Báo cáo môn Tiếng Việt - Thực hiện chương trình môn Tiếng Việt Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

ppt 64 trang Hải Hòa 07/03/2024 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo môn Tiếng Việt - Thực hiện chương trình môn Tiếng Việt Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbao_cao_mon_tieng_viet_thuc_hien_chuong_trinh_mon_tieng_viet.ppt

Nội dung text: Báo cáo môn Tiếng Việt - Thực hiện chương trình môn Tiếng Việt Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIẾNG VIỆT Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 Đồng Tháp, tháng 6 năm 2020
  2. Phương pháp dạy học môn Mục tiêu của Tiếng Việt chương trình môn Tiếng Việt Quan điểm xây dựng chương trình môn Tiếng Việt
  3. Chương trình Tiếng Việt mới được xây dựng dựa trên quan điểm nào?
  4. 1. Tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 2. Dựa trên các cơ sở khoa học cơ bản, PPDH, lý luận về chương trình và thực tiễn Việt Nam. 3. Lấy việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp (Đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính cả 3 cấp học. 4. Xây dựng theo hướng mở, dành quyền tự chủ, sáng tạo cho tác giả SGK và giáo viên. 5. Đáp ứng yêu cầu kế thừa và đổi mới, phát triển.
  5. Mục tiêu của chương trình Tiếng Việt là gì? Hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, chương trình môn ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, ý thức và thái độ
  6. Chương trình GDPT 2018 phát triển phẩm chất, năng lực của người học Yêu nước Nhân ái Chăm chỉ 3/14/2024
  7. Phát triển phẩm chất của Yêu người học nước Trách Nhân nhiệm Phẩm ái chất Trung Chăm thực chỉ
  8. Phát triển năng lực chung Tự học và tự chủ NĂNG LỰC Giao tiếp và hợp CHUNG tác Giải quyết vấn đề và sáng tạo
  9. 2. Tìm hiểu nội dung Chương trình môn Tiếng Việt Phát triển năng lực đặc thù Năng lực Văn học Năng lực đặc thù Năng lực Ngôn ngữ
  10. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Nêu yêu cầu cần đạt về các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe của môn Tiếng Việt 1? Kết thúc mỗi năm học, HS cần đạt các yêu cầu về năng lực đọc, viết, nói và nghe. Yêu cầu cần đạt đối với HS lớp 1 như sau:
  11. KĨ THUẬT ĐỌC 0.1. Ngồi (hoặc đứng) thẳng lưng; sách, vở mở rộng trên mặt bàn (hoặc trên hai tay). Giữ khoảng cách giữa mắt với sách, vở khoảng 25 cm. Đưa mắt từ trên xuống dưới ở mỗi trang sách, từ trái sang phải ở mỗi dòng. 0.2. Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (có thể đọc chưa thật đúng một số tiếng có vần khó, ít dùng). 0.3. Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc: 40 - 60 tiếng/phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ. 0.4. Bước đầu biết đọc thầm khi học hết lớp 1. 0.5. Nhận biết được bìa sách tranh và tên sách.
  12. ĐỌC HIỂU Văn bản văn học 1.a. Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết, nội dung quan trọng được thể hiện tường minh. 1.b. Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được ý nghĩa hay bài học được rút ra từ văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi, chẳng hạn: “Em học được điều gì tốt ở nhân vật trong truyện?”, “Câu chuyện/ bài thơ khuyên chúng ta điều gì?”.
  13. 2.a. Bước đầu nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật thể hiện qua ngôn ngữ và hình ảnh trong truyện. 2.b. Bước đầu nhận biết được lời của nhân vật trong truyện. 3.a. Biết liên hệ tranh minh hoạ với các chi tiết trong câu chuyện. 3.b. Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao.
  14. 4.1. Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh hoạ. 4.2. Thuộc lòng 4 – 5 đoạn thơ hoặc bài thơ đã học, có độ dài khoảng 30 – 40 chữ.
  15. Văn bản thông tin 1.a. Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết, nội dung chính được thể hiện tường minh trong văn bản. 1.b. Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được đề tài hay thông tin chính của văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi, chẳng hạn: “Văn bản này viết về điều gì?”.
  16. 2.a. Nhận biết được một số dấu hiệu hình thức của loại văn bản thông tin phổ biến, đơn giản: một số kí hiệu dễ hiểu, gần gũi với học sinh. 2.b. Nhận biết được trình tự và quan hệ giữa các sự việc, chẳng hạn giữa “trời mưa” và “đường ướt”, “trời nắng” và “mang ô”, “khát nước” và “uống nước”,
  17. 3.a. Kể được một số kí hiệu đã từng thấy trong thực tế và cho biết ý nghĩa của các tín hiệu đó. 3.b. Gọi tên sự vật, sự việc trong tranh. 4. Đọc mở rộng văn bản thông tin với dung lượng khoảng 20 trang/năm, mỗi trang khoảng 90 chữ, có hình ảnh.
  18. KĨ THUẬT VIẾT 0.1. Biết ngồi viết đúng tư thế: ngồi thẳng lưng; hai chân đặt vuông góc trên mặt đất; một tay úp đặt lên góc vở, một tay cầm bút; không tì ngực vào mép bàn; khoảng cách giữa mắt và vở khoảng 25 cm; cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa); đặt vở và xê dịch vở hợp lí khi viết. 0.2. Viết đúng chữ thường cỡ vừa, cỡ nhỏ và viết đúng chữ in hoa. Viết liền mạch các chữ cái trong vần và tiếng. Viết đúng chữ số (từ 0 đến 9) cỡ lớn và cỡ vừa.Viết đúng quy tắc các chữ có tiếng mở đầu bằng c, k, q, g, gh, ng, ngh. 0.3. Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 35 chữ theo các hình thức nhìn – viết (tập chép), nghe – viết, tốc độ viết khoảng 30 – 35 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
  19. VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN 1. Bước đầu biết trả lời những câu hỏi như: “Viết về ai, sự việc gì?”; “Những sự việc đó diễn ra ở đâu, vào lúc nào?” trước khi viết. 2.a. Biết điền phần thông tin còn trống, trả lời câu hỏi hoặc viết một vài câu dưới tranh để kể lại câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. 2.b. Biết điền phần thông tin còn trống, trả lời câu hỏi hoặc viết lời dưới tranh để nói về ngoại hình nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. 3.a. Biết điền phần thông tin còn trống, trả lời câu hỏi hoặc viết lại lời đã nói để giới thiệu bản thân. 3.b. Biết đặt tên cho một bức tranh.
  20. Nói và nghe 1.a. Nói được rõ ràng, thành câu. Biết nhìn vào người nghe khi nói. 1.b. Biết đặt câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi. 1.c. Biết nói và đáp lại lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi phù hợp với đối tượng người nghe. 1.d. Biết giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ chơi dựa trên gợi ý. 1.e. Biết kể lại một đoạn chuyện đơn giản đã được nghe (dựa vào các tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh).
  21. 2.a. Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói (nhìn vào người nghe, có tư thế nghe phù hợp). Biết đặt một vài câu hỏi để hỏi lại những điều chưa rõ. 2.b. Nghe hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy trong lớp học và thực hiện theo thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy đó. 2.c. Nghe một câu chuyện và biết trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? 3.a. Biết tuân thủ quy định khi phát biểu: đưa tay xin phát biểu, chờ đến lượt được phát biểu. 3.b. Biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những thông tin đơn giản.
