Giáo trình Lịch sử 6 bản mới - Bộ sách Cánh diều

docx 87 trang Hải Hòa 11/03/2024 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lịch sử 6 bản mới - Bộ sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_trinh_lich_su_6_ban_moi_bo_sach_canh_dieu.docx

Nội dung text: Giáo trình Lịch sử 6 bản mới - Bộ sách Cánh diều

  1. 53 hủy diệt), Ganesha (phúc thần đầu người mình voi) hoặc đấy còn có thể là các vị Phật. Điều này tùy thuộc vào lòng tin và kính mộ của mỗi vì vua ở các triều đại khác nhau. Ở thánh địa Mỹ Sơn hiện nay phần lớn là công trình kiến trúc tôn giáo thờ các vị thần thuộc Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo. Nhưng ở thánh địa Đồng Dương (thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đây là kinh đô Phật giáo lớn nhất của Champa. Hiện tại có trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều phế tích kiến trúc. Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính toàn cầu, xứng đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Một trong những sự quan tâm ấy là việc tổ chức UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới cũng chính là việc đánh giá cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc Champa nói chung. Bài 12: Nhà nước Văn Lang Câu hỏi mở đầu Khi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Các Vua Hùng đã dựng nước như thế nào? Gợi ý Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã quây quần ở lưu vực các con sông lớn Sự ra đời của nhà nước Văn Lang: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực các con sống lớn, đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến, xã hội có sự phân hóa giàu nghèo. Do nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang. Câu hỏi giữa bài 1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang • Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
  2. 54 • Hãy xác định phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang trên lược đồ hình 12.2 Gợi ý • Sự ra đời của nhà nước Văn Lang: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực các con sống lớn, đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến, xã hội có sự phân hóa giàu nghèo. Do nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang. • Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang: Chủ yếu ở lưu vực các sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. 2. Tổ chức nhà nước Văn Lang ? Dựa vào sơ đồ hình 12.3, hãy trình bày và nhận xét về tổ chức Nhà nước Văn Lang Gợi ý Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm: • Hùng Vương là người đứng đầu nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu • Dưới vua có 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng. • Dưới bộ là chiềng, chạ, đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính. => Nhận xét: nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bước đầu có hệ thống, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước. 3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang • Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.4 đến 12.6 cho em biết gì về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang? • Dựa vào các hình 12.7 và 12.8 đọc thông tin, em hãy mô tả đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang. Gợi ý Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.4 đến 12.6 cho ta thấy được cuộc sống vật chất của con người thời bấy giờ: • Nhà ở: Chủ yếu là nhà sàn • Sản xuất: Làm nông nghiệp, trồng lúa nước
  3. 55 • Phương tiện đi lại: Chủ yếu là thuyền Đời sống tinh thần của người dân Văn Lang: • Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm, trong những dịp đó mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa, ca hát • Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình • Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các thần sông, núi, Mặt Trời, Mặt Trăng • Chôn cất người chết kèm theo công cụ, đồ dùng hằng ngày hoặc trang sức quý giá. Luyện tập và vận dụng Câu 1: Vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét Câu 2: Trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, em ấn tượng nội dung nào nhất. Trình bày hiểu biết của em về nội dung đó. Câu 3: Ngày nay, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng nào từ thời Văn Lang còn được người Việt lưu giữ? Gợi ý Câu 1: Sơ đồ nhà nước Văn Lang: => Nhận xét: Mặc dù nhà nước Văn Lang còn rất sơ khơi nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển, đấu tranh chống giắc ngoại xâm của đất nước ta sau này. Câu 2: Trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, em ấn tượng nhất với tục nhuộm răng đen.
  4. 56 Nhuộm răng là một trong những phong tục xưa của nhiều dân tộc ở Đông Á, như Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia và miền Nam Trung Quốc. Theo các truyện cổ tích Việt Nam thì từ hàng nghìn năm trước người Việt đã có tục nhuộm răng. Theo truyền thuyết Việt Nam tục này đi cùng với tục xăm mình và ăn trầu. Khoảng vào năm 1862, khi nền văn minh Tây phương xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, và nhất là đầu những năm của thế kỷ 20, tục này mới giảm mà dần dần mất hẳn. Câu 3: Ngày nay, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng từ thời Văn Lang còn được người Việt lưu giữ: • Tục làm bánh chưng, bánh giày ngày lễ tết • Tục thờ cúng tổ tiên, một số nơi thờ cúng các vị thần. • Nông nghiệp gắn liền với nghề trồng lúa nước • Chôn người chết, ăn trầu, xăm hình • Thuật luyện kim, làm gốm Bài 13: Nhà nước Âu Lạc Câu hỏi mở đầu "An Dương Vương thế Hùng Vương Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân" (Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh) Nhà nước Âu Lạc ra đời và có bước phát triển như thế nào so với Nhà nước Văn Lang? Gợi ý - Sau khi dành thắng lợi quần Tần, năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương. Hai vùng đất cũ của người Âu Việt và Lạc Việt hợp lại thành
  5. 57 một nước, lấy tên là Âu Lạc, còn nước Văn Lang được hợp nhất từ 15 bộ lạc của người Việt. Câu hỏi giữa bài 1. Sự ra đời tổ chức Nhà nước Âu Lạc • Hãy cho biết thời gian ra đời của nước Âu Lạc • Xác định phạm vi lãnh thổ của nước Âu Lạc trên lược đồ hình 13.1 • Hãy vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Âu Lạc • Dựa vào sơ đồ hình 13.2, hình 13.3 và đọc thông tin, hãy cho biết An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích gì? Gợi ý • Sau khi dành thắng lợi quần Tần, năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương. Hai vùng đất cũ của người Âu Việt và Lạc Việt hợp lại thành một nước, lấy tên là Âu Lạc. • Phạm vi lãnh thổ nước Âu Lạc: từ phía nam sông Tả Giang (Quảng Tây, Trung Quốc) kéo xuống dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh). • Sơ đồ tổ chức nhà nước Âu Lạc: • An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích: bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm. 2. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc • Quan sát các hình từ 13.4 đến 13.6 và đọc thông tin, hãy cho biết những nghề sản xuất chính của cư dân Âu Lạc.
  6. 58 • Hãy mô tả đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc. Gợi ý Những nghề sản xuất chính của cư dân Âu Lạc là: • Gieo trồng được lúa và các loại rau, củ, quả. • Nghề gốm, nghề luyện kim, đúc đồng được xây dựng và ngày càng phát triển • Nghề dệt phát triển, nhiều loại vải được làm từ sợi đay, tơ tằm Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Âu Lạc: • Đời sống vật chất: được nâng cao. Ngoài đồ ăn thịt, cá, rau, gạo, cư dân còn ăn hoa quả. Biết làm muối, mắm, dùng gia vị và mặc nhiều loại vải. Đồ dùng sinh hoạt phong phú, đầy đủ hơn. • Đời sống tinh thần: Các tín ngưỡng , phong tục tập quán cũ vẫn duy trì và phát triển. Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm. Luyện tập và vận dụng Câu 1: Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây về nước Văn Lang và Âu Lạc Nội dung Nước Văn LangNước Âu Lạc Thời gian ra đời ? ? Kinh đô ? ? Tổ chức nhà nước? ? Câu 2: Sự tiến bộ về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc được biểu hiện như thế nào? Câu 3: Dựa vào hình 13.8, hình 13.9 và các thông tin em tìm hiểu được, hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về khu di tích Đền Hùng và Khu di tích thành Cổ Loa? Gợi ý Câu 1: Hoàn thành bảng: Nội dung Nước Văn Lang Nước Âu Lạc Thời gian ra đời Vào khoảng thế kỉ VII TCN Sau khi dành thắng lợi quần Tần, năm 208 TCN Kinh đô Phong Châu (Phú Thọ) ngày nay Phong Khê (Cổ Loa, Đông
  7. 59 Anh, HN) Tổ chức nhà Hùng Vương -> 15 bộ (Lạc An Dương Vương -> 15 bộ nước tướng) -> Chiềng, chạ (Bồ chính) (Lạc tướng) -> Chiềng, chạ (Bồ chính). Câu 2: Sự tiến bộ của cư dân Âu Lạc về: • Đời sống vật chất: Ngoài các thức ăn cơ bản như gạo, rau, thịt, cá thì cư dân còn ăn thêm hoa quả, làm muối, làm mắm, sử dụng gia vị. Người dân cũng biết dệt và mặc nhiều loại vải hơn. Đồ dùng gia đình cũng phong phú và đầy đủ hơn nhiều. • Đời sống tinh thần: Các tín ngưỡng, phong tục tập quán cũ vẫn duy trì và phát triển. Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm. Câu 3: Giới thiệu về khu di tích Đền Hùng và Khu di tích thành Cổ Loa Khu di tích Đền Hùng: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ. Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng, có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam , mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo, . Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết. đây là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời. Từ chân núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lần lượt các di tích kiến trúc như: cổng đền, đền hạ, đền trung, đền thượng và Lăng Hùng Vương, đền Tổ mẫu Âu Cơ
  8. 60 Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam! Khu di tích thành Cổ Loa: Thành Cổ Loa là toà thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam được xây dựng từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên để làm Kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội. Nằm cách trung tâm thành phố chỉ 24km, thế nên di tích thành Cổ Loa là một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm điểm đến dịp cuối tuần. Muốn ghé thăm thành Cổ Loa, các bạn đi theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Sau khi qua cầu sẽ tới thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi thêm 5km đến ngã rẽ vào Cổ Loa. Nhìn từ góc độ địa lý, vị trí của thành Cổ Loa có ý nghĩa rất lớn. Đây là nơi có hai dòng sông huyết mạch giao nước gần Cổ Loa, là đỉnh thứ hai của tam giác châu thổ sông Hồng. Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc nên được gọi là Loa thành. Tương truyền rằng có 9 vòng thành xoáy trôn ốc, tuy nhiên đến hiện tại chỉ còn 3 vòng. Thành Nội chu vi 1600m, thành Ngoại chu vi 15km, hình dáng khúc khuỷu, bao gồm vô số những công trình kiến trúc độc đáo như Giếng Ngọc,tượng Cao Lỗ, am Mị Châu, . Thành Cổ Loa là toà thành cổ nhất và có quy mô, cấu trúc lớn nhất là cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong số những thành cổ ở nước ta. Là di tích kinh thành của đất nước Âu Lạc từ thế kỷ 3 TCN và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ X SCN, hiện nay Cổ Loa đã được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia. Trong khu di tích có các công trình như Đền Thượng, Giếng Ngọc, Đình Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương, mở cửa quanh năm để phục vụ khách du lịch và người tham quan. Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
  9. 61 và chuyển biến kinh tế, xã hội của Việt Nam Câu hỏi mở đầu Thành cổ Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) vốn là trụ sở của chính quyền đô hộ nhà Hán trong các thế kỉ đầu thời Bắc thuộc. Với số lượng phong phú, đa dạng của các hiện vật khảo cổ, Luy Lâu không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là nơi thể hiện sự giao thoa kinh tế, văn hóa tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này. Trong hơn một nghìn năm đô hộ Việt Nam, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành chính sách cai trị như thế nào? Tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam có chuyển biến ra sao? Gợi ý Chính sách: - Về chính trị: + Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc + Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc. - Về kinh tế: + Sử dụng chế độ tô thuế + Bắt cống nạp sản vật quý (ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi ) + Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt - Về văn hóa: + Mở trường lớp dạy chữ Hán + Áp dụng luật Hán Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục, Tác động: - Về kinh tế: + Sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, kĩ thuật chiết cành vào trong trồng trọt và chăn nuôi.
  10. 62 + Nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn. + Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, làm đường, làm mật mía - Về văn hóa, xã hội: + Tổ chức xã hội thay đổi rõ rệt: Quan lại đô hộ -> Địa chủ Hán và Hào trưởng Việt -> nông dân công xã -> nông dân lệ thuộc -> nô tì. + Truyền bá tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và phong tục của người Hán vào ngày càng nhiều. Câu hỏi giữa bài 1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc Chính sách cai trị về chính trị • Chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc thể hiện như thế nào? • Các triều đại phong kiến phương Bắc chủ trương đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc nhằm mục đích gì? Gợi ý Chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc thể hiện: • Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc • Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc. Các triều đại phong kiến phương Bắc chủ trương đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc nhằm mục đích dễ cai trị và dần dần thu phục người Việt. Chính sách bóc lột về kinh tế ? Dựa vào các hình 14.4, 14.5 và đọc các thông tin tư liệu trên, hãy liệt kê những hình thức bóc lột chủ yếu của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc. Gợi ý Những hình thức bóc lột chủ yếu của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc: • Sử dụng chế độ tô thuế
  11. 63 • Bắt cống nạp sản vật quý (ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi ) • Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt Chính sách cai trị về văn hóa • Việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích gì? • Nêu chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc. Gợi ý • Việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích đồng hóa dân ta về mọi mặt • Chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc: o Mở trường lớp dạy chữ Hán o Áp dụng luật Hán o Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc. 2. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hóa trong thời Bắc thuộc Những chuyển biến về kinh tế ? Quan sát các hình 14.6, 14.7 và đọc thông tin, hãy cho biết những chuyển biến về kinh tế của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc. Gợi ý Những chuyển biến về kinh tế của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc • Sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, kĩ thuật chiết cành vào trong trồng trọt và chăn nuôi. • Nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn. • Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, làm đường, làm mật mía Những chuyển biến về xã hội và văn hóa ? Quan sát bảng trên và đọc thông tin, hãy cho biết sự chuyển biến của xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc. Gợi ý
  12. 64 Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc: Quan lại đô hộ -> Địa chủ Hán và Hào trưởng Việt -> nông dân công xã -> nông dân lệ thuộc -> nô tì. => So với thời Văn Lang, Âu Lạc, xã hội thời Bắc thuộc có sự chuyển biến rõ rệt. Luyện tập và vận dụng Câu 1: Nêu một số nét trong chính sách cai trị về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người dân Việt Nam thời Bắc thuộc. Câu 2: Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam trong thời Bắc thuộc. Câu 3: Hãy cho biết những cách thức canh tác, nghề thủ công nào trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì, phát triển cho đến ngày nay Gợi ý Câu 1: Một số nét trong chính sách cai trị về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người dân Việt Nam thời Bắc thuộc: • Về chính trị: o Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc o Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc. • Về kinh tế: o Sử dụng chế độ tô thuế o Bắt cống nạp sản vật quý (ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi ) o Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt • Về văn hóa: o Mở trường lớp dạy chữ Hán o Áp dụng luật Hán o Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc. Câu 2: Những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam trong thời Bắc thuộc: • Về kinh tế: o Sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, kĩ thuật chiết cành vào trong trồng trọt và chăn nuôi.
  13. 65 o Nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn. o Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, làm đường, làm mật mía • Về văn hóa, xã hội: o Tổ chức xã hội thay đổi rõ rệt: Quan lại đô hộ -> Địa chủ Hán và Hào trưởng Việt -> nông dân công xã -> nông dân lệ thuộc -> nô tì. o Truyền bá tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và phong tục của người Hán vào ngày càng nhiều. Câu 3: Những cách thức canh tác, nghề thủ công nào trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì, phát triển cho đến ngày nay: • Hình thức canh tác: Công cụ sản xuất làm bằng sắt, dùng trâu bò làm sức kéo, chiết cành • Nghề thủ công: nghề làm gốm, làm mộc, làm thủy tinh, làm mật, làm đường Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu dành độc lập, tự chủ Câu hỏi mở đầu Dân ta có một lòng nổng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tố quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. (Hồ Chí Minh) Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam được thể hiện như thế nào trong thời Bắc thuộc? Gợi ý
  14. 66 Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi và điều đó được thể hiện trong thời kì Bắc thuộc. Dù bị thực dân phương Bắc xâm lược trong hơn một nghìn năm nhưng tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ta trở lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục từ khởi nghĩa năm 40 của Hai Bà Trưng đến Bà Triệu, cuối cùng được kết thúc bằng chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền đã cho thấy ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ta trong thời kì Bắc thuộc. Câu hỏi giữa bài 1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Gợi ý Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: • Nguyên nhân: o Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán o Thi sách là chồng của Trưng Trắc bị quân Hán giết hại • Kết qủa: Khởi nghĩa giành được thắng lợi, độc lập, dân tộc được khôi phục. • Ý nghĩa: o Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt. o Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta. 2. Khởi nghĩa Bà Triệu ? Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu? Gợi ý Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu: • Nguyên nhân: Nhà Ngô cai trị nước ta, áp đặt nhiều thứ thuế, bắt thợ thủ công giỏi của nước ta đưa về Trung Quốc => Mâu thuẫn người Việt với chính quyền
  15. 67 xảy ra ngày càng gay gắt dẫn đến các cuộc đấu tranh tự chủ diễn ra trong đó có cuộc khởi nghĩa do Bà Triệu lãnh đạo. • Kết quả: Trước sự đàn áp của 8000 quân nhà Ngô, Bà Triệu và nghĩa quân buộc phải di chuyển về vùng Phú Điền, ít lâu sau Bà Triệu hi sinh trên đỉnh núi Tùng, cuộc khởi nghĩa thất bại. • Ý nghĩa: Dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa đã tô đậm truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng. 3. Khởi nghĩa Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân ? Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Gợi ý Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lý Bí: Nguyên nhân: • Nhà Lương siết chặt ách cai trị, người Việt càng thêm khốn khổ • Nhà Lương quy định chỉ những người thuộc dòng họ vua và một số họ lớn mới được giữ chức vụ quan trọng => Mâu thuẫn xảy ra gay gắt -> Mùa xuân 542, Lý Bid lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa Kết quả: Chỉ trong 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được thành Long Biên (Bắc Ninh). Năm 544, nước Vạn Xuân được thành lập. Ý nghĩa: • Cuộc khởi nghĩa đã trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng vì mục tiêu hàng đầu là độc lập, tự chủ của người Việt. • Để lại những bài học quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích cho lịch sử dân tộc Việt Nam. 4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng ? Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng. Gợi ý Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng:
  16. 68 • Nguyên nhân: Nhà Đường cai trị hà khắc, áp đặt thuế khóa, lao dịch nặng nề => Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng • Kết quả: Cả hai cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp, thất bại. • Ý nghĩa: Các cuộc khởi nghĩa là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường cho người Việt. Đồng thời, cổ vũ trực tiếp cho tình thần đấu tranh giành độc lập của người Việt. Luyện tập và vận dụng Câu 1: Dựa vào sơ đồ và các thông tin gợi ý dưới đây, hãy sắp xếp thời gian bùng nổ, kết quả cho đúng với tên của các cuộc khởi nghĩa đã được tìm hiểu trong bài học Gợi ý 1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43): Đánh đổ chính quyền đô hộ của nhà Hán, xưng vương, lập chính quyền tự chủ. 2. Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248): Đánh đuổi chính quyền đô hộ của nhà Ngô, làm cho "toàn thể Giao Châu chấn động". 3. Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542 - 602): Đánh đổ chính quyền đô hộ của nhà Lương, dựng nước Vạn Xuân. 4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 713 - 722): Đánh đuổi chính quyền đô hộ của nhà Đường, xây thành Vạn An, xưng đế 5. Khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng năm 776 - 791): Đánh đuổi chính quyền đô hộ của nhà Đường, xưng vương.
