Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 22: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

ppt 23 trang thuongnguyen 5362
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 22: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_11_tuan_22_luyen_tap_thao_tac_lap.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 22: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

  1. LOGO LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
  2. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY I KÍCH HOẠT KIẾN THỨC NỀN II BÀI TẬP MỘT III BÀI TẬP HAI IV BÀI TẬP BA
  3. I.KÍCH HOẠT KIẾN THỨC NỀN
  4. II. BÀI TẬP 1 I. KÍCH HOẠT KIẾN THỨC NỀN II.BÀI TẬP 1 Chia lớp thành 2 cụm: +Cụm 1 ( Tổ 1 + Tổ 2 ) +Cụm 2 ( Tổ 3+ Tổ 4) Nhiệm vụ: ( 8 phút ) + HS ( Tổ 1 + Tổ 2) thực hiện phiếu HT số 1 + HS ( Tổ 3 + Tổ 4 ) thực hiện phiếu HT số 2
  5. PHIẾU HỌC TẬP 1-2 I. KÍCH HOẠT KIẾN THỨC NỀN II. BÀI TẬP 1 PHIẾU HT 1-2 vNội dung bác bỏ vCách bác bỏ vDiễn đạt
  6. PHIẾU HỌC TẬP 1 Đa số những gì chúng ta học trên ghế nhà trường là những kiến thức hàn lâm, sách vở, có thứ có ích nhưng có thứ thì không áp dụng được vào thực tế nếu chúng ta không đi ra bên ngoài và trải nghiệm cuộc sống. Cuộc sống không có sách vở thì không thể được nhưng sách vở chỉ là những con chữ, con số vô nghĩa nếu chúng ta chỉ học mà không làm. Muốn thành công có nhiều cách hơn chúng ta tưởng. Vậy thế nào là thành công? Thành công không phải là cực kì giàu có, thành công không chỉ như vậy và cũng không nhất thiết phải như vậy. Thành công là khi chúng ta làm những thứ bằng sức lao động và trí óc của mình để đạt được mong muốn. Như vậy là thành công. Tại sao lại đặt nặng tư tưởng vào một tấm bằng Đại học? Nó chỉ như một giấy chứng nhận về khả năng tiếp thu kiến thức nghề nghiệp để áp dụng trong tương lai. Các công ty có thể cần hoặc không cần một nhân viên có bằng Đại học, nhưng nó vẫn là một công cụ đắc lực của chúng ta. Không vì thế thì làm sao nhiều người phải kỳ công đi học như vậy được. Nhưng có những người không cần tấm bằng Đại học, chỉ cần tốt nghiệp cấp 3 hoặc thậm chí cấp 2, họ tin tưởng vào lý tưởng của mình và đi theo con đường riêng của họ. Họ lao đầu vào kinh doanh, thất bại liên tục nhưng không hề nản chí, có thể hàng chục năm sau họ mới có thể đạt thành công nhưng dù sao thì cuối cùng họ vẫn thành công. Như Bill Gates – nhà sáng lập tập đoàn phần mềm máy tính lớn nhất thế giới Microsoft hay Mark Zerkebergge – nhà sáng lập mạng xã hội nổi tiếng Facebook, rồi Einstein – vị bác học vĩ đại nhất thế giới cũng từng bị đuổi ra khỏi trường Đại học. Điển hình, ở Việt Nam có ông Đoàn Nguyên Đức – chủ tịch công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai cũng từng trượt Đại học. Ông nhận ra rằng, có nhiều con đường để dẫn đến thành công. “Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”. (Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công,
  7. PHIẾU HỌC TẬP 1 vNội dung bác bỏ: Đại học là con đường duy nhất dẫn đến thành công vCách bác bỏ: (1) Sử dụng hệ thống lí lẽ +Sách vở chỉ mang tính lí thuyết, quan trọng hơn là sự trải nghiệm thực tế. +Tấm bằng đại học chỉ là “tấm giấy chứng nhận” quan trọng hơn là lý tưởng sống và ý chí theo đuổi nó.
  8. PHIẾU HỌC TẬP 1 vCách bác bỏ (2) Sử dụng các dẫn chứng +Dẫn chứng cụ thể, phong phú (Bill Gates, Mark Zerkebergge, ông Đoàn Nguyên Đức) +Phân tích DC hợp lý, thuyết phục, hỗ trợ được cho lý lẽ
  9. PHIẾU HỌC TẬP 1 vDiễn đạt +Câu văn rành mạch, sáng rõ +Sử dụng phối hợp nhiều loại câu (câu hỏi tu từ, câu tường thuật) +Thái độ khách quan, đúng mực (không bác bỏ hoàn toàn)
  10. PHIẾU HỌC TẬP 2 I. KÍCH HOẠT KIẾN THỨC NỀN II. BÀI TẬP 1 PHIẾU HT 2 vNội dung bác bỏ vCách bác bỏ vDiễn đạt
  11. PHIẾU HỌC TẬP 2 “Thế nhưng, nhật báo The Age của thành phố Melbourne, Australia, vào ngày 3 tháng bảy 2006, tức là chỉ mới đây thôi, có đăng một bài báo với tựa đề rất trang trọng như sau: “Tiền bạc có mua được hạnh phúc không? Đây là câu trả lời chính thức: tiền bạc không mua được hạnh phúc”. Dựa vào đâu mà tờ nhật báo The Age đầy uy tín của nước Úc lại dám tuyên bố một cách chính thức, như một lời kết luận vững chắc cho những thắc mắc và nghi ngờ của rất nhiều người trước vấn đề tiền bạc và chân hạnh phúc? Chúng tôi xin được đăng lại nguyên văn bài báo, là một đúc kết của công trình nghiên cứu của viện đại học Princeton như sau: “Trong khi đại đa số tin rằng có thêm thu nhập có thể làm người ta hạnh phúc hơn, thì các nhà nghiên cứu thuộc viện đại học Princeton University khám phá rằng sự liên hệ này đã bị thổi phồng quá đáng và hầu như chỉ là ảo tưởng." Những người với những mức thu nhập khác nhau được thăm dò về sự hạnh phúc của họ và sự nghiên cứu cho thấy họ có khuynh hướng cường điệu về mối ảnh hưởng giữa sự thu nhập và tình trạng hạnh phúc của họ. Mặc dù thu nhập được nhiều người giả định là thước đo cho tình trạng hạnh phúc, nhưng những nhà nghiên cứu tìm ra rằng vai trò của mức thu nhập không quan trọng như nhiều người mong đợi và những người có thu nhập cao chưa chắc là những người biết sử dụng thời giờ để tận hưởng cuộc sống.
