Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết 19+20: Đọc hiểu văn bản: Tây Tiến (Quang Dũng)

ppt 60 trang thuongnguyen 5621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết 19+20: Đọc hiểu văn bản: Tây Tiến (Quang Dũng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_tiet_1920_tay_tien_quang_dung.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết 19+20: Đọc hiểu văn bản: Tây Tiến (Quang Dũng)

  1. Tiết 19-20: Tây Tiến (Quang Dũng)
  2. Màu tím hoa sim – Hữu Loan Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm Quê hương- Giang Nam Mồ anh hoa nở - Thanh Hải Nhớ- Hồng Nguyên Viếng bạn – Hoàng Lộc Sóng – Xuân Quỳnh Bếp Lửa – Bằng Việt Dáng đứng Việt Nam- Lê Anh Xuân Đồng chí – Chính Hữu Tiểu đội xe không Kính – Phạm Tiến Duật
  3. Màu tím hoa sim – Hữu Loan Quê hương- Giang Nam Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm Mồ anh hoa nở - Thanh Hải Nhớ- Hồng Nguyên Sóng – Xuân Quỳnh Viếng bạn – Hoàng Lộc Bếp Lửa – Bằng Việt Đồng chí – Chính Hữu Dáng đứng Việt Nam- Lê Anh Xuân Tiểu đội xe không Kính – Phạm Tiến Duật
  4. 1. Tác giả: Quang Dũng (1921 - 1988) - Tên khai sinh: Bùi Đình Diệm. - Quê: Đan Phượng, Hà Tây. - Là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc Sáng tác của ông là sự kết hợp pha trộn tài tình giữa những đặc sắc của các lĩnh vực nghệ thuật. - Thơ: phóng khoáng, lãng mạn, tài hoa. - Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. - Tác phẩm chính: Mây đầu ô (thơ - 1986), Mùa hoa gạo, Tuyển thơ văn Quang Dũng (1988), .
  5. 2. Giới thiệu đoàn quân Tây Tiến: - Thành lập đầu năm 1947. Quang Dũng là đại đội trưởng. - Thành phần: đa số là thanh niên Hà Nội, trong đó có sinh viên và học sinh. - Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào, đánh tiêu hao lực lượng địch ở biên giớiThượng Lào, miền Tây Bắc bộ Việt Nam, góp phần bảo vệ biên giới Lào - Việt. -Địa bàn hoạt động: Sơn La, Hòa Bình, Sầm Nứa (Lào) vòng về miền tây Thanh Hóa. - Điều kiện sống : Điều kiện sống của người lính hết sức gian khổ, thiếu thốn. Ốm đau không thuốc men, tử vong vì sốt rét nhiều hơn là đánh trận. - Tinh thần: Hào hùng, lãng mạn – sống lạc quan, yêu đời, chiến đấu dũng cảm.
  6. • Trung đoàn Tây Tiến có tiền thân là đại đội vệ quốc đoàn tập kết từ xuôi lên Mộc Châu rồi tỏa đi các mặt trận Tây bắc và biên giới Việt Lào • Cuối tháng 2/1947, do yêu cầu cấp thiết của nhiệm vụ bảo vệ khu vực miền Tây chiến lược, Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia quyết định thành lập mặt trận miền Tây (Tây Tiến). Cùng thời gian này, Trung đoàn 52 Tây Tiến được thành lập với nòng cốt là các chiến sĩ Tây Tiến. Trung đoàn này đã chặn đứng âm mưu nham hiểm của địch muốn chiếm giữ vùng cao để khống chế, làm bàn đạp tấn công xuống đồng bằng. Phương thức hoạt động của bộ đội chủ yếu là vừa chiến đấu vừa làm công tác tuyên truyền vận động quần chúng và địch vận, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, xây dựng căn cứ địa, mở rộng khu vực tự do. • Chiến sĩ trong đoàn quân này phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên như nhà thơ Quang Dũng, nhạc sĩ Doãn Quang Khải Trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành, nhưng họ vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm. • Năm 1954, Trung đoàn vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" để ghi danh các chiến công lừng lẫy ở mặt trận Tây Bắc; đồng thời được tặng 8 Huân chương Quân công và 218 huân chương các hạng.
