Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 101: Đọc hiểu: Tình cảnh của lẻ lọi của người chinh phụ (Tiết 2)

pptx 18 trang thuongnguyen 4610
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 101: Đọc hiểu: Tình cảnh của lẻ lọi của người chinh phụ (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_van_ngu_van_lop_10_tiet_101_doc_hieu_tinh_canh_cua_le_lo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 101: Đọc hiểu: Tình cảnh của lẻ lọi của người chinh phụ (Tiết 2)

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ
  2. TRẮC NGHIỆM NHANH Câu 1: Tác giả và dịch giả của tác phẩm “Chinh phụ ngâm” là? A.A Tác giả: Đặng Trần Côn; Dịch giả: Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích B. Tác giả: Đặng Trần Côn; Dịch giả: Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Chú C. Tác giả: Đặng Trần Côn; Dịch giả: Đoàn Thị Điểm D. Tác giả: Đặng Trần Côn; Dịch giả: Phan Huy Ích
  3. Câu 2: “Chinh phụ ngâm được sáng tác vào thời gian nào? A. Đầu những năm 40 của thế kỉ XVI B. Đầu những năm 40 của thế kỉ XVII C.C Đầu những năm 40 của thế kỉ XVIII D. Đầu những năm 40 của thế kỉ XIX
  4. Câu 3: Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” sáng tác bằng thể loại nào? A. Thể trường đoản cú B. Thể song thất lục bát CC. Thể loại ngâm khúc D. A, B, C đều đúng
  5. Câu 4: Đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” thuộc phần nào trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm”? A. Phần 1 B.B Phần 2 C. Phần 3 D. Phần 4
  6. Tiết 110: Đọc hiểu: (Trích Chinh phụ ngâm) Tác giả: Đặng Trần Côn Dịch giả: Đoàn Thị Điểm (?)
  7. b. Bố cục: 3 phần: - Phần 1: 8 câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ - Phần 2: 8 câu tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên - Phần 3: 8 câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu
  8. THẢO LUẬN NHÓM (3 phút) + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu phần 1 (8 câu đầu) + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu phần 2 (8 câu tiếp) + Nhóm 5, 6: Tìm hiểu phần 3 (8 câu cuối) Đồng hồ
  9. II. ĐỌC HIỂU 1. Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ * Từ ngữ: - Động từ chỉ hành động, cử chỉ: + Dạo + thầm gieo (Bước nặng nề, mệt mỏi) -> Dáng vẻ thơ thẩn như người mất hồn + Ngồi, buông, cuốn rèm (Hành động lặp đi lặp lại) => Tâm trạng: Buồn rầu, bồn chồn, lo lắng không yên.
  10. * Hình ảnh: hình ảnh ngọn đèn - Điệp lại 3 lần, điệp bắc cầu. + Gợi cái nhỏ bé; sự thao thức chờ đợi + Khát khao sự đồng cảm, chia sẻ. - Tự hỏi và trả lời ->Người chinh phụ tự ý thức cảnh ngộ cô đơn của mình + Tô đậm nỗi cô đơn, sầu tủi. - Hoa đèn: thể hiện sự thao thức ngóng trông tin tức -> Hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
  11. * Biện pháp nghệ thuật: - Tả cảnh ngụ tình + Hiên vắng, rèm thưa: Cảnh vắng vẻ, hiu hắt ÞTâm trạng trống trải, lẻ loi + Thước chẳng mách tin: Chờ mong vô vọng - Nghệ thuật đối: + Dạo hiên vắng > Nỗi buồn bao trùm lên dáng vẻ bên ngoài đến nội tâm bên trong => Nỗi buồn, cô đơn, lẻ loi bao trùm lên cả không gian, thời gian
  12. 2. Nỗi sầu muộn triền miên (8 câu tiếp) a. Tâm trạng của người chinh phụ trong cảm nhận về thời gian * Thời gian: - Đêm : gà gáy eo óc - Ngày : bóng cây hòe phất phơ -> Thời gian trôi đi trong đơn điệu, nhàm tẻ * Từ ngữ: - Tính từ: eo óc, phất phơ -> Tả ngoại cảnh và gợi ra tâm trạng buồn bã của chinh phụ - Từ láy miêu tả không gian và thời gian: + đằng đẵng + dằng dặc => Biểu đạt không gian, thời gian và thể hiện độ mênh mang của nỗi nhớ chồng trong lòng chinh phụ.
  13. b. Những hành động gắng gượng của chinh phụ: Biện pháp nghệ thuật: Điệp từ gượng + Gượng đốt hương + Gượng soi gương + Gượng gảy đàn -> khơi dậy nỗi niềm khao khát lứa đôi của chinh phụ. => Diễn tả những gắng gượng mong thoát khỏi vòng vây của cảm giác lẻ loi nhưng vô vọng
  14. 3.Nỗi nhớ thương đau đáu (8 câu cuối) - Hình ảnh ước lệ tượng trưng + Gió đông: chỉ gió mùa xuân + Non Yên: nơi chồng đi chinh chiến lập công -> Không gian rộng lớn, cách trở - Từ ngữ: Từ láy + thăm thẳm: nỗi nhớ kéo dài vô tận + đau đáu: thể hiện sự day dứt, lo lắng + thiết tha: sự đau đớn khôn nguôi -> Gợi lên nỗi nhớ nhung da diết, khôn nguôi
  15. - Cảnh buồn -> người cũng buồn -> Thể hiện mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. => Tâm trạng: Thể hiện sự khát khao đồng cảm của chinh phu nơi biên ải nhưng vô vọng, sầu nhớ da diết, triền miên
  16. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung: - Miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ - Thể hiện khát khao được sống trong tình yêu, hạnh phúc lứa đôi 2. Nghệ thuật: - Bút pháp ước lệ tượng trưng - Đối - Tả cảnh ngụ tình - Điệp từ,
  17. IV. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG So sánh tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” với “Khuê oán” (Vương Xương Linh) Khuê oán (Dịch thơ) Cô gái phòng the chửa biết sầu Ngày xuân trang điểm dạo lên lầu Đầu đường chợt thấy tơ xanh liễu Hối để chồng đi kiếm tước hầu.
  18. * Giống nhau: - Đều diễn tả tâm trạng buồn sầu của người chinh phụ khi người chinh phu ra trận - Tuổi xuân trôi qua sau năm tháng chờ đợi, cô đơn * Khác nhau: Tình cảnh lẻ loi của người Khuê oán chinh phụ -Buồn bã cô đơn, bồn chồn lo lắng - Nhớ về quá khứ: thời trẻ trung, -Nỗi sầu triền miên không dứt đầy xuân sắc, xuân tình, đó là -Gửi nỗi nhớ thương, tình cảm, những ngày êm đẹp, hạnh phúc khát khao hạnh phúc đến người nhất bên chồng chồng ở nơi xa - Hối hận vì mình đã để chồng đi tòng chinh mong kiếm ấn phong hầu -> tự trách mình