Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Truyền Kiều (Nguyễn Du) - Đinh Thị Doan

pptx 35 trang thuongnguyen 5901
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Truyền Kiều (Nguyễn Du) - Đinh Thị Doan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_doc_van_truyen_kieu_nguyen_du_dinh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Truyền Kiều (Nguyễn Du) - Đinh Thị Doan

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT BẮC DUYÊN HÀ NGỮ VĂN 10 Giáo viên thực hiện: ĐINH THỊ DOAN
  2. Tác giả Nguyễn Du 阮攸
  3. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT -Hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến sáng tác Kiến thức: của Nguyễn Du. - Hiểu được những đóng góp và vị trí của Nguyễn Du trong văn học dân tộc và nhân loại. Kĩ năng -Củng cố kĩ năng tìm hiểu một tác gia văn học. - Củng cố kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn . -Trân trọng, yêu mến và tự hào về một vĩ nhân của Thái độ đất nước. - Góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa Nguyễn Du để lại. -Phát huy năng lực tự học. Năng lực - Năng lực hợp tác, sáng tạo. -Năng lực ngôn ngữ.
  4. TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU NỘI DUNG BÀI HỌC Phần một: TÁC GIẢ I.CUỘC ĐỜI II. SỰ NGHIỆP 1.Quê hương VĂN HỌC 2.Gia đình 1.Các sáng tác chính 3.Thời đại 2.Một vài đặc điểm về 4.Con người nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du
  5. TRUYỆN KIỀU Phần một: TÁC GIẢ I. CUỘC ĐỜI 1. Quê hương:
  6. TRUYỆN KIỀU Phần một: TÁC GIẢ I. CUỘC ĐỜI 1. Quê hương: Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ra và lớn lên ở kinh thành Thăng Long. Quê cha ở Hà Tĩnh. Quê mẹ ở Bắc Ninh. Quê vợ ở Thái Bình.
  7. Sinh ra và lớn lên: Kinh thành Thăng Long
  8. Quê cha: Hà Tĩnh (Núi Hồng Lĩnh – Sông Lam)
  9. Quê mẹ: Bắc Ninh
  10. Quê vợ: Thái Bình =>Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa từ nhiều vùng quê khác nhau.
  11. 2. Gia đình: - Ông nội là Nguyễn Quỳnh – nhà triết học. - Cha là Nguyễn Nghiễm đỗ tiến sĩ, giữ chức tể tướng. - Mẹ là Trần Thị Tần giỏi hát xướng. - Anh là Nguyễn Khản làm chức tham tụng, giỏi thơ phú. - Anh là Nguyễn Điều làm trấn thủ Sơn Tây. Þ - Gia đình đại quý tộc có truyền thống làm quan, truyền thống văn chương. - Nguyễn Du có điều kiện phát huy những tư chất vốn có, đặc biệt về văn chương.
  12. 3. Thời đại: Nhiều biến động của lịch sử + Thời kì khủng hoảng của các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh. Một cuộc + Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổi bể dâu dậy.Tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn với nhiều lập nên triều đại Quang Trung hưng nỗi niềm thịnh nhưng ngắn ngủi. đau đớn. + Cuộc trung hưng của nhà Nguyễn . “Một phen thay đổi sơn hà Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?” => Những nỗi đau đời ấy đã đi vào sáng tác của Nguyễn Du để vẽ lên những bức tranh cuộc sống đậm màu hiện thực.
  13. 4. Con người: NGUYỄN DU (1765-1820) Ấu thơ vàng son. (Cậu ấm con quan) Thời niên thiếu nhiều mất mát đau thương. (10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ) Lúc trưởng thành, phiêu bạt suốt 10 năm. (Thập tải phong trần: lưu lạc trong cảnh đất nước loạn li) Trở về quê hương, làm quan triều Nguyễn. (Tâm trạng bất đắc chí) Mất tại Huế. (Ra đi trong lặng lẽ,bình thản)
  14. NGUYỄN DU (1765-1820) Cuộc đời Vốn sống phong Trái tim đa nhiều phú, hiểu biết cảm, giàu bi kịch sâu rộng thương yêu (mồ côi, (thấu hiểu cuộc (cảm thương lưu lạc, sống quý tộc và xót xa với bần hàn, dân nghèo, hiểu những nỗi u uất, ) biết văn hóa thống khổ của nhiều vùng con người, ) miền) Tâm - Tài
  15. II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. Các sáng tác chính a. Sáng tác bằng chữ Hán 北行雜錄 清軒詩集 Nỗi niềm thời loạn lạc nhiều bi thương (78 bài, chủ yếu viết trước khi làm quan nhà Nguyễn)
  16. 瓊海元宵 Quỳnh Hải nguyên tiêu 元夜空庭月滿天, Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên, Y y bất cải cựu thuyền quyên. 依依不改舊嬋娟。 Nhất thiên xuân hứng, thuỳ gia lạc, 一天春興誰家落, Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên. 萬里瓊州此夜圓。 Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán, 鴻嶺無家兄弟散, Bạch đầu đa hận tuế thì thiên. 白頭多恨歲時遷。 Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến, Hải giác thiên nhai tam thập niên. 窮途憐汝遙相見, 海角天涯三十年 Dịch nghĩa Đêm rằm tháng giêng, sân vắng, trăng sáng đầy trời. Vầng trăng vẫn đẹp như xưa, không hề thay đổi. Rằm tháng giêng trăng vàng lai láng, Chẳng biết nhà ai được hưởng thú vui xuân đêm nay Nghìn xưa không đổi dạng thuyền quyên.Ở đất Quỳnh Châu ngoài muôn dặm này? Quỳnh Châu muôn dặm đoàn viên, Còn ta thì ở quê hương Hồng Lĩnh, chẳng còn nhà Một trời xuân hứng xuân riêng nhà nào? cửa, anh em cũng đều tan tác cả. Cảnh Hồng Lĩnh biết bao ly tán! Đầu đã bạc, càng giận cho ngày tháng trôi mau. Bạc mái đầu ngày tháng đổi thay. Cảm động biết bao, giữa lúc cùng đường, tuổi đã ba mươi, Đường cùng mừng thấy nhau đây, Đang ở nơi chân trời góc biển, mà trăng vẫn từ xa Phương trời lận đận tuổi đầy ba mươi. đến với ta. (Quách Tấn dịch)