  7. 3. Bài thơ Tây Tiến a. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: - Năm 1948, đơn vị Tây Tiến giải thể, thành lập trung đoàn 52. - Cuối 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Bài thơ được ông sáng tác tại Phù Lưu Chanh sau khi rời xa đơn vị cũ. - Bài thơ là đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiệt không chỉ của thơ ca Quang Dũng mà là của cả thơ ca kháng chiến thời kỳ đầu.
  8. b. Xuất sứ : - Sáng tác năm 1948. - Gắn với sự ra đời của đoàn quân Tây Tiến - Lúc đầu có tên “Nhớ Tây Tiến”. - Được viết và đọc trong Đại hội toàn quân ở Phù Lưu Chanh - Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Quang Dũng - In trong tập “Mây đầu ô” 13/01/2010 back 20
  9. 3. Thể thơ và bố cục : + Thể thơ: thất ngôn trường thiên .Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 Câu thơ 7 chữ (số lẻ)vững chãi , vần bằng/ trắc mạnh mẽ đã lột tả được cái gian nan , hùng tráng của hành trình Tây Tiến. + Bố cục: 4 phần : - Đoạn 1: Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và hình tượng người lính Tây Tiến. - Đoạn 2: Những kỉ niệm của tình quân dân thắm thiết và cảnh sông nước miền Tây Bắc thơ mộng. - Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến. - Đoạn 4: Nhớ lời hẹn ước lúc lên đường 13/01/2010 back 21
  10. c. Cảm xúc chủ đạo: Nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội , về những kỉ nệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh miền tây hùng vĩ, hoang sơ và đầy thơ mộng -> Nỗi nhớ cũng chính là mạch liên kết các đoạn của bài thơ, là mạch cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ. d. Cảm hứng của bài thơ: cảm hứng bi tráng và lãng mạn • Bi: bi thương, là mất mát • Tráng là hào hùng, tráng lệ • Bi tráng là bi thương nhưng không bi lụy trái lại vẫn toát lên vẻ hào hùng tráng lệ. • Lãng mạn: thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc, cảm hứng hướng tới cái cao cả sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng chung của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn thường phát huy trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi yếu tố phóng đại, cường điệu, thủ pháp tương phản, đối lập, tô đậm cái phi thường để tạo ấn tượng mạnh. 13/01/2010 back 22
  11. Cảm nhận đoạn thơ thứ nhất trong bài thơ Thảo luận nhóm Nhóm 1 : Nhóm 2 : Nhóm 2 :Cảm nhận Nhóm 2 :Cảm nhận Cảm nhận của em Cảm nhận của em của em về vẻ đẹp hình về hai câu cuối của về hai câu thơ đầu về vẻ đẹp thiên tượng người lính Tây khổ thơ đầu bài thơ của bài thơ nhiên Tây Bắc Tiến Chú ý cảm nhận -Cảm xúc của tác -Tìm và cảm nhận -Tìm những yếu tố gợi một số hình ảnh, từ giả? về các địa danh khó khăn gian khổ, ngữ: -Nội dung của nỗi -Tìm và cảm nhận những hi sinh mất mát -Cơm lên khói nhớ? các hình ảnh giầu mà người lính phải trải -Thơm nếp xôi -Sắc thái của nỗi chất tạo hình, biểu qua -Mùa em nhớ? cảm -Đánh giá về thái độ - Cách sử dụng của người lính. thanh điệu. - Nhận xét chung về vẻ đẹp của người lính.
  12. Cảm nhận đoạn thơ thứ nhất trong bài thơ Thảo luận nhóm Nhóm 1 : Cảm nhận của em về hai câu thơ đầu của bài thơ -Cảm xúc của tác giả? -Nội dung của nỗi nhớ? -Sắc thái của nỗi nhớ?
  13. II.Đọc - hiểu văn bản : 1. Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và hình tượng người lính Tây Tiến: a. Cảm xúc của tác giả Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi * Tây Tiến ơi ! →tiếng gọi thân thương → nỗi nhớ tha thiết * nhí chơi vơi nỗi nhớ lửng lơ, đầy ắp, không định hình, định lượng, bao trùm cả không gian và thời gian . •Câu cảm •điệp từ nhấn mạnh nỗi nhớ : Lan tỏa , sâu lắng, ám ảnh tâm trí khôn •từ láy nguôi. •Hiệp vần “ơi”
  14. Nét đẹp hùng vĩ, nên thơ của dòng sông Mã đoạn chảy qua địa bàn xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa)
  15. b. Nhớ núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, hoang dại nhưng thơ mộng trữ tình - Những miền đất lạ gợi sự xa xôi, hẻo gắn với những Sài Khao → lánh, hoang dã, nơi kỷ niệm cụ thể. Mường Lát đoàn quân Tây Tiến đã đi qua. - Nhiều dốc đèo hiểm trở Hình ảnh giàu chất Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi hiện thực- gợi sự khắc nghiệt của thiên nhiên * Hình ảnh : đoàn quân Gợi cho ta liên tưởng tới hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hành quân trong đêm trên những dốc mỏi, đèo cao chất ngất.
  16. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời - Từ ngữ, hình ảnh : “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút ”,“cồn mây”, “súng ngửi trời” diễn tả thật đắc địa cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm. + Điệp từ dèc :→ sự hiểm trở, trùng điệp, cao vút của núi đồi miền Tây . + Từ láy tượng hình Sự trúc trắc, gập ghềnh rất khó đi. Sử dụng 5 thanh trắc → + Heo hút cồn mây Thậm xưng → Độ cao của núi + Súng ngửi trời Hóm hỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên của người lính Tây Tiến
  17. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống -Nhịp ngắt bẻ đôi vách nói vót lªn ®æ xuèng th¼ng ®øng: - Hai vế tiểu đối: “Ngàn - Đèi lên cao chót vót, xuống sâu thăm hẳm . . . . thước lên cao // ngàn thước xuống” Nguy hiểm tột cùng
  18. Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người * Thiên nhiên hoang dại, bí hiểm : + “Thác gầm thét” Nhân hóa → Hoang sơ, man dại, đầy bí mật + “cọp trêu người” + “Chiều chiều” rồi Thường xuyên đối mặt với nguy hiểm, đến “đêm đêm” dữ dội, bí ẩn, hoang vu của rừng thiêng nước độc. →Đường hành quân gian khổ, nguy hiểm, tính mạng người lính luôn bị đe dọa.
  19. * Thơ mộng,trữ tình: Gợi cho ta liên tưởng tới hình “®oµn qu©n mái” ảnh đoàn quân Tây Tiến hành quân trong đêm trên những dốc đèo cao ngất nhưng cũng là đi -H×nh ¶nh “hoa vÒ trong ®ªm h¬i” trong lớp sương khói lung linh, huyền ảo nửa thực nửa mộng của rừng núi. Nhà ai Pha Luông Những nếp thoáng mờ nhòa khuất chìm mưa xa khơi: xa xa ẩn hiện thấp thoáng trong màn mưa Nét vẽ mềm mại tạo khung cảnh như một bức tranh -Mét lo¹t thanh b»ng lụa mượt mà về thiên nhiên Tây bắc và tạo cảm giác nhẹ nhàng, diễn tả tâm trạng người lính bình thản trước gian lao. Qua nçi nhí “ch¬i v¬i” TN T©y B¾c hiÖn lªn võa th¬ méng, trữ tình võa hoang s¬,hiÓm trë. Điều kiện thử thách lính Tây Tiến.
  20. Như vậy: Cảnh núi rừng miền Tây Bắc qua hoài niệm của Quang Dũng hiện lên hết sức sinh động có cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, ; có cả những không gian mờ ảo sương lấp, hoa về, mưa xa khơi. Tất cả đều tạo nên vẻ đẹp dữ dội, hoang dại nhưng rất đỗi thơ mộng trữ tình. Đặc biệt Quang Dũng phối hợp nhiều gam màu khác nhau, phối hợp giữa nhiều câu thơ nhiều vần. Những câu thơ nhiều vần trắc khi ta đọc lên nghe vất vả nhọc nhằn, những câu thơ nhiều vần bằng đọc lên mềm mại ,êm ả. Những câu thơ thanh trắc và thanh bằng phối hợp tạo nên được âm hưởng đa dạng nhưng cũng tạo được vẻ đẹp hài hòa, cân đối cho lời thơ. Bởi vậy mà người ta nói thơ Quang Dũng là thi trung hữu họa và thi trung hữu nhạc.
  21. b. Nhớ về người lính Tây Tiến : * Những con người vượt lên gian khổ : - Phải trải qua nhiều gian khổ, vất vả, nhọc nhằn + Địa bàn hoạt động là núi rừng rộng lớn, hoang dại, nguy hiểm. “Đoàn quân mỏi” + Dãi dầu sương nắng + Hành quân không kể ngày đêm - Người lính hồn nhiên, tinh nghịch, trẻ trung, yêu đời : + Người lính Tây Tiến có thái độ ngạo nghễ, coi thường gian khổ -> Cách nói tếu táo đậm chất lính: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, “Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” + Có cái nhìn lãng mạn, tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc: “Mường lát hoa về trong đêm hơi”, “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” ➔ Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, thử thách lòng quả cảm của người lính Tây Tiến. Dù vất vả nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp lãng mạn hào hoa .
  22. * Những con người vượt lên sự hi sinh - Sự hi sinh của người lính: tất yếu + Chiến tranh khốc liệt Sức trai bị quật ngã + Chiến đấu ở nơi rừng thiêng nước độc - Vượt lên sự hi sinh : +Cách nói về sự hi sinh: Không bước nữa, bỏ quên đời -> Khấu khí, lãng mạn, nói hi sinh, mất mát một cách nhẹ nhõm, kiêu bạc làm giảm bớt đau thương bi lụy. + Tư thế ra đi: Gục lên súng mũ -> Tư thế kiêu hùng -> Vần thơ nói đến cái mất mát, hy sinh nhưng không bi lụy, thảm thương. Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến là vẻ đẹp hào hùng và hào hoa
  23. Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi + Cơm lên khói Bữa cơm nóng Tả thực + Thơm nếp xôi Hương thơm nếp mới mùa em thơm nếp xôi → Diễn đạt tài hoa Mùa lúa chín mùa em Mùa nếp thơm Mùa của tình quân dân Nỗi nhớ da diết về những kỉ niệm êm dịu và ấm áp Nỗi nhớ như một bản lề khép lại những khó khăn gian khổ và mở ra kỉ niệm khác .
  24. Như vậy: Bức tranh thiên nhiên hoành tráng, là phông nền nổi bật lên hình ảnh chiến sĩ can trường và lạc quan, đang dấn thân vào máu lửa với niềm kiêu hãnh "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Đoạn thơ để lại một dấu ấn đẹp đẽ về thơ ca kháng chiến mà sự thành công là kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Thể hiện một ngòi bút đầy chất hào khí của nhà thơ - chiến sĩ.