  12. PHIẾU HỌC TẬP 2 v (tiếp theo) Các nhà nghiên cứu, trong đó có giáo sư kinh tế học Alan Krueger, giáo sư tâm lý học Daniel Kahneman, người đã đoạt giải Nobel và các đồng nghiệp của ba trường đại học khác nhau, đã thăm dò nhiều người và xem xét nhiều dữ kiện, đã cho thấy sự ảnh hưởng của tiền bạc trên trạng thái tinh thần của một người đã bị phóng đại quá đáng và mối liên hệ giữa tiền bạc với niềm vui trong mỗi ngày thực ra là không đáng kể. Sự nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có thu nhập cao thì đời sống bị áp lực và căng thẳng nhiều hơn. Quý ông với mức thu nhập trên $100,000 một năm thường chỉ có khoảng 19.9% thời gian thư nhàn rãnh rỗi, trong khi quý ông với mức thu nhập ít hơn thì có được 34.7% thời giờ để tận hưởng cuộc sống.” (Tùng Tri, Có tiền mua tiên cũng được,
  13. PHIẾU HỌC TẬP 2 vNội dung bác bỏ: Tiền mua được hạnh phúc vCách bác bỏ: Sử dụng một dẫn chứng thuyết phục, đáng tin cậy +Công trình nghiên cứu của viện đại học Princeton +Được nghiên cứu bởi các nhà khoa học uy tín
  14. I.KÍCH HOẠT KIẾN THỨC NỀN vCách bác bỏ sử dụng một dẫn chứng thuyết phục, đáng tin cậy +Số liệu chính xác được thực hiện thông qua các cuộc khảo sát Tiền đề lí lẽ vững chắc
  15. PHIẾU HỌC TẬP 2 vDiễn đạt + Câu văn rành mạch, sáng rõ + Kết hợp nhiều loại câu ( tường thuật, câu hỏi tu từ) + Thái độ khách quan, đúng mực
  16. III. BÀI TẬP 2 I.KÍCH HOẠT KIẾN THỨC NỀN II. BÀI TẬP 1 III. BÀI TẬP 2 v Ý kiến thứ 1: Khi chọn ngành để dự thi tuyển sinh Đại học, chúng ta cần phải dựa vào khả năng. v Ý kiến thứ 2: Khi chọn ngành để dự thi tuyển sinh Đại học, sở thích là yếu tố mà chúng ta cần dựa vào để lựa chọn.
  17. III. BÀI TẬP 2 Thảo luận: (5 phút ) Nhóm 1: Để bảo vệ ý kiến của mình (ý kiến 1), em hãy bác bỏ ý kiến 2 Nhóm 2: Để bảo vệ ý kiến của mình (ý kiến 2), em hãy bác bỏ ý kiến 1
  18. III. BÀI TẬP 2 vKhi phát biểu một ý kiến bác bỏ: - Trích dẫn nguyên văn ý kiến sai lệch - Tránh cách bác bỏ hoàn toàn - Hệ thống luận điểm, luận cứ được sắp xếp khoa học, đều hướng đến nội dung bác bỏ
  19. III. BÀI TẬP 2 v Khi phát biểu một ý kiến bác bỏ: - Hệ thống DC cụ thể, phong phú - Thái độ: tự tin, khách quan, đúng mực - Diễn đạt: ngôn ngữ nói, lưu loát, rành mạch, đúng mực
  20. IV. BÀI TẬP 3 I.KÍCH HOẠT KIẾN THỨC NỀN II. BÀI TẬP 1 III. BÀI TẬP 2 IV. BÀI TẬP 3 ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN BÁC BỎ
  21. IV. BÀI TẬP 3 vKhi viết một đoạn văn nghị luận: -Trích dẫn nguyên văn ý kiến sai lệch - Tránh cách bác bỏ hoàn toàn -Hệ thống luận điểm, luận cứ được sắp xếp khoa học, hợp lí đều hướng đến nội dung bác bỏ
  22. IV. BÀI TẬP 3 v Khi viết đoạn văn nghị luận: -Hệ thống DC cụ thể, phong phú, chỉ ra được nguồn -Phân tích DC thuyết phụ, phục vụ được cho luận cứ - Diễn đạt: văn phong khoa học, diễn đạt mạch lạc, đúng ngữ pháp, chính tả với thái độ khách quan, đúng mực