Ôn tập Ngữ văn 9 học kỳ II

pptx 12 trang minh70 5210
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 9 học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxon_tap_ngu_van_9_hoc_ky_ii.pptx

Nội dung text: Ôn tập Ngữ văn 9 học kỳ II

  1. ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ II
  2. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ Giáo viên Đỗ Thị Hải : Bài giảng video:
  3. I. Kiến thức cơ bản 1. Khái niệm nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, của con người. 2. Yêu cầu - Nội dung: phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, để chỉ ra chỗ đúng / sai của một tư tưởng nào đó → khẳng định tư tưởng của người viết. - Hình thức: bố cục 3 phần ; luận điểm đúng đắn, sáng tỏ ; lời văn chính xác, sinh động.
  4. 3. Cách làm Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý Bước 2: Lập dàn bài: Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. Thân bài: giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí ; Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung. Kết bài: kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. Bước 3: Viết bài (đi từ chung đến riêng, từ thực tế đến đạo lí, ) Bước 4: Đọc, sửa chữa bài viết
  5. * Câu hỏi: Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào? Giống nhau: đều thuộc nghị luận xã hội. Khác nhau Nghị luận về một sự việc, Nghị luận về một vấn đề tư hiện tượng đời sống: tưởng, đạo lí: Từ sự việc, hiện tượng đời Dùng giải thích, chứng minh → sống →nêu ra những vấn đề làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí tư tưởng. quan trọng đối với đời sống.
  6. II. Luyện tập Bài tập 1: Tính trung thực. a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Trung thực là đức tính quý báu, cần thiết của con người. b) Thân bài - Giải thích: thế nào là tính trung thực? (ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật) - Chứng minh: + tính trung thực trong học hành, thi cử: Không quay cóp, chép bài, không mở tài liệu khi làm bài thi, bài kiểm tra; không chạy điểm; không dùng bằng giả + trong cuộc sống: không quanh co, không thay đen đổi trắng (Người Trung Hoa đã coi những người trung thực như Trương Phi, Quan Công, Nhạc Phi sánh ngang với thần linh, kẻ gian xảo như Tần Cối thì bị muôn đời phỉ nhổ.)
  7. - Đánh giá: + tính trung thực giúp hoàn thiện nhân cách, được mọi người yêu mến, tôn trọng, tin tưởng; Có kiến thức làm giàu tri thức bản thân + Muốn giữ được trung thực phải có sự khôn ngoan, sáng suốt. Thiếu sự khôn ngoan, sáng suốt sẽ khó giữ gìn và truyền đạt chính xác, đầy đủ những sự việc tinh tế, phức tạp trong những hoàn cảnh tế nhị; phải có dũng khí chấp nhận thử thách, hiểm nguy và đấu tranh bảo vệ công lí, chấp nhận “Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành” – (Hoàng Văn Thụ)
  8. - Mở rộng: Phê phán những biểu hiện sai trái, không trung thực: + Trong cuộc sống: đánh mất niềm tin, sự tôn trọng của mọi người. + Trong học tập, thi cử : Nạn học giả, bằng thật do quay cóp chép bài, gian lận trong thi cử → ảnh hưởng đến kết quả dạy học, gây dư luận xấu, trở thành căn bệnh, đạo đức xã hội xuống cấp . ➔ Cần lên án, đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên; Cần xây dựng ý thức trung thực, biểu dương những việc làm trung thực. c) Kết bài - Trung thực là một đức tính rất cần thiết, quý báu trong cuộc sống. - Đối với học sinh, trung thực là đức tính cần phải phấn đấu, rèn luyện ; Cần giữ sự trung thực trong học tập, tu dưỡng.
  9. Bài tập 2: Viết bài văn trình bày suy nghĩ về đức hi sinh a) Mở bài: giới thiệu về đức hi sinh (một phẩm chất cao quý của con người.) b) Thân bài - Giải thích: hi sinh là suy nghĩ, hành động quên mình vì người khác. → Người biết hi sinh là người biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên trên quyền lợi của mình. - Chứng minh: + trong gia đình: sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái ; của ông bà - con cháu, anh chị em ; con cái - cha mẹ, ) + Ngoài xã hội: sự hi sinh của công dân đối với Tổ quốc, của người này đối với người khác
  10. - Đánh giá: + Đức hi sinh là phẩm chất cao đẹp của con người. + Hi sinh là nguồn sức mạnh tinh thần lớn giúp người ta sống và hành động. (cha mẹ vì con cái mà hi sinh bản thân mình chịu vất vả lam lũ để con cái được khỏe mạnh, vui sướng, trưởng thành ; thầy cô giáo theo đuổi nghề nghiệp để dạy dỗ giáo dục thế hệ trẻ Người chiến sĩ sẵn sàng chịu khổ cực, hi sinh mạng sống để bảo vệ đất nước quê hương.) + Đức tính hi sinh là tình yêu thương của con người Người có đức hi sinh luôn được mọi người yêu mến, trân trọng.
  11. - Mở rộng: phê phán một số người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mình mà quên đi quyền lợi của cộng đồng c) Kết bài: - Sự hi sinh là một nét đẹp trong đời sống văn hóa của con người, là nền tảng tạo nên những thành quả vĩ đại của nhân loại. - Đức hi sinh trở thành tình cảm có tính chất truyền thống đạo lý của con người, dân tộc Việt Nam →Mỗi người cần phải học cách biết hi sinh góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.
  12. Bài tập về nhà: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về lòng biết ơn. * Gợi ý: - Lòng biết ơn: đức tính tốt đẹp của con người - Lòng biết ơn: ghi nhớ công ơn của người giúp đỡ mình - Biểu hiện: biết ơn ông bà, cha, mẹ, → Biết ơn là biểu hiện của con người sống có đạo đức, có nghĩa có tình - Cần ghi nhớ công ơn sinh dưỡng, công ơn dạy dỗ - Phê phán người vong ân bội nghĩa → Lòng biết ơn trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc → Lòng biết ơn phải thể hiện qua hành động thiết thực