  25. Cảm nhận đoạn thơ thứ 2, thứ 3 trong bài thơ Thảo luận nhóm Nhóm 1 : Nhóm 2 : Cảm nhận Nhóm 3 :Cảm nhận Nhóm 4 :Cảm nhận Cảm nhận của em của em về khung của em về chân về vẻ đẹp tâm hồn về kỉ niệm đêm cảnh thiên nhiên dung người lính Tây của người lính Tây lửa trại miền Tây thơ mộng. Tiến trong khổ 3 Tiến trong khổ 3 -Hội đuốc hoa? + Chú ý cảm nhận -Cảm nhận về hình -Tìm và cảm nhận -Tái hiện không khí hình ảnh : chiều sương ảnh: không mọc tóc, nhũng biểu hiện vẻ đêm lửa trại. , hồn lau, dáng người , quân xanh màu lá, đẹp tâm hồn của -Tâm trạng cảm trôi dòng nước lũ hoa dữ oai hùm người lính. xúc của người lính đong đưa - Phân tích hiệu quả -Phân tích hiệu quả - Đánh giá vẻ đẹp + Đánh giá chung về của cách dùng từ và của cách dùng từ và của người lính Tây vẻ đẹp thiên nhiên TB nghệ thuật đối. nghệ thuật đối lập, Tiến trong 4 câu thơ cuối tương phản. của khổ 2
  26. 2. Những kỉ niệm của tình quân dân thắm thiết và cảnh sông nước miền Tây Bắc thơ mộng: a. Bốn câu đầu: Đêm liên hoan văn nghệ đậm tình quân dân: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ -Hội đuốc hoa- Đêm lửa trại - Cách dùng“thi liệu” -> cái nhìn mạn hóa hiện thực
  27. - “Bừng lên”: gợi cảm giác ấm áp, gợi niềm vui lan tỏa → gợi không khí ấm cúng. - “Bừng”: ánh sáng của đuốc hoa, của lửa trại sáng bừng lên; cũng còn có nghĩa là tiếng khèn, tiếng hát, tiếng cười tưng bừng rộn rã. - Tiếng khèn xứ lạ làm ngây ngất lòng người. - Hình ảnh cô sơn nữ trong bộ “xiêm áo” lộng lẫy với dáng điệu “e ấp” trong vũ điệu đậm màu sắc rừng núi “man điệu” đã làm những người lính Tây Tiến đã hóa thành thi sĩ với hồn thơ trào dâng. - Tâm trạng của những chàng lính trẻ: ngây ngất, mê say.  Bằng những nét bút mền mại tinh tế, tác giả đã vẽ nên đêm liên hoan văn nghệ diễn ra trong không khí ấm áp tình người. Cảnh có ánh sáng, màu sắc, con người vui tươi, phấn chấn. Cảnh vật và con người như hòa trong men say, tình tứ, ngây ngất, rạo rực. Đọc đoạn thơ ta như lạc vào một thế giới của cái đẹp, thế giới của cõi mơ, của âm nhạc. Trong đoạn thơ, chất thơ, chất nhạc hòa quyện với nhau đến mức khó mà tách bạch được. Gợi nét lãng mạn của người lính và chất tài hoa trong cây bút Quang Dũng.
  28. b. Bốn câu sau: Cảnh sông nước Tây Bắc vừa thực vừa mộng: hoang vắng, tĩnh lặng, buồn thi vị. Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
  29. - Thời gian: chiều sương -> gợi không gian mờ ảo của núi rừng - Hình ảnh: + Hồn lau nẻo bến bờ: gợi hình ảnh những bông lau xám bạc phát phơ bên bến sông, bờ suối vắng -> Cảnh đẹp trong sự dung dị. + “hoa đong đưa” – hình ảnh bông hoa đong đưa soi mình trên dòng nước lũ → gợi lên một vẻ đẹp mơ hồ, thấp thoáng, gần xa, hư ảo trên cái nền “chiều sương ấy”. + Dáng người yểu điệu trên con thuyền độc mộc giữa dòng nước lũ. - “Có nhớ”, “có thấy” luyến láy, khắc họa thêm nỗi nhớ: lưu luyến, bồi hồi.  Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, cái nhìn tinh tế, hồn thơ mang đậm chất lãng mạn, hào hoa. Trong lời thơ ta thấy chất thơ, chất họa hòa quyện rất thú vị. Tác giả đã khắc họa hình ảnh một dòng sông đậm mầu sắc cổ tích, huyền thoại. Thiên nhiên hoang sơ, nhưng vẫn rất gần gũi gợi bao cảm xúc sâu lắng. Thiên nhiên và con người như hòa quyện vào nhau tạo một bức tranh hữu tình, kết tụ.
  30. 3. Hình tượng người lính Tây Tiến bi thương, hào hùng, lãng mạn: a, Dáng vẻ kì dị: Kh«ng mäc tãc => Gian khæ, thiÕu thèn- Hình hài tiều tụy - Ch©n dung Xanh mµu l¸ Dữ oai hïm
  31. Không mọc tóc Dữ oai hùm Quân xanh màu lá Mắt trừng Cuộc sống gian khổ, >< Sức mạnh tinh thần oai bệnh tật phong lẫm liệt Hiện thực tột cùng cơ Khí phách anh hùng, cực dũng cảm  Chân dung người lính vừa chân thực vừa hào hùng.
  32. 3. Ch©n dung ngêi lÝnh T©y TiÕn méng: -T©m hån Biªn giíi: giấc mộng hào hùng của người lính Tây Tiến. Hµo hoa, l·ng m¹n m¬: Hµ Néi d¸ng kiÒu th¬m -KhÝ ph¸ch: ch¼ng tiÕc ®êi xanh->s½n sµng hiÕn d©ng sù sèng, tuæi trÎ cho lý tëng. Đối lập: chất bi > < Chẳng tiếc đời xanh
  33. Các thuû phaùp: noùi giaûm (veà ñaát), noùi quaù (aùo baøo), dùng töø ngöõ Haùn Vieät trang troïng (mồ viễn xứ), gioïng thô traàm huøng bi traùng → ca ngôïi söï hy sinh cao caû maø bình dò, thaàm lặng cuûa người lính Taây Tieán - Söï hi sinh ñaõ trôû thaønh baát töû (chất tráng).  Đọan thơ dựng lại chaân thöïc, sinh động hình töôïng người lính Taây Tieán hào hoa, lãng mạn, lẫm liệt, oai hùng. -“Khúc độc hành”: giọng thơ trầm buồn như khúc nhạc tiễn đưa các anh. → Hình ảnh người lính mang chất bi tráng
  34. 4. Lời thề gắn bó với Tây Tiến Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn, nhưng linh hồn của đoạn thơ vẫn toát lên vẻ hào hùng : - Cái tinh thần một đi không trở lại: “Người đi không hẹn ước”. - Chí nguyện của người lính Tây Tiến: Gắn bó với đồng đội, gắn bó với mảnh đất thượng lào “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.
  35. . Nét đặc sắc nghệ thuật: - Dòng cảm xúc thiết tha, mãnh liệt. - Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc với âm điệu, nhịp thơ biến hóa linh hoạt. - Kết hợp hài hòa giữa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. - Từ Hán Việt gợi lên âm hưởng cổ kính; kết hợp từ độc đáo; từ ngữ in đậm dấu ấn đời lính tạo nên tính chân thực, cụ thể, vừa sinh động vừa hấp dẫn. - Giọng thơ : thay đổi theo dòng cảm xúc, khi tha thiết bồi hồi với nỗi nhớ vời vợi, khi bừng lên với đêm hội núi rừng, khi lắng lại trong kỉ niệm bâng khuâng, khi trang nghiêm, bi hùng gắn với hình ảnh những đồng đội một thời chiến đấu và hi sinh.
  36. . Nội dung •Qua dòng hoài niệm nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng, trữ tình. Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng. Họ phải chiến đấu trong hoàn cảnh khốc liệt, phải chịu nhiều hi sinh mất mát nhưng vẫn giữ được tam thế kiêu hùng và tâm hồn hào hoa, lãng mạn.
