Luyện đề thi vào 10 môn Ngữ Văn

pptx 12 trang minh70 4660
Bạn đang xem tài liệu "Luyện đề thi vào 10 môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxluyen_de_thi_vao_10_mon_ngu_van.pptx

Nội dung text: Luyện đề thi vào 10 môn Ngữ Văn

  1. LUYỆN ĐỀ THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN Giáo viên : Đỗ Thị Hải THCS Lý Tự Trọng – Bình Phước Bài giảng video:
  2. ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về”. (Ngữ văn 9 – Tập 2) a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên? c. Xác định thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên? Cho biết đó là thành phần biệt lập nào? Nêu tác dụng của thành phần biệt lập vừa tìm được? Câu 2: (2 điểm) Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn. Câu 3: (6 điểm) Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
  3. Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về”. (Ngữ văn 9 – Tập 2) a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (Sang thu – Hữu Thỉnh) b. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên? (Tâm trạng ngỡ ngàng, ngạc nhiên của nhà thơ khi nhận ra những dấu hiệu của mùa thu đã về) c. Xác định thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên? Cho biết đó là thành phần biệt lập nào? Nêu tác dụng của thành phần biệt lập vừa tìm được? - Thành phần biệt lập tình thái: hình như → Thể hiện sự bất ngờ của tác giả khi nhận ra mùa thu đã về (Thành phần biệt lập tình thái: “Bỗng”→ Thể hiện sự phỏng đoán, băn khoăn của tác giả khi nhận ra mùa thu đã về)
  4. Câu 2: (2 điểm) Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn. *Gợi ý: a. Mở bài: giới thiệu vấn đề (lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta) b. Thân bài: - Giải thích thế nào là lòng biết ơn ? (là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình) Tại sao phải có lòng biết ơn? (biết ơn người giúp đỡ mình là biểu hiện một con người sống có đạo đức, có nghĩa có tình). - Chứng minh (biểu hiện) lòng biết ơn: + Kính yêu, giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ + Kính trọng, vâng lời thầy cô giáo + Thờ cúng ông bà, tổ tiên đã qua đời + Biết ơn những người đã giúp đỡ mình. + Biết ơn những đóng góp, cống hiến, hi sinh to lớn của thế hệ cha anh
  5. - Nhận định, đánh giá (bàn luận): + Gắn kết, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau. + Tạo lòng tin, niềm vui và không gây thất vọng cho người đã giúp mình. + Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng, khiến xã hội ngày càng hài hòa và phát triển. → đức tính tốt đẹp của con người, truyền thống đạo lí của cha ông ta. Bản thân cần trân trọng, ghi nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ, thầy cô, ; Luôn sẵn sàng báo đáp công ơn người đã giúp đỡ mình khi bản thân có khả năng. - Mở rộng vấn đề: Phê phán những người sống vong ân bội nghĩa (ích kỉ, quên đi cội nguồn, tách mình ra khỏi cộng đồng ) c. Kết bài: khẳng định lại quan điểm về lòng biết ơn. - Là đức tính cần thiết của con người → cần trân trọng, giữ gìn, phát huy bằng hành động thiết thực. - Liên hệ bản thân (biết nói lời cảm ơn, rèn luyện bản thân, phấn đấu học tập )
  6. a. MB: giới thiệu vấn đề cần nghị luận b. TB: Lòng biết - Giải thích ơn - Chứng minh - Nhận định, đánh giá - Mở rộng vấn đề. c. KB: tổng kết, nêu nhận thức, tỏ ý hành động
  7. Câu 3: (6 điểm) Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. * Gợi ý: Triển khai một số luận điểm cần nghị luận: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm + Nguyễn Thành Long là nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp; cây bút chuyên về truyện ngắn và kí; văn phong nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ + “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970, rút từ tập “Giữa trong xanh”. - Giới thiệu sơ lược về anh thanh niên (Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động bình thường mà cao cả, tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng. Anh hiện ra trong chốc lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất của bức tranh về phẩm chất, tâm hồn tốt đẹp của con người mới )
  8. b. Thân bài: - Hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt: + Anh đã làm việc bốn năm trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. + Anh làm việc trong hoàn cảnh cô đơn, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất rồi ghi chép lại báo về trung tâm, dựa vào đó để đưa ra bản dự báo thời tiết phục vụ sản xuất và chiến đấu. - Phẩm chất tốt đẹp ở anh là tấm lòng yêu đời, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc: + Công việc khó khăn, đòi hỏi tính tỉ mỉ, chính xác nhưng anh lại tìm thấy niềm vui ở đó “khi ta làm việc ta với công việc là đôi”. Đẹp nhất ở anh là tư tưởng sống, không chỉ cho bản thân mà lo cho đất nước, cho dân tộc. + Anh có tấm lòng yêu nghề, say mê lao động, coi công việc là niềm vui “công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn chết mất.”
  9. + Anh có suy nghĩ đúng đắn về giá trị của cuộc sống: hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đủ đầy về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích (một lần do phát hiện ra đám mây khô giúp không quân ta hạ được máy bay của Mĩ trên cầu Hàm rồng anh thấy mình thật hạnh phúc). - Phong cách sống đẹp: + Cách tổ chức cuộc sống chủ động, ngăn nắp (một căn nhà ba gian sạch sẽ, ) + Tự tạo niềm vui trong cuộc sống - Đức tính đẹp: + Cởi mở, chân thành, quan tâm, quý trọng tình cảm của mọi người + Khiêm tốn từ chối khi ông họa sĩ vẽ chân dung của mình mà giới thiệu người khác xứng đáng hơn.
  10. - Nghệ thuật (tình huống, ngôi kể, miêu tả tâm lí nhân vật): + Tình huống truyện đơn giản, tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn (xoay quanh cuộc gỡ trong chốc lát, nhà văn miêu tả thành công hình ảnh anh thanh niên với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống.) + Anh không có tên gọi cụ thể mà gọi theo lứa tuổi, đây là dụng ý nghệ thuật làm nổi bật chủ đề của truyện: ca ngợi những con người âm thầm làm việc và lo nghĩ cho đất nước.
  11. c. Kết bài (nhận định, đánh giá chung): + Nguyễn Thành Long xây dựng thành công người cán bộ trẻ với những đặc điểm, suy nghĩ, hành động tích cực – tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam những năm chống Mĩ. + Tác phẩm bồi đắp cho chúng ta tình yêu con người và cuộc sống, thấy được trách nhiệm của mình với sự nghiệp chung của đất nước. + Tâm hồn và những việc làm của anh thanh niên trong truyện gợi cho em tình cảm gì? Thôi thúc em làm gì để có ích cho xã hội,
  12. a. MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Nội dung: - Hoàn cảnh sống, việc làm - Phẩm chất Phân tích b. TB: triển khai các - Phong cách sống nhân vật luận điểm về nội dung, - Đức tính anh thanh nghệ thuật niên Nghệ thuật: tình huống, ngôi kể, miêu tả nhân vật c. KB: nhận định, đánh giá chung