Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nhàn (Nguyễn Bình Khiêm)

pptx 12 trang thuongnguyen 5221
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nhàn (Nguyễn Bình Khiêm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_doc_van_nhan_nguyen_binh_khiem.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nhàn (Nguyễn Bình Khiêm)

  1. Đọc văn NHÀN NGUYỄN BỈNH KHIÊM
  2. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, “chí để ở nhàn dật”. - Nội dung: thơ của ông mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. - Thành tựu: + “Bạch Vân am thi tập” (chữ Hán - 700 bài) + “Bạch Vân quốc ngữ thi” (chữ Nôm -170 bài).
  3. 2. Tác phẩm: a. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật. b. Xuất xứ: - “Nhàn” được viết bằng chữ Nôm trong tập “Bạch Vân Quốc ngữ thi”. - Nhan đề bài thơ: Do người đời sau đặt “nhàn” chỉ một quan niệm, một cách xử thế.
  4. -Tìm hiểu luận điểm?NHÀN - Các yếu tố nghệ thuật, tác dụng của các yếu Nguyễn Bỉnh Khiêm tố nghệ thuật đó? “Một mai, một cuốc, một cần câu, N1 Đề Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, N2 Thực Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, N3 Luận Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, N4 Kết Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
  5. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Hai câu đề: “Nhàn” là vui với thú điền viên. “Một mai, một cuốc, một cần câu” - Điệp từ “một” (số đếm) chủ động, chuẩn bị chu đáo. - Liệt kê: “mai, cuốc, cần câu” (danh từ) công cụ lao động. - Nhịp: 2/2/3 chắc khỏe, chậm rãi. Niềm yêu thích và gắn bó với công việc đồng quê. “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” - Từ láy “Thơ thẩn” ung dung, nhàn nhã. - Vế câu “dầu ai vui thú nào” + đại từ phiếm chỉ “ai”. Thái độ không quan tâm, mặc người đời. Quan niệm “nhàn” được thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng.
  6. 2. Hai câu thực: “Nhàn” là xa lánh chốn danh lợi bon chen - Nghệ thuật đối lập: “Nơi vắng vẻ” “chốn lao xao”. “Ta dại” “người khôn” - Nói ngược, thâm thúy: “Ta dại” - “người khôn”. Xa lánh chốn danh lợi bon chen, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”. Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của tác giả.
  7. “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao” (“Nhàn” – Nguyễn Bỉnh Khiêm) Ta–tìm nơi vắng vẻ Người–đến chốn lao xao (biểu tượng cho (biểu tượng cho chốn thiên nhiên yên tĩnh) quan trường, danh lợi) Thảnh thơi, thoải Bon chen, luồn cúi mái trong tâm hồn Dại Khôn Khôn Dại
  8. 3. Hai câu luận: “Nhàn” là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa nơi thôn dã. - Thức ăn: “măng trúc”, “giá” dân dã thanh đạm, theo mùa. Thu Đông - Sinh hoạt: “tắm hồ sen”, “tắm ao” giản dị, gần gũi thiên nhiên. Hạ Xuân - Liệt kê bốn mùa + nhịp thơ 1/3/1/2. Bức tranh tứ bình về cuộc sống sinh hoạt. Cuộc sống đạm bạc, thanh cao, hòa hợp với thiên nhiên nhân cách cao đẹp của nhà thơ.
  9. 4. Hai câu kết: “Nhàn” là xem phú quý tựa chiêm bao. - Mượn điển Thuần Vu Phần: để nhận ra lẽ sống: + Phú quý: không có ý nghĩa. + Cuộc sống thanh nhàn, nhân cách con người: tồn tại vĩnh hằng. - Cụm từ “Nhìn xem” + so sánh “phú quí tựa chiêm bao” công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc mơ. Nhận thức rõ ràng, tỉnh táo về quy luật của cuộc đời nhắc nhở người đời hãy tránh xa sự cám dỗ của phú quý, danh lợi. Tư thế ung dung, nhàn nhã, coi thường danh lợi giàu sang người tiên nơi cõi tục.
  10. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Sử dụng phép đối, điển cố. - Ngôn từ mộc mạc tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lý. 2. Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ gìn cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh.
  11. NHÀN Vui với Sống thuận thú điền theo lẽ tự Xa lánh Xem phú viên nhiên, hưởng chốn danh quý tựa (1,2 Đề) những thức có lợi bon chiêm sẵn theo mùa chen bao nơi thôn dã (3,4 Thực) (7,8 Kết) (5,6 Luận) Vẻ đẹp cuộc sống Vẻ đẹp tâm hồn