguyên tố - Số prôton bằng số êlectron nên nguyên tử trung hòa về điện. - Điện tích của prôton và êlectron nhỏ nhất nên gọi là điện tích nguyên tố. - + + -
  4. 2. Thuyết electron - + - - + - + + -
  5. 2. Thuyết electron Nhiệm vụ 2:hoạt động nhóm và báo cáo kết quả theo vòng tròn *Thuyết electron dựa trên yếu tố nào ?Nội dung? + Electron có thể chuyển động như thế nào ? + Thế nào là ion dương?Lấy ví dụ ? + Thế nào là ion âm ? Lấy ví dụ ? + Vật nhiễm điện dương khi nào vật nhiễm điện âm khi nào? * Sau đó nghiên cứu trả lời câu hỏi C1
  6. * Nội dung thuyết electron Electron có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. ▪ Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành hạt mang điện dương gọi là ion dương. ▪ Nguyên tử trung hòa nhận thêm electron sẽ trở thành hạt mang điện âm gọi là ion âm. ▪ Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số proton; Nếu số electron ít hơn số proton thì vật mang điện tích dương.
  7. Trả lời câu C1: Khi cọ xát vào dạ, một số êlectron của thủy tinh đã chuyển sang dạ. Thủy tinh đang ở trạng thái không mang điện, khi bị mất êlectron sẽ trở thành vật mang điện dương. (Theo thuyết êlectron)
  8. II. VẬN DỤNG THUYẾT ÊLEC TRON: + Vật dẫn điện và vật cách điện: ( sách giáo khoa) *Nhiệm vụ 3: Quan sát thí nghiệm hoạt động nhóm + Sự nhiễm điện do tiếp xúc: + - Nêu hiện tượng và giải thích ? + Sự nhiễm điện do hưởng ứng: - + A M N + - A M N
  9. Trả lời câu C3: Trả lời câu C3 Chân không dẫn điện hay cách điện? Tại sao? Chân không là môi trường cách điện vì chân không không chứa điện tích tự do.
  10. III.ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH Rất nhiều thí nghiệm đã chứng tỏ rằng: “Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.” Hệ cô lập về điện là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.
  11. DỌN SẠCH ĐẠI DƯƠNG
  12. 1 3 2 4 5
  13. Câu 1: Khi nói về electron phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Hạt êlectron là hạt mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 C. B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31kg. C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion. D. Êlectron không thể di chuyển từ vật này sang vật khác.
  14. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do. B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do. C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện. D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.
  15. Câu 3. Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do? A. Thanh niken. B. Khối thủy ngân. C. Thanh chì. D. Thanh gỗ khô.
  16. Câu 4. Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là A. 9 B. 16 C. 17 D. 8
  17. Câu 5. Theo thuyết êlectron phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron. B. Một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron. C. Một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương. D. Một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron.