Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 27: Đọc văn: Ngươi trong bao (A.P.Sê-Khốp) - Phạm Thị Thúy Nhài
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 27: Đọc văn: Ngươi trong bao (A.P.Sê-Khốp) - Phạm Thị Thúy Nhài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_ngu_van_lop_11_tuan_27_doc_van_nguoi_trong_bao.ppt
Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 27: Đọc văn: Ngươi trong bao (A.P.Sê-Khốp) - Phạm Thị Thúy Nhài
- NGƯỜI TRONG BAO A.P.Sê-Khốp 1 GV: Phạm Thị Thúy Nhài
- I. Tìm hiểu chung 1/ Tác giả: - An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860-1904) là nhà văn Nga kiệt xuất, để lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa. - Đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân vĩ đại về thể loại truyện ngắn và kịch nói. 2
- 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh ra đời: - Truyện Người trong bao được viết năm 1898. - Bối cảnh: xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề. b. Chủ đề: Truyện phê phán lối sống trong bao, kiểu người trong bao, tính cách trong bao hay người mang vỏ ốc trong xã hội Nga bấy giờ. 3 GV: Phạm Thị Thúy Nhài
- II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1/ Chân dung của Bê-li-cốp: + Ăn mặc khác người: Tất cả đều để trong bao + Đi đứng khác đời: Đi xe ngựa thì luôn kéo mui lên - Tính cách: + Ghê sợ hiện tại; tôn sùng quá khứ + Luôn lo lắng, sợ tất cả. + Thỏa mãn, hài lòng với lối sống hủ lậu, kì quái của mình. - Lối sống: Sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều. 4
- *NHẬN XÉT: => Lối sống ích kỉ, hèn nhát, bảo thủ, hệ quả của chế độ phong kiến chuyên chế. => Tác động tiêu cực: làm cho tinh thần của mọi người lo lắng, sợ hãi, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hiện tại và tương lai. 5
- 2. Cái chết của Bê-li-cốp: - Sự tất yếu: Bê-li-cốp tìm được một cái bao vĩnh viễn là nằm trong quan tài => Đúng với mong muốn của y. - Mọi người: + Thoạt đầu: thấy thoát khỏi gánh nặng + Chẳng lâu sau: lại thấy nặng nề, mệt nhọc, vô vị. => Nguyên nhân: Những kẻ như Bê-li-cốp là tính cách điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. 6
- 3. Hình ảnh cái bao - biểu tượng nghệ thuật: - Nghĩa đen: Vật dùng để bao, gói, đựng - Nghĩa bóng :Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp. - Nghĩa biểu trưng: Cái bao khổng lồ trói buộc, ngăn chặn tự do của con người. GV: Phạm Thị Thúy Nhài 7
- 4. Ý nghĩa thời sự: - Lối sống hèn nhát, cố chấp, bảo thủ vẫn tồn tại trong xã hội, đặc biệt trong học đường. - Trước lối sống trong bao cần: + Phê phán, không đồng tình. + Xác định lối sống lành mạnh, chan hòa, đúng chuẩn mực văn hóa, đạo đức cộng đồng. Phạm Thị Thúy Nhài 8
- III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ SGK -Thái độ phê phán sâu sắc của tác giả với lối sống thu mình vào bao của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX. -Đặc sắc về nghệ thuật: xây dựng biểu tượng nhân vật điển hình, cách kể chuyện lôi cuốn. GV: Phạm Thị Thúy Nhài 9