Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 24: Đọc văn: Từ ấy (Tố Hữu)

pptx 35 trang thuongnguyen 3790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 24: Đọc văn: Từ ấy (Tố Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tuan_24_doc_van_tu_ay_to_huu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 24: Đọc văn: Từ ấy (Tố Hữu)

  1. Nhóm 2
  2. TỪ ẤY -TỐ HỮU- www.themegallery.com
  3. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tố Hữu ( 1920- 2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên - Huế. - Giác ngộ lí tưởng cách mạng năm 1936 → năm 1938 được kết nạp vào Đảng Cộng sản .
  4. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Về nội dung: thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị. Thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại. - Về nghệ thuật: thơ Tố Hữu mang chất dân tộc, truyền thống - Các tập thơ tiêu biểu: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”, “Một tiếng đờn”, “Ta với ta”
  5. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Ông được tặng thưởng Huân chương sao vàng năm 1994; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 và Giải thưởng văn học ASEAN 1999.  Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại.
  6. I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác - Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu viết vào tháng 7/1938 nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”. - Tập thơ “Từ ấy” là tập thơ đầu của Tố Hữu, gồm có ba phần: “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng” (1937 – 1946). - Bài thơ ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
  7. I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm b. Vị trí bài thơ: có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca và đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu.
  8. I. Tìm hiểu chung 1. Tác phẩm c. Bố cục bài thơ: gồm 3 phần - Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng - Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống - Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ
  9. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.
  10. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng. - “Từ ấy” : trạng từ chỉ thời gian, đánh dấu một thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu – 7/1938, Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng. - Nhan đề của bài thơ được lặp lại ngay khổ thơ I có tác dụng nhấn mạnh thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng.
  11. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng. “ Từ ấy trong tối bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” - Hình ảnh : + Nắng hạ : là thứ nắng chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ → nhấn mạnh niềm vui sướng trào dâng của khoảnh khắc nhà thơ được đón nhận lí tưởng cộng sản + Mặt trời chân lí : Mặt trời của Đảng, của Cách mạng, của chủ nghĩa Mác- Lênin soi chiếu → Hình ảnh ẩn dụ thể hiện niềm tin hướng về lí tưởng.
  12. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng. “ Từ ấy trong tối bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” - Động từ : + Bừng : ánh sáng phát ra đột ngột, bất ngờ. + Chói : ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ → Động từ mạnh khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. => Bằng bút pháp tự sự tác giả khẳng định lí tưởng cộng sản có tác động mạnh mẽ đến lí trí, nhận thức và tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
  13. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng. “ Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” - Hồn tôi = vườn hoa lá : đậm hương, rộn tiếng chim → Hình ảnh so sánh thể hiện lí tưởng cách mạng khơi dậy sức sống mới trong tâm hồn nhà thơ.
  14. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng. “ Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” - so sánh + ẩn dụ kết hợp với các từ ngữ giàu sức biểu cảm “ đậm”, “ rộn” → Tâm hồn nhà thơ khi được đón nhận lí tưởng cộng sản cũng căng tràn nhựa sống như một vườn cây lá xanh tươi, toả hương ngào ngạt và ríu rít tiếng chim kêu.
  15. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng. => Bằng bút pháp tự sự kết hợp với bút pháp trữ tình lãng mạn, đoạn thơ đã thể hiện tình cảm chân thành, trong trẻo và hết sức nồng nhiệt của một thanh niên lần đầu tiên được tiếp nhận lí tưởng của Đảng, tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình.
  16. II. Đọc – hiểu văn bản Lí tưởng cộng sản đã mở ra một thế giới mới với chân trời hồng trải rộng làm cho người thanh niên yêu nước thay đổi trong nhận thức về lẽ sống. Vậy sự thay đổi nhận thức đó như thế nào, ta hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu khổ 2 của bài thơ.
  17. II. Đọc – hiểu văn bản 2. Nhận thức mới về lẽ sống
  18. II. Đọc – hiểu văn bản 2. Nhận thức mới về lẽ sống “ Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.” Lẽ sống mới của Tố Hữu được thể hiện qua những từ ngữ đặc sắc, có tác dụng gắn kết như: “Buộc, trang trải, gần gũi, khối đời”
  19. II. Đọc – hiểu văn bản 2. Nhận thức mới về lẽ sống + “Buộc” : buộc chặt, gắn bó với mọi người → ý thức quyết tâm cao độ muốn thoát khỏi giới hạn của “cái tôi” cá nhân để hướng vào cộng đồng. + “Trang trải” : sự trải rộng tâm hồn ra với đời. + Nhà thơ đã đặt cái tôi nhỏ bé của mình giữa cuộc đời: • Lòng tôi → Với mọi người • Đặt tình cảm → với trăm nơi • Hồn tôi → với bao hồn khổ thể hiện tình thương yêu dành cho con người, tình hữu ái giai cấp.
  20. II. Đọc – hiểu văn bản 2. Nhận thức mới về lẽ sống + “Buộc” : buộc chặt, gắn bó với mọi người → ý thức quyết tâm cao độ muốn thoát khỏi giới hạn của “cái tôi” cá nhân để hướng vào cộng đồng. + “Trang trải”: sự trải rộng tâm hồn ra với đời. + “Gần gũi”: Gần nhau về quan hệ tinh thần, tình cảm, đó là sự gắn bó ruột thịt. +“Khối đời” : Hình ảnh ẩn dụ, chỉ một khối người đông đảo, cùng chung lí tưởng. Đó là sức mạnh của tập thể nhân dân.
  21. II. Đọc – hiểu văn bản 2. Nhận thức mới về lẽ sống - Điệp từ “để” tạo nhịp thơ dồn dập, thôi thúc, hăm hở. - Từ “với” tạo mối liên kết chặt chẽ với nhân dân.  Từ khi đứng vào hàng ngũ của Đảng, nhận thức về lẽ sống của Tố Hữu có sự thay đổi: Tố Hữu tự nguyện gắn bó cái tôi cá nhân của mình vào cái ta chung của mọi người, hướng tới sự gắn bó với quần chúng lao khổ trong cuộc đấu tranh vì tự do.
  22. II. Đọc – hiểu văn bản 2. Nhận thức mới về lẽ sống Tự đặt mình vào giữa cuộc đời và môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh từ họ. Và bằng tình cảm yêu mến chân thành, bằng sự giao cảm của trái tim, nhà thơ đã hòa nhập cái tôi riêng của mình với cái ta chung của toàn dân tộc, khẳng định sự gắn bó của mình với cuộc sống của nhân dân lao động nghèo khổ.
  23. II. Đọc – hiểu văn bản 3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ
  24. II. Đọc – hiểu văn bản 3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ “Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp người phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không cơm áo, cù bất cù bơ ”
  25. II. Đọc – hiểu văn bản 3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ - “Kiếp phôi pha”: kiếp nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực. - “Vạn nhà”: tập thể, lớn lao, rộng rãi - “Cù bất cù bơ” (thành ngữ): lang thang, bơ vơ, không nơi nương tưạ giống như: em Phước trong bài “Đi đi em” hay em bé mồ côi trong bài “Mồ côi, Tiếng hát sông Hương ” -> Bằng những từ ngữ biểu cảm, Tố Hữu đã thể hiện được tình cảm chân thành muốn được hòa mình vào cuộc sống của những người dân lao động.
  26. II. Đọc – hiểu văn bản 3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ “Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp người phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không cơm áo, cù bất cù bơ ” - điệp từ “là - vạn” : + nhấn mạnh tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết + thể hiện tấm lòng tác giả luôn rộng mở với những cảnh đời cơ cực, nguyện sống và sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi với họ.
  27. II. Đọc – hiểu văn bản 3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ “Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp người phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không cơm áo, cù bất cù bơ ” - kết cấu “tôi đã là của”; “là của” : Đó là cách nói trực tiếp,nhà thơ xác định rõ ràng vị thế của mình trong gia đình lớn: là con, là anh, là em có tác dụng khẳng định ý thức tự giác chắc chắn, vững vàng của tác giả. Đó là ý thức giác ngộ lẽ sống mang tính giai cấp của người cộng sản trong cuộc sống vận động tuyên truyền và đấu tranh cách mạng.
  28. II. Đọc – hiểu văn bản 3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ => Bằng lối nói khẳng định kết hợp với những điệp từ, Tố Hữu đã thể hiện được tình cảm đầm ấm, thân thiết giữa nhà thơ với đại gia đình quần chúng lao khổ, được cùng họ sống và tranh đấu cho tự do. Đó chính là nhận thức mới đã được chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ.
  29. II. Tổng kết 1. Nội dung Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng CS và sự vận động trong tâm trạng của nhà thơ. 2. Nghệ thuật - Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, cách ngắt nhịp linh hoạt. - Sử dụng hình ảnh ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ giàu sức gợi. 3. Ý nghĩa Niền vui lớn ,lẽ sống lớn ,tình cảm lowsntrong buổi đầu gặp lí tưởng cộng sản .
  30. Câu 1 Bài thơ nào dưới đây không phải là sáng tác của Tố Hữu? A. Sáng tháng năm. B. Khi con tu hú. C. Đêm nay Bác không ngủ. D. Việt Bắc. Câu 2: Bài thơ “Từ ấy” được in trong tập thơ nào? A. Từ ấy (1937 - 1946) B. Việt Bắc (1946 - 1954) C. Máu và hoa (1972 - 1977) D. Một tiếng đờn (1979 - 1992).
  31. Câu 3: Hình ảnh mặt trời chân lí trong câu “Mặt trời chân lí chói qua tim” diễn tả điều gì? A. Sự sáng tỏ của sự nghiệp cách mạng B. Phong trào đấu tranh dân chủ công khai, C. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Sự giác ngộ lí tưởng Cộng sản của tác giả Câu 4: Bài thơ “Từ ấy” thuộc thể loại: A. Thơ trữ tình B. Thơ tự sự C. Thơ trào phúng D. Thơ văn xuôi. Câu 5: Tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và hiểu hiện niềm vui khi bắt gặp lí tưởng cộng sản? A. Là con của vạn nhà. B. Mặt trời chân lí, vườn hoa lá. C. Là em của vạn kiếp phôi pha. D. Là anh của vạn đầu em nhỏ
  32. Bài thơ giúp cho bạn hiểu gì về việc xác định lí tưởng? Lí tưởng của bạn hiện nay là gì? Bạn sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng đó?
  33. Thanh niên ngày nay www.themegallery.com
  34. XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI