Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016

doc 5 trang Hương Liên 24/07/2023 2080
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2015_201.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN : NGỮ VĂN 8. NĂM HỌC : 2015 – 2016 I. VĂN BẢN . Câu 1: Qua văn bản Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc, em hiểu gì về bọn cai trị thực dân và số phận người dân các nước thuộc địa ? Câu 2: Theo Lý Công Uẩn, địa thế thành Đại la có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô? Câu 3: Bốn câu thơ cuối bài Quê hương thể hiện nỗi nhớ quê của nhà thơ. Theo em nỗi nhớ đó có gì đặc biệt? Câu 4: Chép lại bài thơ Ngắm trăng- Hồ Chí Minh (Bản phiên âm và dịch thơ). Nêu nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ . Câu 5: Cuộc sống của Bác được miêu tả như thế nào qua bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” ? Câu 6: Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào qua văn bản “ Hịch tướng sĩ ” của Trần Quốc Tuấn? Qua đó em hiểu gì về nỗi lòng của tác giả ? Câu 7: Qua đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi tác giả đã khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc dựa vào những yếu tố nào? Câu 8: Trong bài “Khi con tu hú”- Tố Hữu , mở đầu và kết thúc bài thơ là tiếng chim tu hú kêu . Điều đó có ý nghĩa như thế nào ? II. TIẾNG VIỆT Câu 1: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. Cho ví dụ minh họa . Câu 2: Lựa chọn cách sắp xếp trật tự từ hợp lí nhất cho câu văn sau: “vội vàng đặt con xuống đất(1) chạy đến đỡ lấy tay hắn,(2) chị Dậu xám mặt(3). Nêu một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu? Câu 3: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán. Cho ví dụ minh họa . Câu 4: Thế nào là hành động nói? Cho ví dụ. Câu 5: Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Đặt một đoạn hội thoại ngắn và xác định vai xã hội trong cuộc thoại đó . Câu 6: Câu nào trong đoạn văn sau là câu cầu khiến ? Vì sao em biết ? “ Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi : - Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai được nghỉ cả ngày nữa.” ( Thanh Tịnh , Tôi đi học) Câu 7: Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định. Cho ví dụ minh họa .
  2. Câu 8: Cho đoạn trích: “Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại”. Các câu văn trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu gì? Nêu các chức năng của kiểu câu em vừa xác định? III. TẬP LÀM VĂN Đề 1: Giới thiệu một loài cây hoặc loài hoa mà em yêu thích. Đề 2: Gần đây một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh và hoàn cảnh gia đình. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề đó? Đề 3: Nhân dân ta thường khuyên nhủ nhau: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Em hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao trên. Đề 4: Hãy nói không với các tệ nạn xã hội. HẾT
  3. GỢI Ý TRẢ LỜI I/ VĂN BẢN Câu 1: Diễn đạt dưới hình thức một đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo hai ý cơ bản sau: - Bọn cai trị thực dân: + Trước khi chiến tranh xảy ra:độc ác (dẫn chứng). + Khi chiến trah xảy ra: giả nhân, giả nghĩa, thủ đoạn, tàn nhẫn (dẫn chứng). + Khi chiến tranh kết thúc: lại đối xử tàn nhẫn (dẫn chứng). - Số phận người dân các nước thuộc địa: + Trước khi chiến tranh xảy ra: Bị đối xử như súc vật (dẫn chứng). + Ki chiến tranh xảy ra: Bị bắt đi lính, bị cướp đoạt tài sản, bị đẩy ra chiến trường làm bia đỡ đạn .(dẫn chứng). + Khi chiến tranh kết thúc: Lại bị đối xử như súc vật (dẫn chứng). Câu 2: Thành Đại La được chọn àm nơi đóng đô vì: - Vị thế địa lý: (dẫn chứng) - Vị thế chính trị, văn hóa: dẫn chứng. Câu 3: Bốn câu thơ cuối bài diễn tả nỗi nhớ người xa quê: - Nhớ những hình ảnh của quê hương làng chài: (dẫn chứng). - Nhớ hương vị quê hương: ( dẫn chứng). Câu 4:- Chép đúng bản phiên âm ( sgk trang37). - Chép đúng bản dịch thơ (sgk trang 37). - Nội dung và nghệ thuật (ghi nhớ trang 38). Câu 5:- Qua bài thơ, cuộc sống của Bác hiện lên khá đầy đủ: Nếp sống và sinh hoạt(dẫn chứng). - Giọng thơ hóm hỉnh, vui đùa toát lên tinh thần lạc quan Câu 6:- Hành động chủa giặc: ngang ngược, tham lam và tàn bạo (dẫn chứng). - Qua đó cho ta thấy nỗi căn hận và sự khinh bỉ giặc của tác giả Câu 7: Nguyễn trãi đã đưa ra các yếu tố: Nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, lịch sử riêng, chế độ riêng: (dẫn chứng). Khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc. Câu 8: - Tiếng chim tu hú mở đầu bài thơ: là thức dậy tâm hồn người chiến sỹ cộng sản đang bị giam cầm khát vọng cuộc sống tự do (dẫn chứng). - Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ: thể hiện tình cảm da diết, như giục giã khiến tâm trạng người tù càng đau khổ, uất hận hơn (dẫn chứng). II/ TIẾNG VIỆT: Câu 1: Ghi nhớ trang 11 Câu 2: - Trình tự sắp xếp hợp lý: 3->1->2. - Một số tác dụng của sắp xếp trật tự từ: Ghi nhớ trang 112.
  4. Câu 3: Ghi nhớ trang 44. Câu 4: - Ghi nhớ trang 62. - Cho ví dụ: tự cho. Câu 5:- Khái niệm vai xã hội: Ghi nhớ trang 94. - Viết đoạn hội thoại và tự xác định vai xã hội. Câu 6: - Xác định đúng câu cầu khiến: tự xác định. - Giải thích: Tự giải thích. Câu 7:- Khái niệm câu phủ định: Ghi nhớ trang 53. - HS tự cho ví dụ. Câu 8:- Xác định kiểu câu trong đoạn văn: Câu trần thuật. - Chức năng câu trần thuật: ghi nhớ trang 46. III/ TẬP LÀM VĂN Đề 1: Mở bài: Giới thiệu khái quát về loài cây, loài hoa. Thân bài: Trình bày được các ý sau: - Đặc điểm và quá trình sinh trưởng, phát triển. - Lợi ích. - Cách trồng trọt. - Cách chăm sóc. Kết bài: Khẳng định vai trò và ý nghĩa của loài cây. Đề 2: Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Thân bài: Trình bày được các ý sau: - Biểu hiện. - Nguyên nhân. - Tác hại.( có dẫn chứng cụ thể). - Quan niệm của bản than và liên hệ thực tế. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của trang phục và văn hóa. Đề 3: Mở bài: - Dẫn dắt giới thiệu vấn đề-> dẫn câu ca dao. - Kêu gọi long yêu thương, đoàn kết Thân bài: Đảm bảo các nội dung sau: - Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu ca dao. - Lý giải được tại sao lại phải yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau? - Bàn bạc, ở rộng vấn đề và lien hệ bản than. Kết bài: Khẳng định lại nội dung và ý nghĩa câu ca dao.
  5. Đề 4: Mở bài: Dẫn dấ vào vấn đề: Nói không với tệ nạn xã hội. Thân bài: Cần làm sáng tỏ các luận điểm sau: - Khái niệm tệ nạn xã hội. - Tình hình tệ nạn xã hội diễn ra hiện nay? - Tác hại của tệ nạn xã hội đối với con người và đời sống xã hội.(sức khỏe, kinh tế, lối sống, đạo đức con người ). - Chúng ta phải trán xa các tệ nạn xã hội để làm đẹp cho tương lai bản than và đất nước. Kết bài: Kêu gọi mọi người sống lành mạnh, xa rời các tệ nạn xã hội. Lưu ý: Nội dung trên chỉ là đáp án gợi ý, khi hướng dẫn ôn tập cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể chi tiết theo thực tế giảng dạy ở đơn vị.