  17. 69 Câu 2: Trong các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của người Việt từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X, em hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của một cuộc khởi nghĩa mà em thấy ấn tượng nhất. Câu 3: Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một số điểm di tích lịch sử liên quan đến các nhân vật lịch sử thời Bắc thuộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng Gợi ý Câu 2: nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Nguyên nhân: • Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán • Thi sách là chồng của Trưng Trắc bị quân Hán giết hại Diễn biến: • Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây) • Nghĩa quân làm chủ Mê Linh rồi tiến xuống Cổ Loa và Luy Lân • Tô Định phải bỏ trốn về Trung Quốc. Kết qủa: Khởi nghĩa giành được thắng lợi, độc lập, dân tộc được khôi phục. Ý nghĩa: • Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt. • Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Câu 3: Giới thiệu đền Hai Bà Trưng Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Bắc, đền Hai Bà Trưng (thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất, thờ hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc: Trưng Trắc và Trưng Nhị – những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 – 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Đền ngự trên một khu đất cao, rộng, thoáng giữa cánh đồng, nhìn ra đê sông Hồng. Tam môn nội, trên cửa chính có bức hoành phi mang dòng chữ “Ly chiếu
  18. 70 tứ phương” (ví Hai Bà như ánh sáng chiếu tỏa bốn phương). Theo thuyết phong thủy, khu đất này có hình dáng giống như hình của một con voi trắng đang uống nước (Bạch tượng uyển hồ). Ban đầu ngôi đền được xây dựng bằng tre, lá. Đến triều Đinh (968-980), đền được xây lại bằng gạch. Đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Năm 1881-1889, đền được trùng tu lớn và đổi hướng lại ban đầu như hướng ngày nay. Đền được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, hình chữ “tam”, gồm: Tiền tế, Trung tế, Hậu cung, xung quanh là tường gạch; hai bên là Tả mạc và Hữu mạc bao lấy khu sân rộng. Hai cây muỗm bên hồ Bán Nguyệt cùng các cây cổ thụ khác trong khu nội vi đều tỏa bóng mát rượi càng làm tôn thêm cho đền vẻ cổ kính, uy linh. Từ đền nhìn ra hướng Tây qua lạch vòi voi là môn nội, cột đá thề, tam môn ngoại và đường Kéo Quân dấu tích một thời, hướng Nam có hồ Mắt Voi, hướng bắc có hồ Tắm Voi. Trông lên tựa Thượng Điện, một không gian tĩnh lặng, thâm nghiêm. Những cột lim tròn, các dầu hồi bít đốc, các đầu đao mái cong cổ truyền và phần kiến trúc gỗ trong đền hợp nhất thành một thể thống nhất đầy sức sáng tạo mang tính ẩn dụ cao. Đặt trước Trung tế là đôi rồng đá với nghệ thuật điêu khắc thời Lê, rất ít nơi có. Sự kết hợp đăng đối của ngôi đền khiến cho người viếng thăm, chiêm bái cảm nhận được sự tôn nghiêm, thành kính. Trong đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý: Hai cỗ kiệu Bát Cống, Long Đình từ thế kỉ XVII, gươm trường, bát bửu, cửa võng, nhang án, chuông đồng (đúc năm 1803), bia đá (khắc năm 1889), trùng tu cải chính hướng đền. Đặc biệt, trong Tiền tế và Hậu cung còn có một số hoàng phi, câu đối mang ý nghĩa tự hào dân tộc. Đó là hai bức hoành: Nam Quốc Sơn Hà và Hoàng đế từ. Đôi câu đối có niên đại xưa nhất của Vĩnh Tường – Tri phủ Nguyễn Thái – cung tiến năm 1881 có nội dung: “Bất thế anh hùng vương tỷ muội; Nhưng tiền cơ chỉ tuế xuân thu”; tạm dịch “Vua chị, vua em, hào kiệt thế gian khó sánh; Còn nền, còn móng, xuân thu hương lưu dài lâu”. Vào những năm 1943-1945, đồng chí Trường Chinh – Tổng Bí thư của Đảng đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng làm một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945.
  19. 71 Hiện nay, Đền còn lưu giữ 23 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam, sắc phong sớm nhất là từ đời Vua Lê Hiển Tông năm Cảnh Hưng 44 (ngày 26/7/1783) cho đến sắc phong triệu đại Nguyễn năm Khải Định 9 (25/7/1924), bao gồm sắc phong tôn hiệu cho Hai Bà và các sắc chỉ cho dân làng Hạ Lôi cùng các vùng lân cận phải chăm sóc, giữ gìn đền thờ Hai Bà Trưng. Ngày 7/10/1980, Khu thành cổ Mê Linh và đền thờ Hai Bà Trưng ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc Câu hỏi mở đầu "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa " mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc" (Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm) Trước âm mưu đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời Bắc Thuộc, người Việt đã đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc như thế nào? Gợi ý Từ khi nhà Hán đặt chính sách cai trị, bên cạnh chính sách đô hộ và bóc lột về kinh tế, chính sách đồng hóa về văn hóa luôn được triều đại phong kiến phương Bắc thi hành, tuy nhiên nhân dân ta vẫn giữ được những nét văn hóa của người Việt đó là: Tục ăn trầu của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được giữ đến tận ngày nay và những lễ hội của người Việt như hội Gióng, hội hát xoan, quan họ, vẫn được lưu truyền và phát triển đến tận ngày nay. Trong thời kì Bắc thuộc, người Việt đã tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài nhằm phát triển văn hóa truyền thống thêm đặc
  20. 72 sắc và đa dạng. Trong đó, giao thoa văn hóa và sự xuất hiện của những yếu tố văn hóa mới là những xu hướng nổi bật. Điều này trước được thể hiện qua các sản phẩm thủ công đương thời. Câu hỏi giữa bài 1. Giữ gìn văn hóa dân tộc ? Qua các hình 16.2 và 16.3, hãy nêu tên một số nét văn hóa của người Việt Vẫn được giữ gìn và phát triển trong thời kì Bắc thuộc. Gợi ý Một số nét văn hóa của người Việt Vẫn được giữ gìn và phát triển trong thời kì Bắc thuộc là: • Tục thờ cúng tổ tiên • Tổ chức các lễ hội làng 2. Phát triển văn hóa dân tộc ? Quan sát các hình từ 16.4 đến 16.9 và đọc thông tin, hãy cho biết việc tiếp thu các yếu tố bên ngoài đến phát triển văn hóa dân tộc như thế nào. Gợi ý Trong thời Bắc thuộc, người Việt đã biết tiếp thu các yếu tố bên ngoài đến phát triển văn hóa dân tộc. Cụ thể là: • Các sản phẩm thủ công được cải tiến một cách sáng tạo (vòi ấm trang trí hình đầu gà, viền ngoài khay gốm trang trí hoa văn kiểu văn hóa Đông Sơn ) • Người việt giữ những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, tiếp nhận thêm nhiều lớp từ Hán và chữ Hán. • Phật Giáo, Đạo giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên, phổ biến, sâu sắc. Luyện tập và vận dụng Câu 1: Những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của người Việt thời Bắc thuộc có ý nghĩa như thế nào? Câu 2: Những phong tục nào của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay.
  21. 73 Gợi ý Câu 1: Những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của người Việt thời Bắc thuộc đã giữ vững bản sắc văn hóa, để giữ gìn tiếng nói, phong tục tập quán của mình, đồng thời tranh thủ tiếp thụ những yếu tố tiến bộ, hợp lý của văn hóa Hán nhằm hoàn thiện và nâng cao nền văn hóa, văn minh của người Việt, củng cố tinh thần tự lực tự cường, tăng thêm ý chí đấu tranh giành độc lập tự chủ. Đây là giá trị to lớn nhất của sự nghiệp chuẩn bị cho công cuộc dựng nước sau khi giành được quyền tự chủ. Câu 2: Những phong tục của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay là: • Thờ cúng tổ tiên • Tổ chức mở hội hằng năm • Ăn trầu, chôn người chết trong quan tài Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X Câu hỏi mở đầu Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã tạo nên bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X. Đây là sự kế thừa tinh thần yêu nước, quật cường của dân tộc và là kết quả của quá trình giành quyền tự chủ, độc lập liên tục từ họ Khúc, họ Dương đến họ Ngô. Qúa trình này đã diễn ra như thế nào? Ý nghĩa và bài học lịch sử của quá trình này là gì? Gợi ý Trong suốt thế kỉ X đã chứng kiến những sự đấu tranh quyết tâm để giành lại nền độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam, được thể hiện từ của khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ, tự xưng là Tiết độ sứ đã cho thấy một sự phát triển về nhận thức của ta
  22. 74 trong quá trình giành độc lập dân tộc. Những cải cách tiến bộ của Khúc Hạo là một trong những việc để ta củng cố lại nền tự chủ. Tuy nhiên, quân Nam Hán đem quân đánh và họ Khúc bị lật đổ, cùng lúc ấy, Dương Đình Nghệ là một tướng của họ Khúc đã đem quân đi đánh quân Nam Hán và giành thắng lợi. Nhưng không được bao lâu thì bị kẻ phản bội là Kiều Công Tiễn giết hại và quân Nam Hán lại lấy cớ sang xâm lược nước ta một lần nữa. Đúng lúc ấy, Ngô Quyền với tài chí mưu lược và nghệ thuật quân sự hết sức sáng tạo của mình đã giúp nhân dân giành lại độc lập tử chủ, được coi là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam, chấm dứt hơn một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ. Câu hỏi giữa bài 1. Họ Khúc giành quyền tự chủ Khúc Thừa Dụ gây dựng nền tự chủ, Khúc Hạo củng cố nền tự chủ • Khúc Thừa dụ đã giành quyền tự chủ như thế nào? • Nêu nội dung và ý nghĩa cải cách của Khúc Hạo Gợi ý Khúc Thừa Dụ đã giành chính quyền tự chủ: • Năm 905 nhân cơ hội nhà Đường ngày càng suy yếu, Tiết độ sứ Độc Cô Tồn bị giáng chức, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La, tự xưng Tiết độ sứ. • Đầu năm 906, hoàng đế nhà Đường công nhận, phong Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ An Nam. Nội dung và ý nghĩa cải cách của Khúc Hạo: • Nội dung: o Chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ, bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch. o Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán • Ý nghĩa:
  23. 75 o Xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ. Cuộc sống của người Việt do người Việt cai quản, tự quyết định tương lai của mình. o Ngoài ra, việc làm đó còn chứng tỏ nền đô hộ của thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta đã chấm dứt. Nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ. Đó là bước mở đầu của giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn. 2. Dương Đình Nghệ khôi phục nền tự chủ ? Dương Đình Nghệ đã khôi phục và giành quyền tự chủ như thế nào? Gợi ý Dương Đình Nghệ khôi phục và giành quyền tự chủ: • Đầu năm 931, Dương Đình Nghệ kéo quân từ Ái Châu đánh và và nhanh chóng làm chủ thành Đại La. • Cuộc kháng chiến năm 931 giành thắng lợi, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ. 3. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) • Dựa vào lược đồ hình 17.5, hình 17.6 và đọc thông tin, hãy tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938. • Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện qua những điểm nào? • Nêu ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. • Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc. Gợi ý Tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938: • Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào nước ta theo đường biển. • Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng lúc thủy triều lên. • Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo vượt qua bãi cọc. • Thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh trở lại. • Quân Nam Hán bỏ chạy, thuyền va vào bãi cọc vỡ tan tành. • Quân ta từ trên đánh xuống, từ 2 bên bờ đánh sang, đánh giáp lá cà quyết liệt.
  24. 76 Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện qua: • Chọn địa điểm: Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược. • Chiến thuật đánh giặc: Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắc đóng xuống dòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm. Có quân mai phục hai bên bờ. Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc “ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả”. Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938: Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Đánh giá công lao của Ngô Quyền: Đã tập hợp được quần chúng, đánh được trăm vạn quân địch, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang lại nữa. Luyện tập và vận dụng Câu 1: Dựa vào mẫu dưới đây, hãy sắp xếp những thông tin vào sơ đồ sao cho phù hợp: Câu 2: Trong các sự kiện lịch sử Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán năm 931, chiến thắng Bạch Đằng năm 938, sự kiện nào đã tạo nên bước ngoặt của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X? Vì sao? Gợi ý Câu 1: Sắp xếp các thông tin: • 1. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905): giành nền tự chủ của dân tộc • 2. Cải cách của Khúc Hạo (năm 907 - 917): Bảo vệ nền tự chủ • 3. Dương Đình Nghệ chiến thắng quân Nam Hán (năm 931): Củng cố nền tự chủ • 4. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (năm 938): Chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Câu 2: Trong các sự kiện lịch sử Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán năm 931, chiến thắng Bạch Đằng
  25. 77 năm 938. Theo em, sự kiện chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã tạo nên bước ngoặt của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X vì nhờ chiến thắng trận Bạch Đằng đã giúp đất nước chúng ta chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Câu 3: Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một trong những điểm di tích liên quan đến các nhân vật lịch sử: Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền. Câu 4: Em có ấn tượng nhất với anh hùng dân tộc nào trong thời Bắc thuộc? Hãy giới thiệu vị anh hùng đó dựa vào các nội dung: tiểu sử, công lao, di tích lịch sử liên quan. Gợi ý Câu 1 Sắp xếp các thông tin: 1. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905): giành nền tự chủ của dân tộc 2. Cải cách của Khúc Hạo (năm 907 - 917): Bảo vệ nền tự chủ 3. Dương Đình Nghệ chiến thắng quân Nam Hán (năm 931): Củng cố nền tự chủ 4. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (năm 938): Chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Câu 2 Trong các sự kiện lịch sử Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán năm 931, chiến thắng Bạch Đằng năm 938. => Theo em, sự kiện chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã tạo nên bước ngoặt của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X vì nhờ chiến thắng trận Bạch Đằng đã giúp đất nước chúng ta chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Câu 3: Ví dụ - Giới thiệu di tích lịch sử đền và lăng Ngô Quyền Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây là nơi được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Đến làng quê yên ả này, du khách sẽ được thăm đền thờ và lăng Ngô Quyền, di tích đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nơi thờ vị vua lừng danh trong lịch sử dân tộc, người nổi tiếng với chiến
  26. 78 thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, mở ra một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam. Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất cao, có tên là đồi Cấm, mặt hướng về phía đông. Đền thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100m. Phía trước lăng là một cánh đồng rộng nằm giữa 2 sườn đồi; một nguồn nước gọi là vũng Hùm chảy ra sông Tích; bên cạnh đó là đồi Hổ Gầm, tương truyền xưa là nơi thuở nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ. Đây có lẽ là vị trí đẹp nhất của ấp Đường Lâm xưa. Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã qua nhiều lần trùng tu. Lần tu sửa gần đây nhất là vào thời Vua Tự Đức (1848 – 1883). Đền có quy mô khá khiêm tốn, gồm: Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Đại Bái (Tiền Đường) và Hậu Cung1. Đền được xây bằng gạch, lợp ngói mũi hài, có tường bao quanh. Đại Bái đền thờ là một nếp nhà 5 gian, bộ khung bằng gỗ, được thể hiện chủ yếu thiên về sự bền chắc, tôn nghiêm; gian giữa có treo bức hoành phi đề bốn chữ Hán "Tiền vương bất vong" (Vua Ngô Quyền sống mãi). Hiện nay, Đại Bái còn được dùng làm phòng trưng bày về trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng và thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền. Hậu Cung là một ngôi nhà dọc 3 gian, bộ khung nhà bằng gỗ được trang trí hình rồng, hoa, lá Gian giữa có đặt tượng thờ Ngô Quyền. Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng năm Tự Đức thứ 27 (1874) và trùng tu năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Lăng được xây kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m. Giữa lăng là ngai, trong có bia đá ghi bốn chữ Hán "Tiền Ngô Vương Lăng" (Lăng mộ Vua Ngô Quyền). Đặc biệt, trong quần thể đền và lăng Ngô Quyền, 18 cây duối cổ - tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa - đã được công nhận là "Cây di sản" cấp quốc gia. Hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ Vua Ngô Quyền) nhân dân trong vùng lại về đây để tưởng nhớ công ơn của ông - vị vua "đã mở nước xưng vương", kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầu một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho lịch sử dân tộc. Câu 4: Trong thời Bắc thuộc, em ấn tượng nhất với vị anh hùng Ngô Quyền Tiểu sử Ngô Quyền:
  27. 79 Ngô Quyền sinh ngày 12-3-898, ở tại Đường Lâm (Ba Vì - Hà Tây), cha là Ngô Mân một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa). Nhà Hán có con là Vạn Vương Hoằng Thao, đưa quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, đem quân giết tên phản bội là Kiêu Công Tiễn và đón đánh quân Nam Hán. Để đánh thắng quân Nam Hán, lợi dụng thủy triều lên xuống ông cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt sắt, cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi chiến thuyền của giặc hùng hổ tiến vào sông Bạch Đằng, quân ta nhử cho giặc vượt qua trận địa cọc, đợi cho nước thủy triều xuống, đánh trước mặt và hai bên bờ sông làm cho thuyền giặc tháo chạy va vào cọc nhọn bịt sắt bị đắm chìm gần hết. Thái tử Hoằng Thao chết tại trận, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân Nam Hán. Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới dựng nền độc lập tự chủ, tức là đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, Ngô Quyền làm vua từ năm 939 đến 944 thì mất. Công lao của Ngô Quyền: • Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc. • Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này. Di tích lịch sử liên quan đến Ngô Quyền: • Lăng Ngô Quyền ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) • Quần thể di tích Bạch Đằng Giang • Đình Hàng kênh thờ Ngô Quyền. • Di tích đền thờ Ngô Quyền ở Tràng Kênh
  28. 80 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa Câu hỏi mở đầu Năm 1885, một toán lính Pháp đã tình cờ phát hiện khu đền tháp cổ trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km ở Mỹ Sơn (nay thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Phát hiện này đã mở đầu cho việc khám phá, tìm hiểu một cách khoa học về một vương quốc cổ - Vương quốc Chăm-pa. Lịch sử hình thành và phát triển của vương quốc cổ Chăm-pa diễn ra như thế nào? Gợi ý + Cuối thế kỷ II, nhân dân Tượng Lâm giành độc lập, giành quyền tự chủ, lập nước Lâm Ấp. + Về sau, Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. + Khoảng thế kỉ VII, tên nước đổi thành Chăm-pa. Câu hỏi giữa bài 1. Sự ra đời và quá trình phát triển • Dựa vào lược đồ hình 18.1, hãy xác định phạm vi chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa • Tóm tắt quá trình ra đời, phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Gợi ý • Phạm vi của Vương quốc Chăm-pa: từ Hoành Sơn đến Phan Rang. • Quá trình ra đời, phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X o Cuối thế kỷ II, nhân dân Tượng Lâm giành độc lập, giành quyền tự chủ, lập nước Lâm Ấp. o Về sau, Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay.
  29. 81 o Khoảng thế kỉ VII, tên nước đổi thành Chăm-pa. 2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội ? Hãy trình bày những nét chính về kinh tế và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Chăm-pa Gợi ý Những nét chính về kinh tế nhà nước Chăm-pa: • Sử dụng công cụ sắt, dùng trâu bò kéo cày. • Trồng lúa nước, hai vụ/năm; Làm ruộng bậc thang. • Trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp. • Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Chăm-pa: 3. Một số thành tựu văn hóa ? Quan sát hình từ 18.3 đến 18.5 và đọc thông tin, em hãy kể tên một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa. Gợi ý Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa: • Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm vổ.
  30. 82 • Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần và du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo ) • Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương • Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống hiện thực. Luyện tập và vận dụng Câu 1: Lập bảng tóm tắt những nét chính về sự ra đời, phát triển, phạm vi lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế và tổ chức xã hội của vương quốc Chăm-pa. Câu 2: Vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa. Câu 3: Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một trong những thành tựu văn hóa của Chăm-pa (như đền, tháp, phù điêu, vũ điệu ). Gợi ý Câu 1: Lập bảng tóm tắt: Nội dung chính Ra đời • và Cuối thế kỷ II, nhân dân Tượng Lâm giành độc lập, giành quyền tự phát triển chủ, lập nước Lâm Ấp. • Về sau, Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. • Khoảng thế kỉ VII, tên nước đổi thành Chăm-pa. Phạm vi lãnh• Từ dãy Hoành Sơn đến Phan Rang, Bình Thuận. thổ Sinh hoạt• Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, một năm hai vụ. kinh tế • Nghề làm gốm, xây dựng, khai thác lâm sản, đóng thuyền, đánh bắt cá cũng phát triển. • Chăm Pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên của các thương nhân Trung Quốc, Ấn Độ Tổ chức • xã Vua đứng đầu vương quốc hội • Bộ máy được tổ chức từ trung ương đến địa phương
  31. 83 Câu 2: Vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa: Câu 3: Giới thiệu về một trong những thành tựu văn hóa của Chăm-pa - Tượng phật Đồng Dương: Các thông số: • Chất liệu: Đồng. • Kích thước: cao: 120 cm; rộng: 38 cm. • Niên đại: Thế kỷ VIII - IX. • Loại hiện vật: Cổ vật, Văn hóa Chăm Pa. Miêu tả tóm tắt: Tượng đứng trên bệ hai cấp, tóc xoắn ốc, tai dài, khuôn mặt tròn, đầy đặn, giữa trán có khắc vòng tròn, lông mày cong, mũi thon, cổ 3 ngấn, vai để trần, mặc áo choàng nhiều nếp gấp. Hai tay đưa ra phía trước theo cử chỉ Vitarkamudra, tay phải vịn nhẹ đầu vạt áo choàng. Giá trị tiêu biểu: Tượng có kích thước lớn, thuộc phong cách Đồng Dương, với kỹ thuật đúc đặc biệt, đạt trình độ cao. Tượng mang phong cách nghệ thuật Amaravati, ngoài hình dáng cân đối, hài hòa, kỹ thuật tạo y phục rất tinh tế, mềm mại làm toát lên vẻ đẹp uy nghiêm, huyền bí của Đức Phật. Tượng Phật Đồng Dương có giá trị đặc biệt liên quan đến một giai đoạn Phật giáo ở Chămpa phát triển hưng thịnh nhất, đó là thời kỳ thuộc triều Indravarman II, còn gọi là “Vương triều Đồng Dương” hay “Vương triều Phật giáo”. Tượng Phật Đồng Dương được
