Bài giảng Ngữ văn 8 - Ôn tập chủ đề văn nghị luận - Bài: Hịch tướng sĩ

pptx 15 trang minh70 3940
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Ôn tập chủ đề văn nghị luận - Bài: Hịch tướng sĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_on_tap_chu_de_van_nghi_luan_bai_hich_tuo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Ôn tập chủ đề văn nghị luận - Bài: Hịch tướng sĩ

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1:Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Lí Công Uẩn ? Câu 2: Em hiểu như thế nào về thể loại Chiếu? Câu 3:Nêu hoàn cảnh sáng tác và nội dung của văn bản “Chiếu dời” đô của Lí Công Uẩn ?
  2. Ôn tập chủ đề văn nghị luận bài: Hịch tướng sĩ I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả : -Trần Quốc Tuấn( 1231?- 1300) tước Hưng Đạo Vương, là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc. - Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên.
  3. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần 2. b. Nhan đề: • Nguyên văn được viết bằng chữ Hán: Dụ chư tì tướng hịch văn. - Dụ: Bảo cho người dưới biết( sau này trở thành một thể văn thời cổ. - Chư: là một loại từ chỉ số nhiều. - Tì tướng: Những viên tướng dưới quyền giúp việc cho mình - Hịch văn: thể loại hịch. Hịch văn răn bảo các tì tướng
  4. c. Thể loại:Hịch - Người viết: Vua, chúa, thủ lĩnh. - Mục đích: Khích lệ binh sĩ chống kẻ thù. - Lối văn: văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu. - Giọng điệu: hùng hồn, hào sảng, đanh thép. - Lập luận: chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, thuyết phục. - Kết cấu: + Phần mở đầu: nêu vấn đề + phần 2: Nêu truyền thống trong sử sách + phần 3: nhận định tình hình , phân tích phải trái. + Phần kết thúc: đề ra chủ trương, kêu gọi đấu tranh.
  5. d. Bố cục: 4 phần - Phần 1: từ đầu . lưu tiếng tốt. → Nêu gương sáng trong sử sách - Phần 2: Tiếp vui lòng →Tội ác của kẻ thù và nỗi lòng vị chủ tướng - Phần 3: tiếp .phỏng có được không? →Phê phán những sai lầm và chỉ ra hành động đúng - Phần 4: đoạn còn lại → Lời kêu gọi
  6. e. Nội dung: Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
  7. g. Nghệ thuật: - Hệ thống lập luận chặt chẽ - Các thủ pháp sánh- tương phản - Các điệp từ, điệp ngữ, điệp ý - Giọng điệu thống thiết, giục giã, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
  8. II. Luyện tập Bài 1: So sánh thể chiếu và thể hịch Gợi ý: - Giống nhau: + Là thể văn nghị luận. + Kết cấu chặt chẽ. +Lập luận sắc bén. + Lối văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu. + Người viết: Vua, chúa, tướng - Khác: +Chiếu: ban bố mệnh lệnh; sự kiện trọng đại liên quan đến vận mệnh dân tộc. + Hịch: Kêu gọi; khích lệ tinh thần của binh sĩ trước cuộc kháng chiến.
  9. Bài 2: Đọc phần 1 của văn bản Hịch tướng sĩ và xác định những tấm gương trung thần nghĩa sĩ được Trần Quốc Tuấn nêu ra trên các phương diện: tên họ, thời đại sống, chiến công. Nhận xét ngắn gọn về tác dụng của việc tác giả viện dẫn các tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách và hiện tại. Gọi ý: - Nêu gương trong sử sách để tác giả muốn khích lệ lòng yêu nước, tinh thần trung nghĩa với chủ tướng, khơi dậy ý chí xả thân vì nước của các tướng sĩ. - Những tấm gương trung nghĩa xưa và nay là bài học sáng ngời về lòng tận trung báo quốc cho quân sĩ, đặc biệt trong tình cảnh đất nước ta đang nghìn cân treo sợi tóc, kẻ thù hung bạo chuẩn bị xâm phạm lãnh thổ dân tộc .
  10. Bài 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ( ) Huống chi vui lòng” a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Cách nói khoa trương ước lệ được thể hiện như thế nào? c. Tác giả đã lột tả sự ngang ngược và tội ác của giặc ra sao? d. Em hãy kể tên một văn bản trong chương trình THCS cũng nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Cho biết tên tác giả? e. Bằng 1 đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu quy nạp, em hãy cảm nhận về thái độ, tình cảm của nhân vật ta trong đoạn. Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán.( Gạch chân và chỉ rõ câu cảm thán)
  11. • Gợi ý: Câu 2: các hình ảnh ( ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, xả thịt , lột da, nuốt gan, uống máu ) =>Gây ám ảnh, tác động mạnh vào nhận thức, cảm xúc của người nghe. =>Nỗi đau đớn từ vô hình đã được hữu hình hóa, cụ thể hóa.
  12. • Gợi ý: Câu 3: • Tội ác của giặc: đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, vét của kho có hạn Hình ảnh gợi tả, gây ấn tượng mạnh. * Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, liệt kê. => Thái độ căm thù, khing bỉ giặc; khơi gợi lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm với đất nước ở mỗi tướng lĩnh.
  13. • Gợi ý: Câu 4: - Văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”( Hồ Chí Minh) - Văn bản : Chiếu dời đô ( Lí công Uẩn) - Văn bản : Nước Đại Việt ta ( trích Bình Ngô đại cáo). Câu 5: - Hình thức: đoạn văn quy nạp, đảm bảo số câu; hành văn mạch lạc; đúng yêu cầu tiếng Việt( câu cảm thán) - Nội dung: + Thấy được tội ác tàn bạo, ngang ngược của giặc. + thấy được lòng yêu nước cháy bỏng của một bậc kiệt tướng. Chú ý nhận xét về nghê thuật( từ ngữ, giọng điệu, lối văn )
  14. Bài 4: Cho đoạn văn sau “ Nay các ngươi biết chùng nào! a. Xác định tư tưởng chủ đạo của đoạn văn. Cụm từ “ Lúc bấy giờ”trong câu văn “ Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi cũng sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” có ý nghĩa chỉ thời điểm nào? b. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói và hành động nói của các câu văn dưới đây: - “ Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi cũng sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” - “ Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.” c. Bằng đoạn văn từ 10-12 câu, em hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền dân tộc.
  15. Hướng dẫn học bài -Nắm chắc nội dung kiến thức cơ bản của bài -Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập ngữ văn. -Chuẩn bị : + Sáng thứ 4( 10 giờ) học trên truyền hình. + Chuẩn bị ôn tập bài “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.( tiếp)