  22. Để đạt được yêu cầu về kỹ năng, giáo viên cần lưu ý những điểm gì về phương pháp dạy học? Về phương pháp dạy nói và nghe Về phương pháp dạy đọc Về phương pháp dạy viết
  23. Không áp đặt cách hiểu văn bản Chú ý bối cảnh lịch sử Kĩ thuật đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Việc học đọc thành tiếng diễn ra trước việc đọc thầm Đọc diễn cảm tác phẩm: Ở các lớp tiểu học, giáo viên phải thường xuyên Về đọc diễn cảm các tác phẩm văn học cho học sinh nghe, đồng thời tạo cơ phương hội cho học sinh đọc diễn cảm để HS đồng cảm với nhân vật, chia sẻ cảm pháp xúc của mình khi đọc. dạy đọc Đọc hiểu: Đối với học sinh các lớp đầu cấp tiểu học, sau khi đọc xong một câu chuyện, giáo viên có thể dành thời gian cho các em thực hiện những hoạt động mà các em lựa chọn: kể lại, viết lại câu chuyện, đọc lại cho bạn nghe hay tự đọc một mình, vẽ một nhân vật trong truyện, đóng vai Sau đó chia sẻ kết quả của mình với các bạn khác. Hình thành thói quen tự đọc tác phẩm Hệ thống câu hỏi trong bài học: câu hỏi phải đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực của học sinh.
  24. Hướng dẫn học sinh trong Sử dụng suốt tiến trình tạo lập văn bản: phương pháp Tạo lập văn bản là một tiến trình quan sát hiện phức tạp, gồm nhiều bước: hình Về thực cuộc sống, thành ý tưởng, viết nháp, chỉnh phương phân tích mẫu sửa (tự chỉnh sửa, chỉnh sửa lẫn pháp dạy (văn bản đọc) để nhau, giáo viên chỉnh sửa), công viết dạy học sinh bố sản phẩm. Giáo viên cần cách tạo lập văn hướng dẫn, trợ giúp học sinh bản. trong từng bước bằng các câu hỏi, phiếu học tập, thảo luận,
  25. Hướng dẫn học sinh cách thức, quy trình chuẩn bị một bài trình bày và trình bày trước nhóm, tổ, lớp, cách thức và quy trình chuẩn bị một cuộc thảo luận, tranh luận và tham gia thảo luận, tranh luận. Về phương Hướng dẫn học sinh cách tập trung vào chủ đề và pháp mục tiêu khi nói, thể hiện sự tự tin, năng động của dạy nói người nói trong những ngữ cảnh giao tiếp đa dạng, và nghe cách nói rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với ngữ cảnh Hướng dẫn học sinh kĩ năng nghe hiểu Tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận
  26. Về đánh giá kết quả học tập a. Yêu cầu -Sử dụng cả hai hình thức đánh giá tổng kết sau mỗi giai đoạn học tập và đánh giá thường xuyên. Sử dụng thích hợp những công cụ đánh giá . - HS cần được GV hướng dẫn tìm hiểu về mục tiêu, phương pháp và những các tiêu chí dùng để đánh giá các phẩm chất, năng lực để có thể tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau.
  27. b. Đánh giá các năng lực ngôn ngữ của HS Kĩ thuật đọc của HS được đánh giá qua các tiêu chí Âm lượng, độ đúng, độ trôi chảy, tốc độ, khả năng biểu cảm qua giọng đọc (diễn cảm) Kĩ năng đọc hiểu của HS được đánh giá qua các tiêu chí + Nhận biết và hiểu ý nghĩa của các chi tiết quan trọng, chủ đề của văn bản; hiểu quan điểm của tác giả. + Xác định các đặc điểm thuộc về phương thức thể hiện + Trả lời các câu hỏi theo những cấp độ tư duy khác nhau. + Giải thích cho cách hiểu của mình. + Nêu sự tác động của văn bản đối với bản thân. + Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ độc lập đối với những vấn đề được đặt ra + Liên hệ, so sánh giữa các văn bản cùng chủ đề.
  28. b. Đánh giá các năng lực ngôn ngữ của HS Kĩ năng viết của HS được đánh giá qua khả năng có thể tạo lập nhiều kiểu loại văn bản khác nhau Việc đánh giá kĩ năng viết cần dựa vào các tiêu chí chủ yếu như: nội dung; kết cấu bài viết; khả năng biểu đạt và lập luận; cách dùng ngôn ngữ và trình bày. Kỹ năng nói của HS được đánh giá Qua khả năng tập trung vào chủ đề và mục tiêu nói, sự tự tin, năng động của người nói, khả năng chú ý đến người nghe, khả năng tranh luận và thuyết phục
  29. b. Đánh giá các năng lực ngôn ngữ của HS Kĩ năng nghe của HS được đánh giá Qua khả năng nắm bắt nội dung do người khác nói, nắm bắt và đánh giá được quan điểm, ý định của người nói, khả năng đặt câu hỏi, nêu vấn đề, trao đổi để kiểm tra những thông tin chưa rõ, biết lắng nghe và tôn trọng người nói, tôn trọng những ý kiến khác biệt, biết phản hồi tích cực.
  30. Những điểm mới của môn Tiếng Việt lớp 1 chương trình 2018 là gì? Chương trình Tiếng Việt ở tiểu học nằm trong chương trình Ngữ văn được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực. Chương trình chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đọc, viết, nói và nghe chính là trục kĩ năng ngôn ngữ xuyên suốt chương trình Ngữ văn. Giáo viên tiểu học được linh hoạt về tiết dạy trong lớp học của mình. Mỗi bài học chính là môi chủ đề hình thành, phát triển 4 năng lực đặc thù của ngôn ngữ.
  31. Ở Tiếng Việt lớp 1 trong kĩ thuật đọc có thêm yêu cầu bước đầu biết đọc thầm, nhận biết bìa sách, tên sách. Về tập viết, không chỉ yêu cầu học sinh tô đúng chữ cái Cỡ chữ lớn và cỡ chữ vừa như chương trình hiện hành mà còn yêu cầu học sinh viết chữ hoa.
  32. Về chính tả, nếu chương trình 2006 chỉ có hình thức chính tả nhìn biết để tập chép thì chương trình 2018 có thêm hình thức chính tả nghe viết. Điểm khác biệt lớn nhất của môn tiếng Việt lớp 1 chương trình 2018 so với chương trình 2006 là yêu cầu về đọc hiểu và viết câu, viết đoạn văn.
  33. Lập kế hoạch bài học
  34. Có mấy yêu cầu cơ bản khi thiết kế bài học? Nêu rõ những yêu cầu đó? Có hai yêu cầu cơ bản của một thiết kế bài học:  Bản thiết kế bài học phải chỉ rõ các hoạt động học tập của học sinh và phải đảm bảo trình tự của các hoạt động này phù hợp với logic nhận thức của học sinh.  Bản thiết kế bài học phải chỉ rõ mức độ kiến thức, kĩ năng và thái độ học sinh cần đạt sau khi học.
  35. Cấu trúc của một thiết kế bài học gồm mấy phần?
  36. Mục tiêu Đồ dùng dạy học Bản thiết kế bài học Hoạt động dạy - học 1. Khởi động chủ yếu 2. Khám phá 3. Luyện tập, thực hành 4. Vận dụng
  37. Trình bày nội dung khi thiết kế phần mục tiêu bài học.
  38. 1. YÊU CẦU VỀ MỤC TIÊU  Mục tiêu bài học là mục tiêu học sinh cần đạt. Nên mở đầu mỗi mục tiêu bằng một động từ.  Mục tiêu đưa ra trong từng bài phải rõ ràng, cụ thể  Mục tiêu cần chỉ rõ những yêu cầu cụ thể của mục tiêu đặc thù môn học, yêu cầu về năng lực chung và phẩm chất được hình thành.  Mục tiêu có 2 nội dung lớn: Mục tiêu về phẩm chất, mục tiêu về năng lực. Cả hai mục tiêu này cần gắn kết rõ ràng với bài học.
  39. Minh họa: bài Cái Bống (sách Tiếng Việt 1 tập 2 hiện hành) Đây là một bài học tích hợp có mục tiêu phát triển các kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe về chủ điểm Gia đình. Bài được thực hiện với thời lượng khoảng 02 tiết, có dùng văn bản Cái Bống (sách Tiếng Việt 1 tập 2 hiện hành) để làm bài đọc. Thời điểm dạy bài này: tuần 26. Xác định mục tiêu bài học Căn cứ để xác định mục tiêu bài học gồm: - Những YCCĐ nêu trong chương trình: YCCĐ về đọc, viết, nói và nghe; YCCĐ về phẩm chất. - Kiểu loại văn bản đọc trong bài (bài này là đọc văn bản thơ) - Thời điểm dạy bài: tuần 26 - Thời lượng: 2 tiết
  40. Mục tiêu - Đọc: Đọc chính xác, rõ ràng các từ, câu trong bài (0.2). Đọc trơn cả bài, biết ngắt hơi ở dấu phẩy và ở cuối dòng thơ (0.3). Bước đầu biết đọc thầm (0.4). Trả lời được câu hỏi về những chi tiết nêu việc làm của bạn Bống dựa trên lời văn và hình ảnh (1.a), trả lời câu hỏi về bài học rút ra từ bài đọc (1.b). Thuộc cả bài ca dao (4.2).
  41. - Viết: Nghe- viết chính xác, trình bày đúng mẫu một đoạn trong bài Cái Bống (0.3). Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu văn nói về bạn Bống trong bài đọc, điền vào chỗ trống để hoàn thành câu văn giới thiệu người trong gia đình (3.a). Viết câu nói nêu việc làm của em ở nhà (3.b).
  42. - Nói và nghe: Nghe hiểu câu hỏi và trả lời đúng vào ý hỏi về việc làm của em ở nhà (1.b). Biết đặt câu hỏi để hỏi bạn về công việc bạn làm ở nhà (1.b). Biết nói thành câu về lợi ích của công việc em làm ở nhà (1.a). Biết kể ngắn về gia đình (1.d).
  43. Mục tiêu bài: Bàn tay mẹ (Sách TV1 tập hai, trang 55) Mục tiêu - Đọc: Đọc chính xác, rõ ràng các từ, câu trong bài (0.2). Đọc trơn cả bài, biết ngắt hơi ở dấu phẩy và dấu kết thúc câu (0.3). Bước đầu biết đọc thầm (0.4). Trả lời được câu hỏi về những chi tiết tả đôi bàn tay mẹ dựa trên lời văn và hình ảnh (1.a), câu hỏi về bài học rút ra từ bài đọc (1.b).
  44. - Viết: Nhìn – chép chính xác, trình bày đúng mẫu một đoạn trong bài Bàn tay mẹ (0.3). Luyện tập để viết đúng các từ mở đầu bằng g, gh, các từ chứa vần an, at. (0.2) - Nói và nghe: Nghe hiểu câu hỏi và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi (1.b). Biết nói thành câu để chia sẻ ý kiến trong nhóm, lớp (1.a).
  45. Khi thiết kế bài học, giáo viên cần chuẩn bị phần đồ dùng dạy học như thế nào?
  46. 2. CHUẨN BỊ PHẦN ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC GV dựa vào các căn cứ sau để xác định đồ dùng dạy học: - Những YCCĐ về đọc, viết, nói và nghe nêu trong mục tiêu bài học. - Điều kiện, khả năng chuẩn bị đồ dùng dạy học của từng GV: chuẩn bị đồ dùng cho GV, chuẩn bị đồ dùng cho HS. - Những phương pháp dạy học thể hiện qua các hoạt động học tập của HS mà GV dự kiến sẽ tổ chức trong bài. Từ đó giáo viên cần chỉ rõ các đồ dùng dạy – học mà giáo viên và học sinh cần chuẩn bị để phục vụ cho việc học bài mới của học sinh. Cần chú ý đến các phương tiện, thiết bị dành cho học sinh để tổ chức hoạt động học tập tích cực.
  47. Xác định đồ dùng dạy học của bài Bàn tay mẹ (Sách Tiếng Việt 1 tập hai, trang 55) – Bảng phụ hoặc slide trình chiếu hướng dẫn HS ngắt hơi khi đọc câu thứ hai: Hằng ngày, / đôi bàn tay của mẹ / phải làm biết bao nhiêu là việc. – Vở bài tập hoặc phiếu học tập có câu hỏi đọc hiểu, bài tập chính tả. – Bảng phụ hoặc slide trình chiếu đoạn văn cần chép (Từ đầu đến nấu cơm)
  48. 3. PHẦN HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
  49. Các hoạt động dạy học được nêu trong bài gồm nhiều loại hoạt động với những chức năng khác nhau: 3.1 Hoạt động mở đầu – khởi động Hoạt động khởi động thực hiện vào đầu bài học, nhằm tạo động cơ, hứng thú cho học sinh, kích thích sự tò mò, của học sinh về chủ đề dạy học, làm cho học sinh cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình, làm cho không khí lớp học vui, học sinh chờ đợi, thích thú. Ở lớp 1, có những bài học, hoạt động khởi động có thể được nêu ra trong sách giáo khoa, cũng có thể chỉ trình bày trong sách giáo viên.
  50. Ví dụ: Hoạt động khởi động trong bài Bàn tay mẹ: Hoạt động 1 – Khởi động hoạt động học bài mới: HS chia sẻ trong nhóm, lớp về những việc mẹ của em làm ở nhà – HS chơi trò Truyền điện trong nhóm: mỗi em nêu tên một việc mẹ của em làm ở nhà. – HS nói về những việc đôi tay mẹ đã làm trong bức tranh ở bài đọc của SGK
  51. 3.2 Hoạt động khám phá Đây là loại hoạt động trọng tâm của bài. Với học kiến thức mới, cần chọn những hoạt động thể hiện phù hợp với HS lớp 1. Với học kỹ năng mới, cần chọn những hoạt động thể hiện các thao tác đọc, viết, nói và nghe của HS đáp ứng với mục tiêu của bài học. Cần chọn nhiều dạng hoạt động khác nhau: hoạt động của cá nhân, hoạt động của từng cặp, nhóm, hoạt động của cả lớp; hoạt động chơi để học, hoạt động chia sẻ ý kiến giải quyết vấn đề hoặc liên hệ của cá nhân
  52. Hoạt động 2: Luyện đọc thành tiếng (0.2 và 0.3) - HS nghe GV đọc mẫu và đọc thầm theo - HS đọc một số từ dễ mắc lỗi phát âm theo mẫu (GV chọn): rám nắng, đi làm, tã lót (MB), hằng ngày, bàn tay, gầy gầy, xương xương (MN) - HS đọc một số từ mới và nghe giải nghĩa từ ngữ: rám nắng, xương xương
  53. - HS đọc trong nhóm: mỗi em đọc một câu lần lượt cho đến hết bài; mỗi em đọc một đoạn giữa hai dấu chấm xuống dòng lần lượt cho đến hết bài. - HS thi đọc đoạn (giữa hai dấu chấm xuống dòng) giữa các nhóm. Bình chọn nhóm đọc tốt nhất - 1–2 HS đọc cả bài.
