Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 26: Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt - Nguyễn Vân Anh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 26: Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt - Nguyễn Vân Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_11_tuan_26_luyen_tap_viet_tieu_su_tom.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 26: Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt - Nguyễn Vân Anh
- THỰC HÀNH TÌM HIỂU TIỂU SỬ CỦA DANH NHÂN TRONG LĨNH VỰC ÂM NHẠC Lớp: 11a11 Thực hiện: Tổ 4 Nguồn: Sưu tầm
- Danh sách thành viên tổ 4 1.Nguyễn Vân Anh 2.Trần Thị Quý Hoa 3.Phạm Kim Oanh 4.Lê Minh Huệ 5.Chu Thị Thu Đào 6.Đinh Thị Kim Ngân 7.Phạm Thu Hiền 8.Nguyễn Thanh Huyền 9.Lăng Khánh Huyền 10.Bùi Quốc Mạnh 11.Ngô Kiều Trinh 12.Nguyễn Mai Anh
- Beethoven Alexander Borodin (1833 - 1887) Nhà soạn (1770 - 1827) - Nhà soạn nhạc cổ điển người Đức, nhạc, nhà hóa học Nga. được công nhận là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thế giới.
- Wolfgang Amadeus John Lennon Mozart (1940 - 1980) Ca sỹ, nhạc sỹ (1756 - 1791) - Nhà soạn nhạc rock, nhà hoạt động vì nhạc có nhiều ảnh hưởng nhất trong nhạc cổ điển hòa bình người Anh Châu Âu.
- Claude Debussy Johann Sebastian Bach (1862 – 1918) Nhà soạn (1685 - 1750) Nhà soạn nhạc nhạc Pháp thuộc trường phái âm nhạc ấn tượng, một Baroque người Đức và nghệ tên tuổi lớn trong nền âm sĩ chơi đàn organ và clavecin nhạc châu Âu vào cuối thế (cla-vơ-xanh) nổi tiếng. kỷ 19 đầu thế kỷ 26.
- I. Cuộc đời -Trịnh Công Sơn ( 28/2/1939-1/4/2001) -Ông quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. - Lúc nhỏ ông theo học tại các trường: Lycee Francais và Providence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học tại trường tây Lycée Jean Jacques Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây . -Tên tuổi của Trịnh Công Sơn được nhiều người biết đến hơn, từ khi ông cùng ca sĩ Khánh Ly hát tại Quán Văn, một quán cà phê đơn sơ dựng trên bãi đất cỏ sau Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn.
- - Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng (phát hành trên 2 triệu đĩa) ở Nhật Bản. - Năm 2004, Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới được trao cho ông vì "lý tưởng hòa bình mà ông đã đấu tranh không mệt mỏi cho nhân loại. - Năm 2015, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nộiquyết định đặt tên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho một tuyến phố dài 900m, rộng 9,5-12,5 m thuộc địa bàn phường Nhật Tân, quận Tây Hồ. => Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ là nhạc sĩ mà còn là một nha thơ, một ca sĩ, một họa sĩ và một diễn viên không chuyên.
- II.Sự nghiệp 1. Sự nghiệp sáng tác -Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc, tuy nhiện tới tháng 4 năm 2017 chỉ có 77 bài được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép. Số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). - Những tác phẩm của ông có ca từ độc đáo, mang hơi hướng suy niệm. - Hai mảng đề tài lớn nhất trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là tình yêu và thân phận con người.
- 2. Các thể loại nhạc a, Nhạc tình - Tình yêu là đề tài lớn và ảnh hưởng nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Khả năng viết nhạc tình của Trịnh Công Sơn tưởng chừng không thể mai một theo năm tháng, theo thời đại. - Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn bã, cô đơn. Những bài hát này thường mang giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, được viết với tiết tấu chậm. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, nhiều chiêm nghiệm nhờ những biện pháp ẩn dụ, hoán dụ đôi khi pha lẫn hơi hướng siêu thực, trừu tượng. - Một số bản nhạc tình: “ Sương đêm’’, “Ướt mi’’ "Em còn nhớ hay em đã quên", "Hoa vàng mấy độ", "Cỏ xót xa đưa", "Gọi tên bốn mùa", "Mưa hồng" ,
- b, Nhạc về thân phận con người Trịnh Công Sơn từng nói từ khi còn trẻ ông đã luôn ám ảnh bởi cái chết nên âm nhạc của ông mang trong đó một sự mất mát của những số phận con người. Ông cũng ảnh hưởng bởi Phật giáo của phương Đông và chủ nghĩa siêu thực của phương Tây, nhạc Trịnh Công Sơn thấm đượm màu sắc hiện sinh, buồn bã của các tác giả văn học phương Tây thập niên 60 như Jean Paul Sartre, Albert Camus, Tiêu biểu là các ca khúc "Cát bụi", "Đêm thấy ta là thác đổ", "Chiếc lá thu phai", "Một cõi đi về", "Phôi pha",
- c, Nhạc phản chiến - Vai trò xã hội của Trịnh Công Sơn lại gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, kêu gọi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản chiến. - Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965-1966 khi chiến tranh xảy ra ác liệt. - Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca đậm chất hiện thực, rất đơn sơ, trần trụi (khác hẳn với dòng nhạc tình), trở nên những bài hát gây xúc động mạnh mẽ. - Năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng. - Một số bài hát : "Đi tìm quê hương", "Chính chúng ta phải nói hòa bình","Gia tài của mẹ", “ Chưa mất niềm tin”,
- d, Nhạc khác - Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương như "Chiều trên quê hương tôi", những tác phẩm thể hiện quan điểm chính trị rõ hơn như "Huế - Sài Gòn - Hà Nội", "Việt Nam ơi hãy vùng lên" , "Nối vòng tay lớn", trong đó có những bài rời được sáng tác ngay trong những cuộc xuống đường biểu tình cùng thanh niên, sinh viên, học sinh. - Một số bài nhạc cách mạng như "Em ở nông trường em ra biên giới", "Huyền thoại Mẹ", "Ánh sáng Mạc Tư Khoa","Ra chợ ngày thống nhất”. - Ông cũng viết nhạc thiếu nhi (trong tập nhạc "Cho Con", xuất bản năm 1991), nhiều bài rất nổi tiếng như "Em là hoa hồng nhỏ", "Mẹ đi vắng", "Em đến cùng mùa xuân", "Tiếng ve gọi hè", "Tuổi đời mênh mông", "Mùa hè đến", "Tết suối hồng", "Khăn quàng thắp sáng bình minh", "Như hòn bi xanh",
- e, Thơ và vẽ - Bên cạnh âm nhạc, Trịnh Công Sơn để lại khá nhiều tác phẩm hội họa, bút tích. Các tác phẩm hội họa của ông đã được triển lãm tại Nhà Hữu Nghị Tiệp Khắc - Việt Nam, từ 14.01.1989 đến 24.01.1989. triển lãm tại nhà khách Ritz và Trang viên Con Nai Vàng. - Ông làm thơ ít trong những lúc ngẫu hứng, hiện nay còn để lại một số bài thơ tự sáng tác, và các bản dịch phỏng như trong tập Hán tự hài cú của Ngô Văn Tao, hay các bài thơ vui, thơ chơi.
- Một số bức họa và lời nhạc, lời thơ,danh ngôn của cố Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn.