Bài giảng Hóa học 8 - Tiết 50 - Bài 33: Điều chế khí hiđro, phản ứng thế

pptx 26 trang minh70 2730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học 8 - Tiết 50 - Bài 33: Điều chế khí hiđro, phản ứng thế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_8_tiet_50_bai_33_dieu_che_khi_hidro_phan_u.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hóa học 8 - Tiết 50 - Bài 33: Điều chế khí hiđro, phản ứng thế

  1. TRƯỜNG THCS NGHIÊM XUYÊN H O Á H Ọ C 8 Năm học 2019 - 2020
  2. Kiểm tra bài cũ Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy cho biết cách điều chế Hiđro trong công nghiệp và trong thí nghiệm ? ➢ TRẢ LỜI : Điều chế khí H2 : - Trong phòng thí nghiệm : Người ta dùng bình Kíp để điều chế H2 từ axit. - Trong công nghiệp : Người ta điều chế khí H2 từ khí tự nhiên, dầu mỏ, bằng điện phân nước, bằng lò khí than.
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất. 2. Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro. Hoạt động của bình Kíp đơn giản. Viết được PTHH điều chế hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng). Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đkc. 3. Thái độ: Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học.
  4. Tiết 50 - Bài 33: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ I – ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO 1. TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Thí nghiệm : (Các em xem thí nghiệm của thầy/cô giáo các em trên lớp hoặc phòng thí nghiệm). ▪ Nguyên liệu : - Kim loại : Kẽm, sắt, nhôm, đồng, - Axit clohiđric, axit sunfuric, ▪ Phương pháp : Cho kim loại tác dụng với dung dịch axit.
  5. Tiết 50 - Bài 33: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ Nhận xét : - Có các bọt khí xuất hiện, mảnh kẽm tan dần. - Đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống dẫn khí, khí thoát ra không làm cho than hồng bùng cháy. - Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí, khí thoát ra sẽ cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, đó là khí hiđro. - Cô cạn một giọt dung dịch, sẽ được chất rắn màu trắng, đó là kẽm clorua ZnCl2.
  6. Tiết 50 - Bài 33: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ Phương trình hóa học : 퐙퐧 + 퐇퐂퐥 → 퐙퐧퐂퐥 + 퐇 ↑
  7. Tiết 50 - Bài 33: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ Có thể điều chế H2 với lượng lượng lớn hơn trong dụng cụ như hình 5.5-Sgk-tr.155 a/b. - Đổ dung dịch axit clohiđric loãng vào phễu. - Mở khóa cho dung dịch axit từ phễu chảy xuống lọ và tác dụng với kẽm. - Có thể thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng hai cách : H2 đẩy nước ra khỏi ống nghiệm (a) hoặc đẩy không khí ra khỏi ống nghiệm (b).
  8. Tiết 50 - Bài 33: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của hai cách thu khí trên ? Phương pháp Thu khí bằng cách Thu khí bằng cách Ưu, thu khí đẩy không khí đẩy nước nhược điểm của các cách Ưu điểm Nhược điểm
  9. ➢ ĐÁP ÁN : Phương pháp Thu khí bằng cách Thu khí bằng cách Ưu, thu khí đẩy không khí đẩy nước nhược điểm của các cách Ưu điểm Khí thu được khô, Biết được khi nào không có lẫn hơi khí đầy nước Nhược điểm Không biết được lúc Khí thu được bị ẩm, nào khí đầy có lẫn hơi nước
  10. Tiết 50 - Bài 33: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ Vì sao chúng ta có thể thí nghiệm thu được khí hiđro bằng phương pháp đẩy nước ? ➢ TRẢ LỜI : ❑ Có thể thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy nước, vì : - Khí H2 tan rất ít trong nước. - Khí H2 không phản ứng hóa học với nước.
  11. Tiết 50 - Bài 33: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ 2. TRONG CÔNG NGHỆP : Người ta điều chế H2 bằng cách điện phân nước (hình 5.6-Sgk- tr.115) hoặc dùng than khử oxi của H2O trong lò khí than hoặc điều chế H2 từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ. Thí dụ : dien− phan 22HOHO2⎯⎯⎯⎯→  + 2  2
  12. THIẾT BỊ ĐIỆN PHÂN NƯỚC
  13. Tiết 50 - Bài 33: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ II – PHẢN ỨNG THẾ LÀ GÌ ? Cl H Zn Cl H
  14. Tiết 50 - Bài 33: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ Em có nhận xét gì về mô hình phân tử phản ứng trong đoạn băng hình trên ? ❖ NHẬN XÉT : ❑ Nguyên tử của đơn chất Zn đã thay thế nguyên tử của nguyên tố hiđro trong hợp chất (axit). ❑ Như vậy, ta có định nghĩa về phản ứng thế : o Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử kim loại thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất
  15. Tiết 50 - Bài 33: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ MỘT SỐ BĂNG HÌNH VỀ PHẢN ỨNG THẾ Cl Fe Cu Cl
  16. Fe O O S O H O H
  17. Cu O O S O O Fe
  18. BÀI TẬP CỦNG CỐ BÀI 1: Nối cột A với cột B : A B 4Li + O2 → 2Li2O Phản ứng oxi hóa – khử CaCO3 → CaO + CO2 Phản ứng hóa hợp Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 Phản ứng phân hủy H2O + C → H2 + CO Phản ứng thế
  19. BÀI TẬP CỦNG CỐ BÀI 2: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magie, các dung dịch axit sunfuric loãng và axit clohiđric HCl . a) Hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng để điều chế khí. b) Muốn điều chế được 1,12 lít khí hiđro (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất ?
  20. BÀI TẬP CỦNG CỐ BÀI 3: Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn (dung dịch axit axetic CH3COOH). Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hidro trong sách giáo khoa (Bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì? Cách nhận biết.
  21. DẶN DÒ 1. Về nhà làm khoảng 70% trở lên các bài tập ở trong sách giáo khoa vào vở học. 2. Đọc và chuẩn bị bài mới.