  32. 84 nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm bởi giá trị nghệ thuật và yếu tố giao lưu văn hóa Ấn Độ khá đậm nét trên tác phẩm này. Tượng Phật Đồng Dương là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của Văn hóa Chăm Pa, được nhiều nước trên thế giới lựa chọn để trưng bày giới thiệu về văn hóa Việt Nam, là điểm nhấn quan trọng trong các cuộc triển lãm. Hiện nay, bức tượng phật Đồng Dương đang được lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Bài 19: Vương quốc Phù Nam Câu hỏi mở đầu Khoảng đầu thế kỉ XX, trong khi làm ruộng, nông dân ở vùng Óc Eo (thị trấn Óc Eo,Thoại Sơn, An Giang) đã nhặt được nhiều đẻ trang sức quý. Đến năm 1944, Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp đã tổ chức đợt khai quật khảo cổ và phát hiện dấu tích về một vương quốc cô có phạm vi chủ yếu ở Nam Bộ (Việt Nam) - Vương quốc Phù Nam. Sự ra đời phái triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam diễn ra như thế nào? Gợi ý Trên cơ sở Văn hóa Óc Eo và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, khoảng thế kỉ I,vương quốc cổ ở Phù Nam được thành lập, có phạm vi lãnh thổ chủ yếu thuộc Nam Bộ (Việt Nam ngày nay) Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam trở thành một trong những đế chế mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Bước vào thế kỉ VI, Phù Nam dần suy yếu. Đến khoảng đầu thế kỉ VII, Phù Nam bị Chân Lạp- một vương quốc của người Khơ-me thôn tính. Câu hỏi giữa bài 1. Sự ra đời, phát triển và suy vong
  33. 85 ? Đọc thông tin tư liệu kết hợp quan sát lược đồ hình 10.2 (trang 50) hãy xác định phạm vi lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam từ thế kỉ III đến thế kỉ V. Gợi ý • Phạm vi lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam từ thế kỉ III đến thế kỉ V: Chủ yếu thuộc Nam Bộ, Việt Nam ngày nay. • Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam phát triển mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á -> Đến thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu và bị thôn tính. 2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội • Đọc thông tin và kết hợp quan sát các hình 19.2, 19,3, hãy nêu các hoạt động kinh tế và vẽ sơ đồ tổ chức xã hội của Phù Nam • Hình 19.2 gợi cho em suy nghĩ gì về sự phát triển kinh tế Phù Nam? Gợi ý Hoạt động kinh tế của Phù Nam: • Sản xuất nông nghiệp làm chính, kết hợp đánh bắt thủy - hải sản, chế tác kim loại, thủ công và trao đổi buôn bán. • Ngoại thương đường biển rất phát triển. Sơ đồ tổ chức xã hội Phù Nam: Hình 19.2 gợi em liên tưởng tới một đất nước Phù Nam có nền kinh tế hưng thịnh. Các hoạt động sản xuất, trao đổi, buôn bán diễn ra sầm uất và sôi nổi. 3. Một số thành tựu văn hóa ? Quan sát các hình từ 19.3 đến 19.7 và đọc thông tin, hãy kể tên một số thành tựu văn hóa của cư dân Phù Nam. Gợi ý
  34. 86 Một số thành tựu văn hóa của cư dân Phù Nam là: • Về tín ngưỡng: Cư dân phù Nam tín ngưỡng đa thần và sớm tiếp nhận các tôn giáo từ bên ngoài như Hin-đu giáo, Phật giáo. • Về kiến trúc, điêu khắc: Khắc tượng, thần từ đá và gỗ rất phát triển, có phong cách riêng. • Về trang sức: Làm đồ trang sức với nhiều vật liệu như vàng, đá quý Luyện tập và vận dụng Câu 1: Lập bảng tóm tắt những nét chính về sự ra đời, phát triển, suy vong; phạm vi lãnh thổ; sinh hoạt kinh tế và tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam. Câu 2: Vẽ sơ đồ tư duy về những thành tưu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Phù Nam Câu 3: Sự ra đời và phát triển của các quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam (Nhà nước Văn Lang, nhà nước Âu Lạc, Vương quốc Chăm-pa và Vương quốc Phù Nam) có vị trí, ý nghĩa lịch sử như thế nào? Gợi ý Câu 1: Lập bảng tóm tắt Nội dung chính Ra đời và phát triển,• Khoảng thế kỉ I, Vương quốc cổ phù Nam ra đời. suy vong • Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam phát triển mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á -> Đến thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu và bị người Khơ-me thôn tính. Phạm vi lãnh thổ • Hạ lưu sống Mê Công, thuộc Nam Bộ, Việt Nam ngày nay. Sinh hoạt kinh tế • Sản xuất nông nghiệp làm chính, kết hợp đánh bắt thủy - hải sản, chế tác kim loại, thủ công và trao đổi buôn bán. • Ngoại thương đường biển rất phát triển. Tổ chức xã hội • Đứng đầu là vua Phù Nam • Xã hội gồm các lực lượng: tăng lữ, quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
  35. 87 Câu 2: Sơ đồ tư duy về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Phù Nam Câu 3: Sự ra đời và phát triển của các quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam (Nhà nước Văn Lang, nhà nước Âu Lạc, Vương quốc Chăm-pa và Vương quốc Phù Nam) cho thấy người Việt cổ đã tạo dựng những nền văn minh đầu tiên với những thành tựu vô cùng to lớn, khẳng định lịch sử dựng nước sớm và lâu đời của dân tộc Việt Nam, tạo cơ sở cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam sau này. HẾT