Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Ôn tập văn xuôi Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975

ppt 16 trang thuongnguyen 9640
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Ôn tập văn xuôi Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_on_tap_van_xuoi_viet_nam_tu_nam_194.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Ôn tập văn xuôi Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975

  1. ▪Văn xuôi là thể loại văn nói hoặc viết bằng ngôn ngữ thông thường,không tuân theo các lề luật thi ca.Văn xuôi chủ yếu dựa vào năng lực trí tuệ cộng với tình cảm và trí tưởng tượng ▪Văn xuôi có nhiều thể loại:văn diễn giảng,văn lịch sử,văn nghị luận,văn tự sự .Văn xuôi văn học có tiểu thuyết,truyện ngắn,tùy bút,ký.Ngoài ra,khi những tác phẩm triết học lịch sử,giáo dục, có chứa các giá trị thẩm mỹ thì cũng được xem là văn xuôi.
  2. Văn xuôi Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 là giai đoạn có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của văn xuôi cũng như văn học nói chung:Cách mạng tháng Tám thành công,một chế độ xã hội mới ra đời ; tiếp theo là những năm kháng chiến trường kì, anh dũng của dân tộc Văn học cũng như văn xuôi đã gắn chặt mình với sự nghiệp vĩ đại đó của dân tộc.Văn xuôi trong giai đoạn này đã có những thành tựu rực rỡ. văn xuôi giai đoạn này đó là vừa nâng cao khả năng bao quát hiện thực, vừa chú ý đào sâu những vấn đề nằm trong hiện thực đó, vừa miêu tả, vừa phân tích và lí giải cho nên tác phẩm có được sức khái quát chính xác và sâu sắc hơn. Trong quá trình khám phá, sáng tạo, các nhà văn đã chú ý khai thác và thể hiện những khía cạnh độc đáo của cuộc sống vừa sản xuất, vừa chiến đấu, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương cũng như các mối quan hệ trong đời sống gia đình, xã hội, sự kế tiếp của hai thế hệ trong cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc
  3. II. Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 chia thành ba chặng đường nhỏ: 1. Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954 1945-1946 : Ðây là năm bản lề, văn học chuyển mình hòa vào dòng thác Cách mạng. Văn học Cách mạng dần trở thành trào lưu chủ đạo ❖Chủ đề bao trùm sáng tác văn học trong những ngày đầu đất nước giành được độc lập là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng ,kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, ▪ Truyện ký tập trung vào ba chủ đề : bầu không khí mới của xã hội (các tuỳ bút của Nguyễn Tuân), cuộc đổi đời của dân tộc; nhận diện cuộc sống (những khốn cùng của con người trong chế độ cũ – Mò sâm banh của Nam Cao, Vợ nhặt của Kim Lân) và con người (hình ảnh những con người mới của chế độ mới – Một lần tới thủ đô của Trần Đăng). ▪Từ cuối năm 1946 đến năm 1954 văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ký Trận phố Ràng và Một cuộc chuẩn bị là những trang ký bình dị, tự nhiên, thô ráp và mạnh mẽ. Nguyễn Huy Tưởng với Ký sự Cao Lạng đã tái hiện diễn biến chiến dịch Biên giới thu đông 1950. Tác phẩm đã bao quát cả chiều rộng không gian chiến dịch và các sự kiện khá chi tiết, kết hợp bút pháp kể và miêu tả làm cho tác phẩm đậm màu sử thi, cảm hứng lịch sử. Nguyễn Tuân tài hoa và phóng túng trong các tùy bút Đường vui, Tình chiến dịch, Tùy bút kháng chiến
  4. - Hình tượng con người mới trong văn xuôi 1945-1954 có những đặc điểm khá nổi bật. Lần đầu tiên trong văn học, lớp lớp con người bình thường, chân chất xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau (trí thức, nông dân, công nhân) được xây dựng thành nhân vật trung tâm. Họ tượng trưng cho sự quật khởi đầy ý thức của giai cấp và tiêu biểu cho sức mạnh, vẻ đẹp của dân tộc, thời đại. Thông qua hình tượng đám đông, văn học làm rõ những nét tính cách, tâm lý chung rất dân tộc và cách mạng : thủy chung tình nghĩa không chỉ với gia đình, người thân, làng xóm mà cả với đất nước, quê hương ; không chỉ yêu nước, căm thù giặc trên cơ sở tình dân tộc, nghĩa đồng bào mà còn mở rộng đến ý thức vô sản ở tầm quốc tế. - Mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh đã khác trước. Con người không còn là nạn nhân đáng thương hoặc phản kháng tự phát trước hoàn cảnh mà đã xuất hiện trong tư thế chủ nhân chân chính, giác ngộ ngày càng sâu sắc, tự giải phóng mình và góp phần giải phóng dân tộc, giai cấp (Xung kích, Vùng mỏ, Con trâu, Truyện Tây Bắc).
  5. Tuỳ bút Nhận đường của Nguyễn Đình Thi 1. Cuộc lột xác đầy đau đớn nhưng cũng là cuộc phục sinh của văn nghệ sĩ 2. Chức năng của nền văn nghệ mới : sức mạnh của văn nghệ kháng chiến, văn nghệ, sáng được lên nhưng vui buồn yêu ghét mạnh mẽ của kháng chiến, sẽ châm sáng nhưng niềm vui buồn yêu ghét trong lòng chúng ta, văn nghệ chiếu rọi được hướng đi tới của từng sự việc nhở trong cuộc sống kháng chiến hàng ngày sẽ chiếu rọi được vào ý thức mỗi người mỗi người một luồng ánh sáng làm cho nhận rõ con đường vượt qua những khó khăn trước mắt, người cầm bút là kỹ sư của tâm hồn. "Đem ý thức kháng chiến vào cuộc đời hàng ngày, châm lên trong lòng người những tình cảm kháng chiến mãnh liệt, làm cho mới người gắn liền với kháng chiến bằng những phần sâu xa nhất của đời sống mình, sức mạnh và nhiệm vụ của văn nghệ là ở đấy". 3. Công thức của nhận đường : sống được cuộc sống kháng chiến của dân tộc, hiểu được hướng đi tới của xã hội ta hiện thời, cảm xúc được những cảm xúc mới của kháng chiến, tất cả vấn đề sáng tác quyết định ở điểm ấy. ( ) người văn nghệ phải biết rõ đứng về phía sự sống nào và phải làm sao sự sống ấy biến thành máu thịt của mình.
  6. 4. Sám hối – những yếu ớt bạc nhược của nền văn nghệ cũ (chủ nghĩa cá nhân, sướt mướt buồn thảm, truỵ lạc, bạc nhược đầu hàng ) 5. Nhân vật thời đại của nền văn nghệ mới – con nguời mới của dân tộc, người anh hừng thời đại chính là những con người bình thường và lớn lao như vậy. 6. Nền văn nghệ của đời sống kháng chiến – đời sống hồi sinh, sức sống mới "chúng ta đòi một văn nghệ mang được sự sống của những con người mới ấy chúng ta muốn giở những trang sách cháy bỏng đầu ngón tay" – trách nhiệm của người cầm bút trong xã hội mới. 7. Niềm tin vào cuộc lột xác tất yếu của nền văn học dân tộc
  7. Các tác phẩm tiêu biểu trong chặng đường này là:Một lần đến với thủ đô,Trận phố Ràng(Trần Đăng);Đôi mắt,Ở rừng(Nam Cao);Làng(Kim Lân);Thư nhà(Hồ Phương) ;tập truyện kí Vùng mỏ(Võ Huy Tâm),Xung kích(Nguyễn Đình Thi),Đất nước đứng lên(Nguyên Ngọc) Làng(Kim Lân)
  8. ❑Văn xuôi mở rộng đề tài,bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống. Nhiều tác phẩm viết sự đổi đời của con người,miêu tả sự biến đổi số phận và tính cách nhân vật trong môi trường xã hội mới. Không ít tác phẩm đi theo hướng này đã thể hiện được khát vọng hạnh phúc của con người,có ý nghĩa nhân văn khá sâu sắc như Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phương, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Anh Keng của Nguyễn Kiên, ❑Một số tác phẩm tập trung khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp:Sống mãi với thủ đô(Nguyễn Huy Tưởng);Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai; ❑Ngoài ra có những tiểu thuyết,truyện ngăn viết về hiện thực đời sống trước Cách mạng với cái nhìn,khả năng phân tích và sức khái quát mới:Vợ nhặt(Kim Lân),Tranh tối tranh sáng(Nguyễn Công Hoan), Và thể hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã thu hút sư quan tâm chú ý của nhiều cây bút như:Sông Đà(Nguyễn Tuân),Mùa Lạc(Nguyễn Khải),
  9. Tô Hoài
  10. 3. Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975 ❖ Văn xuôi ở chặng đường này phản ánh cuộc sống đấu tranh và lao động voi hình ảnh con người Việt Nam anh dũng,kiên cường ,bất khuất như:Người mẹ cầm súng(Nguyễn Thi),Rừng xà nu(Nguyễn Trung Thành),Chiếc lược ngà(Nguyễn Quang Sáng), đã tạo nên sự hấp dẫn người đọc trong những năm chống Mỹ. => Trước sự hủy diệt tàn bạo của kẻ thù, tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân ta càng kiên cường và bất khuất “Họ đã xuống đường và đem cả lương tâm và nhân phẩm bắn tỏa lên bầu trời đầy giặc giã” (Chu Lai) ❖Ở miền Bắc,truyện,kí cũng phát triển mạnh.Tiêu biểu là kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân;truyện ngắn của Nguyễn Thành Long,Nguyễn Kiên,Vũ Thị Thường,Đỗ Chu;tiểu thuyết Vùng trời(ba tập) của Hữu Mai,Cửa sông và Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu
  11.  Người mẹ cầm súng Nguyễn Thi
  12. III.Những đặc điểm cơ bản của văn xuôi Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 a,Văn xuôi chủ yếu vận động theo khuynh hướng Cách mạng hóa,sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. -Văn xuôi vận động theo khuynh hướng Cách mạng hóa: +Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo:lí tưởng Cách mạng. +Nội dung phản ánh hiện thực Cách mạng và kháng chiến -Gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của dân tộc: + Văn xuôi đã thể hiện được nhiệm vụ quan trọng của đất nước trong từng chặng đường lịch sử: Đấu tranh chống Pháp,đế quốc Mĩ để giải phóng quê hương thống nhất 2 miền Nam-Bắc Xây dựng CNXH ở miền Bắc
  13. b,Văn xuôi hướng về đại chúng -Văn xuôi từ 1945-1975 đã coi đại chúng vừa là đối tượng phản ánh đối tượng phục vụ,vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác. -Nội dung phản ánh của các tác phẩm hướng vào phản ánh đời sống của tầng lớp nhân dân:người nông dân,người mẹ, -Hình thức:lời văn giản dị,trong sáng ,nội dung dễ hiểu. c,Văn xuôi chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn -Khuynh hướng sử thi: +,Đề tài:những vấn đề cơ bản có ý nghĩa sống còn của dân tộc. +,Nhân vật chính:tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc,gắn bó số phận mình với số phận của đất nước,thể hiện kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng:anh hùng Núp,Tnú,chị Út Tịch, +,Giọng điệu:ca ngợi,trang trọng,hào hùng. -Cảm hứng lãng mạn:khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và con người mới,ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
  14. Hình ảnh trong tp “người lái đò sông Đà”
  15. IV. Tổng kết - Văn xuôi từ năm 1945-năm 1975 đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn:chủ nghĩa nhân đạo,đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. - Về nội dung: mở rộng phạm vi phản ánh đời sống và nâng cao khả năng khái quát hiện thực lịch sử , đồng thời tăng cường sự phân tích, lí giải những vấn đề, những xung đột cơ bản”Phát triển ra nội dung cộng đồng trong đời sống xã hội và phương tiện cộng đồng trong ý thức cá nhân”(Lã Nguyên).Chưa bao giờ hình tượng Tổ Quốc ,hình tượng tập thể,hình tượng nhân dân lại chiếm ưu thế và hiện lên rực rỡ như thế trong văn học Việt Nam.