  37. "Tây Tiến" là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Với bút pháp lãng mạn, với cốt cách tài hoa, phong độ hào hùng của nhà thơ - chiến sĩ, Quang Dũng đã khắc chạm vào thời gian, vào thơ ca và lòng người hình ảnh người chiến sĩ vô danh Thăng Long - Hà Nội, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Trước linh hồn người liệt sĩ, ta thắp lên nén tâm hương, nghiêng mình với tình cảm biết ơn và kính phục nhà thơ và những chiến sĩ vinh quang trong đoàn binh Tây Tiến. “Tây Tiến biên cương mờ khói lửa Quân đi lớp lớp động cây rừng Và con người ấy, bài thơ ấy Vẫn sống muôn đời cùng núi sông.” ( Giang Nam )
  38. • “Tây Tiến là một sáng tác có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật. Bài thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mỹ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm trở, và vẻ đẹp bình dị nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương, có cảm hứng mạnh mẽ hòa hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng mềm mại trong thơ. Đặc biệt Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn. Mỗi đoạn thơ mang một nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ, vừa uyển chuyển khi đưa người đọc về với những kỉ niệm xa nên thơ và gợi cảm ” (4) Tác phẩm văn học, bình giảng và phân tích Sách do GS Hà Minh Đức chủ biên, Nxb Văn học, 2006, tr.67-68 • Chất hào sảng, chinh chiến phong trần trong thơ – nhạc đã nói trên và cả con người Quang Dũng - chiến sĩ không chỉ có tài thơ mà còn là họa sĩ, nhạc sĩ - đã đánh trúng vào sợi dây cảm xúc bằng của bao chàng trai đang gian nan đời trận mạc, vào tâm hồn lớp thanh niên thời tao loạn. Một đặc điểm làm nên tuyệt phẩm “Tây Tiến” là đậm đặc, bàng bạc chất phương Đông qua thể thất ngôn trường thiên, qua thi pháp “thi trung hữu nhạc”. Bởi từng câu thơ, khổ thơ đến toàn bài đều mang tính nhạc như nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét, “đọc bài thơ Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng”. Và người nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam từng để đời với nhiều sáng tác phổ từ thơ tiếp tục lưu hậu thế khi phổ bài thơ thành ca khúc đặc sắc. Nguyên chất lãng mạn, hào hùngđược thăng hoa trong giai điệu, cung bậc bay bổng trầm hùng khi ta lắng hồn theo lớp ca từ “Tây Tiến”
  39.  Câu hỏi 1: Câu thơ : “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm“ ngắt nhịp thế nào là phù hợp nhất với ý thơ? a. Nhịp 4/1/2 b. Nhịp 2/2/1/2 c. Nhịp 2/2/3 d. Nhịp 4/3  Nhịp 2/2/1/2
  40.  Câu hỏi 2: Hai câu thơ “ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” a. Chí khí của người lính Tây Tiến b. Đời sống tình cảm của lính Tây Tiến c. Cái chí và cái tình của người lính d. Lòng căm thù quân giặc và nỗi buồn nhớ về Hà Nội  . Cái chí và cái tình của người lính
  41. Câu hỏi 3: Dòng nào chưa nói đúng về nội dung chính ở đoạn thơ thứ 3 của bài Tây Tiến ? a. Ngoại hình và đời sống nội tâm của người lính b. Cái tình và cái chí của người lính c. Sự giằng xé giữa lí tưởng cao đẹp và tình cảm sâu nặng của người lính d. Sự hi sinh kiêu hùng của người lính  c. Sự giằng xé giữa lí tưởng cao đẹp và tình cảm sâu nặng của người lính
  42. Câu hỏi 4: Dòng nào không đúng nói về nội dung bốn câu thơ cuối đoạn ba của bài thơ Tây Tiến ? a. Nói về cái cốt cách đa tình của người lính Tây Tiến b. Thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của người lính c. Diễn tả sự hi sinh cao cả , lẫm liệt của người lính d. Khẳng định sự bất tử của người lính đã hi sinh. a. Nói về cái cốt cách đa tình của người lính Tây Tiến
  43. GV giao nhiệm vụ: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? 2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến? 3. Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
  44. 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của tác giả : đó là nỗi nhớ những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. 2/ Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến : a/ Vẻ đẹp thể hiện bản sắc dân tộc, nhất là văn hoá miền núi. Đó là vẻ đẹp của các cô gái Tây Bắc trong trang phục lạ: xiêm áo, vừa e thẹn, vừa tình tứ trong một vũ điệu lạ: man điệu, nhạc cụ lạ : khèn, dáng điệu lạ: e ấp. b/ Tâm trạng người lính: vừa ngạc nhiên, vừa đắm say trong tiến khèn, điệu múa.Tâm hồn các anh vẫn phơi phới niềm lạc quan yêu đời, đầy ắp niềm vui và mộng mơ, quên đi bao nỗi nhọc nhằn, gian khổ. 3/ Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật đối lập. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ : gợi vẻ đẹp hoang sơ, vữa dữ đội, vừa thơ mộng của núi rừng, đồng thời thể hiện bút pháp “thi trung hữu hoạ” ( trong thơ có hoạ) của Qung Dũng.