Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 44+45: Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

ppt 21 trang thuongnguyen 5870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 44+45: Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_11_tiet_4445_doc_van_chu_nguoi_tu.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 44+45: Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

  1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát và trả lời các câu hỏi: 1. Bài thơ bộc lộ tâm sự gì của Cao Bá Quát? 2. Sau này, Cao Bá Quát đã tìm được con đường đi cho riêng mình, đó là con đường nào? 3. Nhận xét chung về Cao Bá Quát? 1. Bài thơ biểu lộ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống. 2. Sau này, Cao Bá quát đã tìm được con đường đi cho riêng mình, đó là tham gia khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn (khởi nghĩa Mỹ Lương (1854)) 3. Cao Bá quát là người văn võ toàn tài, có lòng yêu nước, có tư tưởng tiến bộ, được nhân dân cùng thời tôn là Thánh Quát Cao Bá Quát chính là nguyên mẫu để nhà văn Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù
  2. Tiết 44,45 NGUYỄN TUÂN
  3. (Nguyễn Tuân) I. Tìm hiểu chung: a. Tác giả: - 1910 – 1987, quê Hà Nội. Học thành chung, làm báo, viết văn. - Trước Cách mạng tháng Tám, là nhà văn lãng mạn. Sau Cách mạng, tham gia kháng chiến. - Ông nổi bật với phong cách nghệ thuật tài hoa – tài tử, sở trường về thể tuỳ bút.
  4. (Nguyễn Tuân) I. Tìm hiểu chung: b. Tác phẩm: - Viết 1938, in trong tập truyện “Vang bóng một thời”. - “Vang bóng một thời” có 11 truyện ngắn, là kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám. - Nhân vật là những người tài hoa, bất đắc chí nhưng luôn giữ thiên lương. Họ lấy cái ngông – tài hoa để đối lập, phủ định xã hội phàm tục đương thời. - Tóm tắt truyện.
  5. TÓM TẮT TRUYỆN - Huấn Cao văn võ toàn tài, nổi tiếng viết chữ đẹp, phạm tội chống triều đình, bị xử án chém, bị giải về nhà giam của Quản ngục chờ ngày xử chém. - Quản ngục vốn quý trọng người tài và có sở nguyện chơi chữ, ước có được bức chữ của ông Huấn nên đã sai viên thơ lại biệt đãi rượu thịt hàng ngày cho Huấn Cao. - Huấn Cao thản nhiên nhận rượu thịt nhưng khinh bỉ bọn quan tù – tiểu nhân thị oai, thẳng thừng đuổi Quản ngục ra khỏi buồng giam. - Một chiều, trước ngày xử chém, Huấn Cao nghe viên thơ lại kể nỗi lòng của Quản ngục, ông cảm động và quyết định cho chữ Quản ngục. - Đêm đó, trong buồng giam dơ nhớp, với bó đuốc sáng rực, Huấn Cao “cổ mang gông, chân vướng xiềng” đứng hiên ngang cho chữ, hai ngục quan khúm núm đứng bên. Viết xong bức chữ, Huấn Cao khuyên Quản ngục hãy về quê mà ở để giữ tròn thiên lương. - Quản ngục cảm động, nghẹn ngào nói: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
  6. NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP
  7. II. Đọc – hiểu: (Nguyễn Tuân) 1. Tình huống truyện:Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và Quản ngục HS trao đổi theo bàn, hoàn thành nhiệm vụ 1 trong phiếu học tập Thời gian làm bài: 5p 1. Hoàn cảnh (thời gian, không gian) diễn ra cuộc gặp giữa Huấn cao và Quản ngục ? 2. Phân tích mối quan hệ giữa các nhân vật trên các bình diện: chính trị - xã hội,tâm hồn theo diễn biến và kết quả của tình huống truyện? 3. Đánh giá về ý nghĩa của tình huống truyện?
  8. II. Đọc – hiểu: (Nguyễn Tuân) 1. Tình huống truyện:Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và Quản ngục * Hoàn cảnh: Nhà giam tỉnh Sơn, Huấn Cao bị giam chờ xử chém * Mối quan hệ giữa 2 nhân vật: - Trên bình diện chính trị - xã hội Huấn Cao: “đại nghịch” Quản ngục: đại diện cho Quan hệ đối chống lại triều đình, bị bắt trật tự xã hội đương thời lập giam chờ xử chém - Trên bình diện tâm hồn Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, Quản ngục yêu thích nghệ Quan hệ không khuất phục cường thuật thư pháp, ngưỡng mộ tương đồng quyền, ngay thẳng, quý trọng người tài, không sợ cường người có nhân cách quyền Huấn Cao và Quản ngục trở thành tri âm – tri kỉ
  9. II. Đọc – hiểu: (Nguyễn Tuân) 1. Tình huống truyện:Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và Quản ngục Ý nghĩa: - Tạo kịch tính cho câu chuyện - Nổi bật vẻ đẹp của hai nhân vật: Huấn Cao, Quản ngục - Sáng tỏ chủ đề, tư tưởng của truyện: niềm tin và sự khẳng định của nhà văn về sự chiến thắng của cái đẹp với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác.
  10. 2. Nhận xét khái quát về nhân vật Huấn Cao và Quản ngục? (Nguyễn Tuân) II. Đọc – hiểu: 2. Cuộc gặp giữa Huấn Cao và Quản ngục tại nhà giam tỉnh Sơn a. Khi Quản ngục khi nhận được công văn tiếp nhận phạm nhân, trong đó có Huấn Cao HS trao đổi theo bàn, hoàn thành nhiệm vụ 2 trong phiếu học tập Thời gian làm bài: 5p 1.Tìm các chi tiết miêu tả hành động và nhận xét về thái độ, tâm trạng tương ứng các hành động của Viên Quản ngục khi nhận được công văn tiếp nhận phạm nhân, trong đó có Huấn Cao 2. Nhận xét khái quát về nhân vật Huấn Cao và Quản ngục?
  11. (Nguyễn Tuân) II. Đọc – hiểu: 2. Cuộc gặp giữa Huấn Cao và Quản ngục tại nhà giam tỉnh Sơn a. Khi Quản ngục khi nhận được công văn tiếp nhận phạm nhân, trong đó có Huấn Cao Hành động Thái độ, tâm trạng - Dò hỏi thầy thơ lại về Huấn Cao - Vui sướng vì được gặp Huấn Cao, thần tượng của mình - Sai thầy thơ lại chuẩn bị phòng - Trân trọng Huấn Cao giam riêng cho Huấn Cao - Khi còn lại một mình: băn khoăn - Thấm thía thân phận lạc loài, cô ngồi bóp thái dương, ngồi im lặng đơn giữa chốn ngục tù của chính với khuôn mặt như mặt nước ao mình; băn khoăn, lo lắng vì muốn xuân lấy làm lạ về thái độ của biệt đãi riêng đối với Huấn Cao thầy thơ lại nhưng lại sợ bị lộ
  12. (Nguyễn Tuân) II. Đọc – hiểu: 2. Cuộc gặp giữa Huấn Cao và Quản ngục tại nhà giam tỉnh Sơn a. Khi Quản ngục khi nhận được công văn tiếp nhận phạm nhân, trong đó có Huấn Cao: Huấn Cao: là người văn võ toàn tài, nổi tiếng về tài viết chữ thư pháp. Quản ngục: là người yêu đến say mê nghệ thuật thư pháp, ngưỡng mộ, tôn thờ Huấn Cao, tính cách dịu dàng, biết trân trọng người có nhân cách cao quý.
  13. 2. Nhận xét khái quát về nhân vật Huấn Cao và Quản ngục? (Nguyễn Tuân) II. Đọc – hiểu: 2. Cuộc gặp giữa Huấn Cao và Quản ngục tại nhà giam tỉnh Sơn a. Khi gặp mặt HS trao đổi theo bàn, hoàn thành nhiệm vụ 3 trong phiếu học tập Thời gian làm bài: 5p Tìm các chi tiết miêu tả hành động và thái độ, tâm trạng của Huấn Cao và Quản ngục khi gặp mặt (chú ý các thời điểm: buổi sáng tiếp nhận phạm nhân, nửa tháng Huấn Cao ở trong tù, khi Quản ngục nhận lệnh giải Huấn Cao vào kinh) 2. Nhận xét khái quát về nhân vật Huấn Cao và Quản ngục?
  14. II. Đọc – hiểu: (Nguyễn Tuân) 2. Cuộc gặp giữa Huấn Cao và Quản ngục tại nhà giam tỉnh Sơn b. Khi gặp mặt: Huấn Cao Quản ngục - Lạnh lùng, thách thức dỗ gông đuổi rệp - Nhìn 6 kẻ tử tù bằng cặp mắt hiền lành, lòng kiêng nể, biệt đãi riêng với Huấn cao - Thản nhiên nhận, coi đó là cái hứng - Sai thầy thơ lại hàng ngày đem rượu sinh bình lúc chưa bị giam cầm thịt đãi Huấn cao - Vào phòng giam gặp Huấn Cao, tỏ rõ - Khinh bạc đuổi Quản ngục ra khỏi sự ngưỡng mộ của mình phòng giam - Nhẫn nhịn rút lui, vẫn biệt đãi Huấn cao và những người đồng chí của Huấn Cao,đau khổ nhận rõ khoảng - Ngạc nhiên, băn khoăn trước thái độ cách quá xa giữa mình và Huấn Cao, và việc làm của Quản ngục vừa mong mỏi hi vọng lại vừa tuyệt vọng - Đồng ý cho chữ vì “cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của Quản ngục - Bất chấp qui định của nhà giam, địa vị của bản thân xin chữ Huấn cao
  15. II. Đọc – hiểu: (Nguyễn Tuân) 2. Cuộc gặp giữa Huấn Cao và Quản ngục tại nhà giam tỉnh Sơn b. Khi gặp mặt: Huấn Cao Quản ngục Người anh hùng có khí phách, Trân trọng và tôn thờ không chịu khuất phục quyền người có nhân cách cao uy;Người có nhân cách trong quý, dám bất chấp quyền sáng,coi thường, cao ngạo uy, danh lợi của bản thân trước những kẻ tiểu nhân vì cái đẹp, nhưng luôn trân trọng người có tâm hồn cao đẹp Nhận xét chung: -Xây dựng nhân vật: Huấn Cao được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, Quản ngục được miêu tả chiều sâu tâm lí làm bộc lộ rõ tính cách, phẩm chất; hai nhân vật được đặt trong thế đối lập -Tả cảnh thiên nhiên có khả năng gợi liên tưởng sâu xa -> nổi bật vẻ đẹp uy nghi tỏa sáng của Huấn Cao và tấm lòng yêu cái đẹp, trọng người tài của Quản ngục.
  16. LUYỆN TẬP 1. Nhân vật Huấn Cao được xây dựng bằng bút pháp nghệ thuật: A. Tả thực C. Miêu tả chiều sâu tâm lí B. Tả thực kết hợp lãng mạn D. Lãng mạn 2.Việc Quản ngục bất chấp qui định, biệt đãi riêng đối với Huấn Cao nhằm mục đích: A. Việc làm cao hứng nhất thời B. Muốn giữ chút thiên lương còn lại C. Xin chữ của Huấn Cao D. Trân trọng và tôn thờ Huấn Cao, muốn xin chữ của Huấn Cao 3. Thủ pháp đối lập trong xây dựng nhân vật Huấn Cao và Quản ngục có tác dụng: A. Nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao B. Nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao và tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của Quản ngục C. Nổi bật vẻ đẹp của Quản ngục D. Nổi bật tình huống truyện
  17. (Nguyễn Tuân) 4. Cảnh cho chữ. Được gọi là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.  Được miêu tả một cách thiêng liêng, cổ kính bằng bút pháp lãng mạn đặc sắc. - Thủ pháp đối lập gay gắt: Buồng giam tối tăm, hôi hám HOÀN CẢNH Bó đuốc sáng rực, mùi thơm của lụa, của mực. Người tử tù đứng hiên ngang cho chữ. CON NGƯỜI Hai ngục quan khúm núm nhận chữ. Vì saoNêu cảnh các cho yếu chữ tố được đối gọilập? như thế?
  18. (Nguyễn Tuân) 4. Cảnh cho chữ. - Bút pháp tượng trưng: + Bóng tối tượng trưng cho cái xấu và tội ác được xua tan bởi ánh sáng của thiên lương, tài hoa. + Hai ngục quan phải khúm núm trước tử tù tượng trưng cho cái thấp hèn, cái ác phải khuất phục trước cái ĐẸP.  Lời khuyên Quản ngục hãy về quê mà ở của Huấn Cao là lời di huấn cho đời: Hãy xa lánh cái tầm thường, cái xấu, cái ác. Hãy giữ tròn thiên lương, nhân cách. Hãy nâng niu cái ĐẸP. Cảnh cho chữ nơi tù ngục nhằm khẳng định: CÁI ĐẸP – THIÊN LƯƠNG – NHÂN CÁCH luôn có sứcCảnh mạnh cho sinhchữ nơitồn tùbất ngục diệt, bất chấp nơi tối tăm, tội lỗi. nhằm nói lên quan niệm gì về cái ĐẸP?
  19. (Nguyễn Tuân) III. Kết luận. 1. Chủ đề: Truyện ca ngợi con người tài hoa, kiêu bạc. Qua đó, thể hiện quan niệm: CÁI ĐẸP luôn bất diệt và trân trọng truyền thống văn hoá của dân tộc. 2. Đặc sắc nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo; tính cách nhân vật sinh động; dựng cảnh cổ kính, trang nghiêm với thủ pháp đối lập, tượng trưng; ngôn ngữ tạo hình. HƯỚNGHƯỚNG DẪNDẪN HỌCHỌC 1) Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao. 2) Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Quản ngục. 1) Phân tích ý nghĩa cảnh cho chữ. Phát biểu chủ đề của truyện?
  20. LUYỆN TẬP: Trong bản in lần đầu (Tạp chí Tao đàn, số 1, ngày 1-3-1939), ởđoạn kết có thêm những câu sau: “Viên quản ngục nhìn mặt chữ khô lần lần. Y sung sướng vì được dòng chữ quý giá. Y tự nhủ: tất cả nghề nghiệp ta và có lẽ cả đời ta nữa, lãi chỉ ở chỗ xin được chút kỉ niệm này. Nhưng một tình buồn mênh mông đã lẻn vào lòng sung sướng của Quản ngục Ít hôm nữa Pháp trường trong kinh ” Đến luc sin thành sách (Vang bóng một thời), tác giả đã bỏ đoạn này. Theo anh/chị, việc cắt bỏ ấy có nên không? Vì sao?