  17. II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. Các sáng tác chính a. Sáng tác bằng chữ Hán 北行雜錄 清軒詩集 Nỗi niềm thời loạn Thất vọng Trăn trở day dứt về lạc nhiều bi thương chốn quan trường cuộc đời, về kiếp người (78 bài, chủ yếu (40 bài, viết trong (131 bài, sáng tác viết trước khi làm thời gian làm quan ở trong chuyến đi sứ quan nhà Nguyễn) Huế và Quảng Bình) Trung Quốc)
  18. b. Sáng tác bằng chữ Nôm * Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)
  19. b. Sáng tác bằng chữ Nôm * Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) - Mượn đề tài, cốt truyện : Tiểu thuyết chương hồi “Kim Vân Kiều truyện” – Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc) - Sự sáng tạo của Nguyễn Du: + Thể loại: truyện thơ lục bát với 3254 dòng thơ + Phương thức biểu đạt: nhuần nhuyễn cả tự sự và trữ tình + Tư tưởng nhân đạo mới mẻ và sâu sắc + Tài năng ngôn ngữ bậc thầy: kết hợp giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học một cách tài hoa.
  20. Tả nhân vật Tú Bà “Thuý Kiều thấy một mụ “Thoắt trông nhờn nhợt màu da, chừng ngoài bốn mươi Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?” tuổi,cao lớn, to béo, mặt mũi cũng hơi trắng trẻo” (“Truyện Kiều” (“Kim Vân Kiều truyện” – Nguyễn Du) -Thanh Tâm Tài Nhân)
  21. “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy” (Mộng Liên Đường Chủ Nhân) “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn.” (Phạm Quỳnh) “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn” (Chế Lan Viên) => Truyện Kiều: đỉnh cao của văn học Việt Nam, kiệt tác của văn học dân tộc và nhân loại.
  22. * Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh) - Thể thơ: song thất lục bát - Thể hiện tấm lòng nhân ái của nhà thơ hướng tới mọi kiếp người. “Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé, Lỗi giờ sinh lìa mẹ, lìa cha. Lấy ai bồng bế vào ra, U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.”
  23. 2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du a. Đặc điểm nội dung •Giá trị hiện thực sâu sắc: Phơi bày Phản ánh bộ mặt của những nỗi xã hội thống khổ phong kiến của người suy tàn dân
  24. •Giá trị nhân đạo cao cả: Thơ Nguyễn Du đề cao xúc cảm, thấm đẫm TÌNH TÌNH Yêu thương, Lên án, tố Đề cao Trân trọng cảm thông cáo các những khát những giá sâu sắc với thế lực tàn vọng tốt đẹp trị tinh thần những số bạo đã chà của con và chủ phận bất đạp lên người về nhân sáng hạnh, đặc quyền hạnh phúc, tạo ra giá biệt là người sống của về tự do – trị tinh thần phụ nữ . con người công lí. đó. Þ Tác phẩm của Nguyễn Du mang giá trị hiện thực và nhân văn cao cả, là những triết lí sâu sắc về nhân sinh và cuộc đời.
  25. b. Đặc điểm nghệ thuật - Thơ chữ Hán: + Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành. - Thơ chữ Nôm: + Phát triển thể thơ dân tộc: thơ lục bát, song thất lục bát. + Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: ngôn ngữ bác học kết hợp với ngôn ngữ bình dân  góp phần làm cho tiếng Việt thêm giàu đẹp. + Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, miêu tả tâm lí, xây dựng được những nhân vật điển hình.
  26. •Cuộc đời •Sự nghiệp Nhiều bi kịch, vốn Nhà thơ hiện sống phong phú thực xuất sắc Tâm hồn đa cảm, Nhà thơ nhân giàu yêu thương đạo vĩ đại Tư chất vốn có, nỗ Thiên tài lực học hỏi không văn học ngừng, tiếp thu các tinh hoa văn hóa. “Nguyễn Du: một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn.” (Hoài Thanh)
  27. 阮攸 Tầm vóc Đại Danh thi hào nhân dân tộc văn hóa thế giới
  28. Bài tập 1: 不知三百餘年後, 天下何人泣素如 Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như? Chẳng biết ba trăm năm sau nữa, Thiên hạ có ai khóc Tố Như ta? Em hãy tìm lời dịch hợp lí nhất cho hai câu thơ trên bằng sự sáng tạo của mình. Hai câu thơ trên đã để lại cho em những suy nghĩ gì trên cơ sở em đã hiểu biết về con người và sự nghiệp Nguyễn Du?
  29. Bài tập 2: Sáng tác thơ văn, bài hát, vẽ tranh, ngâm thơ, thể hiện cảm xúc của mình trước tài năng và tấm lòng của đại thi hào Nguyễn Du nhân dịp kỉ niệm 200 năm ngày mất của ông. (1820-2020) Địa chỉ gửi bài: doanspv@gmail.com Hoặc gửi tới: Nhà thơ Ánh Tuyết Trưởng văn phòng đại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Thái Bình Hội văn học nghệ thuật Thái Bình
  30. CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!