Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 19: Đọc văn: Thương vợ (Trần Tế Xương)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 19: Đọc văn: Thương vợ (Trần Tế Xương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_19_doc_van_thuong_vo_tran_te_x.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 19: Đọc văn: Thương vợ (Trần Tế Xương)
- 3.3.2. 4. 4.HaiHai TênTênBàiBài từtừ 1.thơthơnhânnhân mởmở HồHồ TựTự đầuđầu vật vậtXuânXuân tìnhtình bàibàichínhchính trích trích HươngHươngthơthơ trongtrong Bánh Bánhhọchọc đượcđược trongtrongTruyệnTruyện trôitrôi mệnhmệnh nướcnước SGKSGK KiềuKiều danhdanhcủa của 1111 củacủa làlà HồHồ là là bàibàiNguyễnNguyễn gìXuângìXuân sốsố mấymấy HươngHương DuDu 11 BB ÀÀ CC HH ÚÚ AA TT HH ƠƠ NN ÔÔ MM 22 BB ÀÀ II HH AA II 33 TT HH ÂÂ NN EE MM 44 TT HH ÚÚ YY KK II ỀỀ UU
- Tiết 19: Trần Tế Xương
- 1. Tác giả * Cuộc đời: - Trần Tế Xương ( 1870-1907) - Sống ở thời buổi nước mất dần vào tay thực dân Pháp -> Thời buổi Tây Tàu nhố nhăng - Là người thông minh, có cá tính sắc sảo, phóng túng nhưng thi cử lận đận ( 8 lần đi thi chỉ đỗ tú tài) * Sự nghiệp sáng tác: - Số lượng khoảng trên 100 bài với nhiều thể loại nhưng chủ yếu là thơ Nôm - Sáng tác ở cả hai mảng: trào phúng và trữ tình -> Khẳng định sự bất tử của Tú Xương
- 2. Tác phẩm: - Đề tài: Bà Tú- người vợ của nhà thơ -> đề tài hiếm hoi của văn học trung đại - Vị trí: Thương Vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. - Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật (chữ Nôm)
- THƯƠNG VỢ Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. (Trần Tế Xương)
- III.TỔNG KẾT 1.Nội dung: - Bài thơ và thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng của nhà thơ với người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh của mình -2.Nghệ thuật: - Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Tú xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm; vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.
- LUYỆN TẬP Hãy chỉ ra và phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ VHDG trong bài thơ trên ? -Hình ảnh “con cò” trong VHDG đi vào thơ Tú Xương có sự sáng tạo. Ông đã đồng nhất thân cò với thân phận người vợ gợi lên sự xót xa, tội nghiệp hơn hình ảnh con cò trong ca dao khi nói về người phụ nữ - Vận dụng từ ngữ: Thành ngữ “năm nắng mười mưa”, “một duyên hai nợ” nhấn mạnh nỗi vất vả của bà Tú, nhiều gian khổ cũng đành chấp nhận không than thở
- TÌM TÒI, MỞ RỘNG + Vẽ sơ đồ tư duy bài Thương vợ + Sưu tầm và ghi lại bài Văn tế sống vợ của Tú Xương