Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 94: Làm văn: Tóm tắt tiểu sử - Nguyễn Thu Dung

pptx 22 trang thuongnguyen 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 94: Làm văn: Tóm tắt tiểu sử - Nguyễn Thu Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_94_lam_van_tom_tat_tieu_su_ngu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 94: Làm văn: Tóm tắt tiểu sử - Nguyễn Thu Dung

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Sắp xếp các đoạn văn sau Nguyễn Thị Kim Ngân sinh ngày 12 tháng 4 năm 1954; Quê quán: Xã Châu Hòa, sao cho đúng trình tự các huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre; là Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng, Cử nhân Chính trị. Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 9 em được xem trên video tháng 12 năm 1981 và trở thành Đảng viên chính thức một năm sau đó.[1] Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI được tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, và được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Bí thư Trung ương Đảng. Ngày 23 tháng 7 năm 2011 bà được Chủ tịch Quốc hội đề cử làm Phó Chủ tịch Quốc hội Tháng 05 năm 2013 tại Hội nghị TW 7 Khoá XI, bà được bầu bổ sung làm Uỷ viên Bộ Chính trị TWĐ.[2] Bà từng nắm giữ các chức vụ phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bến Tre, giám đốc sở tài chính [cần dẫn nguồn], thứ trưởng Bộ Tài chính, bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương. Năm 2006, bà là Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại. Nguyễn Thị Kim Ngân là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2001-2006), khóa X (2006-2010). Bà là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007-2011).[3] Đại biểu Quốc hội khóa XII.[4]
  3. Nguyễn Thị Kim Ngân sinh ngày 12 tháng 4 năm 1954; Quê quán: Xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre; là Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng, Cử nhân Chính trị. Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 9 tháng 12 năm 1981 và trở thành Đảng viên chính thức một năm sau đó.[1] Bà từng nắm giữ các chức vụ phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bến Tre, giám đốc sở tài chính [cần dẫn nguồn], thứ trưởng Bộ Tài chính, bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương. Năm 2006, bà là Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại. Nguyễn Thị Kim Ngân là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2001-2006), khóa X (2006-2010). Bà là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007-2011).[2] Đại biểu Quốc hội khóa XII.[3] Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI được tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, và được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Bí thư Trung ương Đảng. Ngày 23 tháng 7 năm 2011 bà được Chủ tịch Quốc hội đề cử làm Phó Chủ tịch Quốc hội Tháng 05 năm 2013 tại Hội nghị TW 7 Khoá XI, bà được bầu bổ sung làm Uỷ viên Bộ Chính trị TWĐ.[4]
  4. Tiết 94: Làm văn Người dạy: Dương Hải Yến GVHD: cô Nguyễn Thu Dung
  5. I. Tiểu sử tóm tắt 1. Khái niệm a. Ví dụ:Tiểu sử tóm tắt về nhà thơ Hàn Mặc Tử Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912-1940) sinh tại Lệ Mỹ, tỉnh Đồng Hới Ông học trung học tại Huế (1928-1930), sau đó làm viên chức Sở Đạc Điền Bình Định, ông vào Sài Gòn làm báo rồi lại trở ra Qui Nhơn 1936. Ông mắc bệnh phong 1937 và 1940 thì mất. Hàn Mặc Tử làm thơ rất sớm với thể thơ Đường Luật và các bút danh Minh Duệ Thị, Phong Trần. 1935 ông đổi bút hiệu thành Lệ Thanh rồi Hàn Mạc Tử . Tác phẩm tiêu biểu: thi tập Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc sinh thời), Thơ Điên (Đau Thương), Thượng Thanh Khí, Cẩm Châu Duyên và Chơi Giữa Mùa Trăng. Hàn Mặc Tử đem đến cho Thơ Mới một phong cách độc đáo và sáng tạo: bên cạnh những tác phẩm bình dị, trong trẻo và chan chứa tình quê là những tác phẩm đầy những cảm hứng lạ lùng và huyền bí.
  6. b. Khái niệm => Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân. VD: -Tiểu sử một nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ -Tiểu sử của một cán bộ, giáo viên,
  7. 2. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt a. Mục đích *Bài tập:Nối TSTT về đối tượng được dùng vào việc Đối tượng Vào việc Tác giả (khoa học, Sắp xếp công việc nhà văn, nhà báo ) Kết bạn Nhân viên Hiểu tác phẩm của Người nào đó bất kì họ
  8. * Kết luận: -Giới thiệu về cuộc đời sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới. -Giúp nhà quản lí tìm hiểu, theo dõi và sắp xếp, phân công theo công việc hợp lí, hiệu quả -Giúp chúng ta lựa chọn bạn bè, giới thiệu cán bộ lãnh đạo. - Giúp ta nắm được tiểu sử nhà văn, nhà thơ, chúng ta sẽ có thêm cơ sở hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của họ.
  9. b. Yêu cầu: * Đọc và chỉ ra lỗi sai trong bản tiểu sử tóm tắt dưới đây HÀN MẶC TỬ (1912-1941) quê ở tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình), born in một gia đình nghèo. Năm 1936 mắc bệnh phong, sau đó bán muối tại trại phong Quy Hòa. Tuy cuộc đời nhiều hẩm hiu nhưng ông là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ. Tác phẩm chính : Gái quê, Thơ Điên,Duyên kì ngộ ,Chơi giữa mùa trăng,
  10. b. Yêu cầu: * Đọc và chỉ ra lỗi sai trong bản tiểu sử tóm tắt dưới đây HÀN MẶC TỬ (1912-1940) quê ở tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình), sinh ra trong một gia đình nghèo. Năm 1936 mắc bệnh phong, sau đó mất tại trại phong Quy Hòa. Tuy cuộc đời nhiều bất hạnh nhưng ông là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ. Tác phẩm chính : Gái quê, Thơ Điên,Duyên kì ngộ ,Chơi giữa mùa trăng,
  11. * Kết luận: - Thông tin khách quan, chính xác về người được nói tới. + Số liệu, mốc thời gian + Thành tích, đóng góp nổi bật của người được giới thiệu trong lĩnh vực hoạt động đang được quan tâm. - Nội dung và độ dài của văn bản phải phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt. - Văn phong cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
  12. II. Cách viết tiểu sử tóm tắt *Luật chơi: Dãy phải chọn 1 em, trái 1 em lên bảng thử thách thiên tài Đoán phấn trong tay bên nào của cô . Em thắng lấy số bước trước, em kia phải chọn đúng việc trong vòng 5 tiếng đếm lùi; rồi ngược lại cho tới hết bốn bước
  13. *Các bước tiến hành viết tiểu sử tóm tắt Bước 1 Thu thập thông tin và lựa chọn bố cục. Chọn đối tượng, mục đích để Bước 2 viết tiểu sử tóm tắt. Bước 3 Kiểm tra sửa chữa Sắp xếp các nội dung và viết Bước 4 tiểu sử tóm tắt
  14. *Bố cục của một tiểu sử tóm tắt: 4 phần - Giới thiệu khái quát về người được giới thiệu + Họ tên, ngày tháng năm sinh + Quê quán, gia đình + Học vấn - Hoạt động xã hội của người được giới thiệu + Làm gì? Ở đâu? + Mối quan hệ với người khác như thế nào? - Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu - Đánh giá chung.
  15. Tiểu sử tóm tắt nhà thơ Nguyễn Du Nguyễn Du sinh ngày 03 tháng 01 năm 1766, mất ngày 10 tháng 08 năm 1820. Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ và Nam Hải đồ điếu. Ông quê ở làng Nghi Xuân, huyện Tiên Điền, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình: Có truyền thống làm quan, cha là Nguyễn Nghiễm làm đến chức Tể Tướng triều Lê. Mẹ là Trần Thị Tần, vợ thứ 7 của Nguyễn Nghiễm. Các anh của Nguyễn Du như Nguyễn Khản và Nguyễn Nễ đều giữ các chức vụ lớn trong triều đình nhà Lê. Học vấn: Nguyễn Du thi Hương ở Nam Sơn, đỗ tam trường năm 1783.Ông làm quan cho nhà Nguyễn từ năm 1802- 1820 giữ nhiều chức vụ khác nhau. Năm 1813 ông đực cử làm Chánh xứ sứ đi Trung Hoa. Ông có những đóng góp to lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung. Văn chương có cả thơ chữ Hán và chữ Nôm Chữ Nôm ( Truyện Kiều, Thác lời trai phường nón, Văn chiêu hồn, Văn tế trường Lưu nhị nữ) Chữ Hán ( Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trung đại, xứng đáng là đại thi hào dân tộc – danh nhân văn hóa thế giới.
  16. III.Luyện tập Bài tập 1: SGK -55 Những trường hợp cần viết TSTT: C, D a) Văn bản thuyết minh b) Sơ yếu lí lịch c) Tiểu sử tóm tắt d) Tiểu sử tóm tắt e) Điếu văn
  17. Bài tập 2 SGK- 55: Phân biệt văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác như điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh. *Giống nhau: Đều viết về một nhân vật nào đó.
  18. * Khác nhau: Tiểu sử tóm tăt Đối tượng là một người nào đó, do người khác viết nhằm giới thiệu ngắn gọn về thân thế, sự nghiệp của người được nói đến. Điếu văn Giới thiệu về cuộc đời người đã mất để bày tỏ sự tiếc thương, chia buồn với gia quyến Sơ yếu lí lịch Do bản thân viết, theo mẫu cố định Văn bản thuyết Đối tượng rộng hơn: Người, vật, danh minh lam thắng cảnh
  19. Bài tập 3: Hãy viết tiểu sử tóm tắt về danh nhân văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi từ những tư liệu đã chuẩn bị và hoàn thành bài viết.
  20. IV. Củng cố, dặn dò Bài tập:viết 1 tiểu sử tóm tắt về bản thân mình khi đi tuyển cử vào một công ty nhà nước. - Sưu tầm các văn bản tiểu sử tóm tắt của các nhà thơ, nhà văn, cán bộ nhà nước, đưa ra nhận xét - Học bài cũ - Chuẩn bị bài mới: Soạn bài Tôi yêu em và Bài thơ số 28