  54. Hoạt động 3: Luyện đọc hiểu – HS thảo luận theo cặp với câu hỏi 1 trong SGK, đọc thầm đoạn thứ hai, kể tên việc mẹ đã làm (đi chợ, nấu cơm, tắm cho em, giặt tã lót). 1–2 cặp trả lời câu hỏi trước lớp. HS góp ý câu trả lời của bạn.HS ghi kết quảvào bài tập 1 trong phiếu học tập. (1.a) – HS làm việc nhóm: Trao đổi để tìm câu văn nói về tình cảm của bạn Bình với đôi bàn tay của mẹ (câu cuối bài). Đọc câu văn đã chọn. 1–2 nhóm đọc câu văn đã chọn trước lớp, HS và GV nhận xét kết quả của nhóm.(1.a)
  55. 3.3 Hoạt động luyện tập Đây cũng là loại hoạt động trọng tâm của bài. Để hoạt động gây hứng thú cho HS, từ đó HS hiểu sâu, nhớ được nội dung học tập cốt lõi, cần chọn nhiều dạng hoạt động. Tuy nhiên, dù là dạng nào thì các hoạt động thuộc loại này đều cần giúp HS lưu lại từng kết quả học cụ thể trên giấy (làm các bài tập), trên sản phẩm do HS tự làm (bài nói, bài viết, các sản phẩm khác ).
  56. Luyện viết Hoạt động 1: Viết đúng từ (0.2) HS nghe GV hướng dẫn thực hiện 1 trong 2 hoạt động nêu ở mục 1.1 hoặc 1.2 dưới đây. 1.1 Viết đúng từ mở đầu bằng g, gh - HS làm việc theo cặp: đọc yêu cầu của BT số 3 trong phiếu học tập. Làm bài tập và đổi bài cho bạn để soát lỗi. 2–3 cặp chữa bài. HS ghi kết quả vào bài tập số 3 trong phiếu học
  57. - HS chơi trò tiếp sức viết từ có chữ mở đầu bằng g, gh: GV đọc câu đố, mỗi câu đố, từng nhóm nhóm lại cử 1 HS lên viết từ giải đố mở đầu bằng g hoặc gh. Nhóm có nhiều từ viết đúng và trong thời gian yêu cầu 1 phút viết 1 từ là nhóm thắng cuộc. Câu đố 1: Cái gì dùng để đệm đầu cho êm khi nằm ngủ? Câu đố 2: Con gì trông giống con cua đồng nhưng sống ở biển? Câu đố 3: Quả gì ruột có màu đỏ son dùng đề làm xôi màu đỏ? Câu đố 4: Đôi gì làm bằng gỗ và sơn màu dùng như đôi dép?
  58. - HS xem kết quả trò chơi và ghi kết quả vào bài tập số 4 trong phiếu học tập. 1.2 Viết đúng từ chứa vần an, at - GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi tương tự như mục 1.1 - HS ghi kết quả vào bài tập số 5 trong phiếu học tập.
  59. Hoạt động 2: Nhìn – chép đoạn văn (0.3) – Nghe bạn đọc và nhìn bảng đọc thầm đoạn văn cần chép – Từng HS tập viết một số từ dễ viết sai theo mẫu – Từng HS chép đoạn văn vào vở theo chỉ dẫn – HS nghe GV nhận xét bài viết của một số bạn, soát lại bài viết của mình nếu có lỗi tương tự thì tự sửa.
  60. 3.4 Hoạt động vận dụng Đây là loại hoạt động gắn việc học bài của HS với việc các em dùng hiểu biết từ bài học để liên hệ với cuộc sống của chính mình, để giải quyết những vấn đề chính các em gặp trong đời sống.
  61. Dưới đây là một hoạt động vận dụng trong bài Bàn tay mẹ: Đọc hiểu (Hoạt động 3) – HS làm việc nhóm: Thảo luận để nêu ý kiến theo yêu cầu sau (1.b): + Mẹ của em làm những việc gì cho các con ? + Em có yêu thương mẹ không? Vì sao? + Em đã làm giúp mẹ việc gì? Đại diện 2–3 nhóm nêu ý kiến trước lớp. HS nhận xét ý kiến mỗi nhóm và ghi kết quả vào bài tập 2 trong phiếu học tập.
  62. C. Hoạt động 3 Thực hành thiết kế và trình bày kế hoạch bài học * Học viên thực hành thiết kế
  63. Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô!!!