Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 20: Đọc văn: Hầu Trời (Tản Đà) - Nguyễn Thảo Nhi

pptx 10 trang thuongnguyen 5500
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 20: Đọc văn: Hầu Trời (Tản Đà) - Nguyễn Thảo Nhi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_11_tuan_20_doc_van_hau_troi_tan_da.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 20: Đọc văn: Hầu Trời (Tản Đà) - Nguyễn Thảo Nhi

  1. CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 4 Thành viên: Nguyễn Thảo Nhi Nguyễn Khánh Ly Nguyễn Thị Phương Quyên Nguyễn Thanh Trúc
  2. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: a. Cuộc đời - Sinh năm 1889 mất năm 1939, tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu. - Quê: làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. - Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời. - Thuở nhỏ học chữ Hán, sau 2 khoá thi Hương hỏng bỏ thi sáng tác văn chương chữ quốc ngữ. Tản Đà ( 1889- 1939)
  3. 2. Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời vào những năm đầu của Thế kỉ XX của chế độ thực dân nữa Phong kiến và được in trong tập “Còn chơi” (1921) Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khuynh hướng lãng mạn khá đậm nét trong văn chương thời đại, xã hội thực dân nửa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy cảnh ngang trái, xót đau. Bài thơ được Tản Đà viết diễn biến như một câu chuyện có chi tiết và sự kiện đầy hấp dẫn.
  4. Bố cục: + Phần 1: khổ thơ đầu - Nhớ lại cảm xúc đêm qua. đêm được lên tiên. + Phần 2: 6 khổ thơ tiếp, kể chuyện theo 2 cô tiên lên gặp trời. + Phần 3: 12 khổ tiếp theo, kể chuyện Tản Đà đọc thơ văn cho trời và tiên nghe. + Phần 4: Còn lại – Cuộc chia tay đầy lưu luyến của thi sĩ và các vị trư tiên nhà trời
  5. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Khổ thơ đầu: - Kể chuyện 1 giấc mơ → không khí hư ảo - Nghệ thuật: điệp từ "thật" → nhấn mạnh đây không phải là mơ mà là thực, sự thật tác giả đã trải qua, muốn người đọc cảm nhận điều cơ bản ở đây là mộng mà như tỉnh, hư mà như thực. => Tạo cảm giác bàng hoàng vì lạ lùng, được gặp tiên, gây mối nghi ngờ, gợi trí tò mò của người đọc. Cách mở đầu rất duyên và đầy sáng tạo.
  6. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 2. 6 khổ thơ tiếp: - Nội dung: kể chuyện Tản Đà nửa đêm (canh ba) năm một mình dưới đèn, buồn, dậy đun nước uống, uống nước xong nằm ngâm văn chơi văn + 2 cô tiên giáng trần, mới Tản Đà lên trời đọc văn cho trời nghe + Đường lên trời theo mây không cánh mà như bay, cảnh thiên môn đỏ trói, rực rỡ. + Cảnh thi nhân lạy trời, được tiên nữ lôi dậy dắt lên ngồi ghế bành vân như tuyết như mây chờ đợi các tiên đến đông đủ. - Nghệ thuật: Cách kể, cách tả cụ thể, bình dị → cảnh nhà trời, thiên đường không xa xôi, cách biệt với trần thế mà hết sức gần gũi.
  7. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: + Trời: sai pha nước để nhấp giọng rồi mới truyền đọc + Thi sĩ: ● Dạ bẩm lạy trời con xin đọc → trả lời trịnh trọng đúng nghi lễ ● Cơn đắc ý, đọc đã thích, văn dài hỏi tốt ran cung mây ● Điệp từ "Hết" → Thi sĩ đọc nhiệt tình, cao hứng và có phần tự hào, tự đắc vì văn thơ của mình - Cách kể và tả: tỉ mỉ, cụ thể - Thái độ và tình cảm của người nghe: + Trời cũng lấy làm hay + Tâm như nở dạ
  8. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: b. 6 khổ thơ sau - Lời lẽ: + Tên: Khắc Hiếu họ Nguyễn + Quê: sông Đà núi Tản, nước Nam Việt → Niềm tự hào về quê hương bản quán đất nước của tác giả - Hành động: + Lên trời đọc thơ + Trò truyện với trời và tiên + Định mang văn lên bán chợ trời → Hành động khác thường, ngông → Bản ngã, tính cách, nét độc đáo của tâm hồn lãng mạn đầy bản lĩnh của tác giả, khao khát khẳng định tài năng của mình. - Xác định thiên chức người nghệ sĩ: đánh thức, khơi dậy và phát triển cái thiên lương - Tác dụng: Tản Đà không chỉ muốn thoát li cuộc đời bằng những cuộc mơ mà ông vẫn muốn sống và viết giữa cuộc đời nghèo khổ, đen bạc
  9. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: + Cơ lè lưỡi + Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày, vỗ tay tán thưởng → Thái độ vừa khâm phục vừa sợ hãi như hòa cùng cảm xúc của tác giả + Trời nhận xét: ● Văn đã giàu thay lại lắm lối ● Văn thật tuyệt ● Nhời văn chuốt đẹp như sao băng ● Khí văn hùng mạnh như mây chuyển ● Êm như gió thoảng tinh như sương ● Đầm như mưa sa lạnh như tuyết → Trời khen văn thơ phong phú, giàu có lại lắm lối đa dạng => Cực tả cái tự hào, tự nhận thức của nhà thơ về tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình.
  10. TỔNG KẾT Với Hầu Trời, Tản Đà đã mang đến cho văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX một câu chuyện tưởng tượng vui và đầy không khí mới. Dưới hình thức một bài thơ hào hứng, nhà thơ đã khẳng định cái Tôi cá nhân của người nghệ sĩ. Nhà thơ vừa tự tin khẳng định tài năng của mình vừa nói lên quan điểm làm văn chương, đó là viết văn để phục vụ thiên lương. Viết văn hay làm cho đời đẹp hơn là .nhiệm vụ trời đã trao cho người nghệ sĩ. Sáng tạo độc đáo về mặt nghệ thuật của Tản Đà là đã đưa ngôn ngữ đời thường nôm na, dễ hiểu, dung dị mà vẫn rất gợi cảm vào thơ ca. Ngôn ngữ thơ ở Hầu Trời đã có sự xâm nhập của giọng điệu văn xuôi và ngôn ngữ bình dân. Không quá câu nệ vào vần luật nên mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên và cái Tôi cá nhân đã thỏa sức bộc lộ và thê hiện mình. Điểm độc đáo và thành công của bài thơ còn thể hiện ở chỗ tạo ra cái cớ là tình huống hầu Trời để tự khẳng định tài năng và quan niệm của mình. Đó là một kiểu ngông rất nghệ sĩ, vui vẻ và đáng yêu. Bài thơ cũng đã phác họa một chân dung thi sĩ Tản Đà với phong cách ngông độc đáo, đó là cái ngông của một nhà nho tài tử ở thời kì mà ý thức cá nhân bắt đầu được trân trọng và khẳng định.