Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết 22: Đọc văn: Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 1: Tác giả

ppt 39 trang thuongnguyen 5231
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết 22: Đọc văn: Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 1: Tác giả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_tiet_22_doc_van_viet_bac_to_huu_pha.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết 22: Đọc văn: Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 1: Tác giả

  1. (Tố Hữu) Phần một: Tác giả
  2. PHẦN MỘT: TÁC GIẢ: I. Vài nét về tiểu sử : - Tố Hữu (1920 - 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. - Quê hương: làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế .
  3. Đây là nơi có nền văn hóa phong phú, thiên nhiên thơ mộng.
  4. - Gia đình: Thân sinh là một nhà Nho, Thân mẫu cũng là con một nhà Nho, rất nhiều dân ca xứ Huế ham thích sưu tầm ca dao - tục ngữ và từng dạy cho Tố Hữu làm thơ từ nhỏ. → Chính gia đình và quê hương đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển hồn thơ Tố Hữu sau này
  5. - Các chặng đường hoạt động cách mạng: (sgk) Tố Hữu lúc 17 tuổi
  6. Tố Hữu lúc 20 tuổi Tố Hữu và phu nhân 1996: được tặng Giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật.
  7. =>Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống lớn,lí tưởng lớn, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc.
  8. II. Đường cách mạng, đường thơ: Từ ấy Việt Bắc 5 CHẶNG- 5 TẬP THƠ Gió lộng Ra trận, Máu và hoa Một tiếng đờn, Ta với ta
  9. II. Đường cách mạng, đường thơ: 1. “Từ ấy” (1937 - 1946): - Nội dung chính: Nói lên niềm vui khi bắt gặp lí tưởng của Đảng và ý chí quyết tâm dâng cuộc đời mình cho lí tưởng ấy.Tập thơ đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng.
  10. II. Đường cách mạng, đường thơ: - Tập thơ gồm có ba phần: + “Máu lửa” (1937 - 1939): Sáng tác trong thời kì Mặt trận Dân chủ. . Thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của lớp người nhỏ bé, nghèo khổ (lão đầy tớ, cô gái giang hồ, những em bé mồ côi, đi ở, hát dạo ) . Khơi dậy ở họ ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.
  11. II. Đường cách mạng, đường thơ: + “Xiềng xích”: (1939 - 1942): . Sáng tác trong các nhà lao ở Trung Bộ và Tây Nguyên. . Bộc lộ tâm tư của một người chiến sĩ trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khao khát tự do. . Ý chí kiên cường của một chiến sĩ quyết tâm chiến đấu ngay trong nhà tù.
  12. II. Đường cách mạng, đường thơ: + “Giải phóng” (1942 - 1946): Sáng tác từ khi vượt ngục đến những ngày đầu giải phóng dân tộc. . Ngợi ca thắng lợi của cách mạng. . Khẳng định niềm tin của nhân dân vào chế độ mới
  13. II. Đường cách mạng, đường thơ: 2. “Việt Bắc” (1946 - 1954): - Nội dung chính: Là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến trong suốt chặng đường chống pháp của dân tộc: + Miêu tả và ca ngợi anh Vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chị phụ nữ, em liên lạc
  14. II. Đường cách mạng, đường thơ: 3. “Gió lộng” (1955 - 1961): Nội dung chính: - Ghi sâu ân tình cách mạng. - Ca ngợi cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc . - Thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt.
  15. II. Đường cách mạng, đường thơ: 4. “Ra trận” (1962 - 1971): Nội dung chính: Là bản hùng ca về những tấm gương anh hùng và khí thế ra trận của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở hai miền Nam Bắc.
  16. II. Đường cách mạng, đường thơ: 5. “Máu và hoa” (1972 – 1977): Nội dung chính: - Ghi lại chặng đường cách mạng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đầy gian khổ, hi sinh. - Khẳng định niềm tin sâu sắc vào sức mạnh tiềm tàng của quê hương cũng như mỗi con người Việt Nam. - Biểu hiện niềm tự hào và niềm vui phơi phới khi đất nước giành thắng lợi.
  17. II. Đường cách mạng, đường thơ: 6. “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999): Nội dung chính: - Thể hiện những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người. - Vẫn thể hiện niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn toả sáng ở mỗi hồn người.
  18. Từ ấy (1937-1946) Việt Bắc (1947-1954) Gió lộng (1955-1961) Những chặng đường Ra trận thơ của Tố Hữu luôn (1962-1972) gắn với chặng đường Máu và hoa (1972-1977) cách mạng của bản Một tiếng đờn thân, với những giai (1992) đoạn phát triển của Ta với ta cách mạng Việt Nam. (1999)
  19. III. Phong cách thơ Tố Hữu: 1. Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình - chính trị rất sâu sắc: a. Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái "ta" chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn: - Hướng tới cái “ta” chung: Cái "tôi" trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi - chiến sĩ, cái tôi - công dân, về sau là cái tôi nhân danh Đảng và cộng đồng dân tộc.
  20. III. Phong cách thơ Tố Hữu: Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy Như buổi đầu hò hẹn, say mê Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về Mà nói vậy: “Trái tim anh đó Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ: Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ, và phần để em yêu ” Em xấu hổ: “Thế cũng nhiều anh nhỉ!” Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay Anh đón em về, xuân cũng đến trong tay!
  21. III. Phong cách thơ Tố Hữu: - Lẽ sống lớn: + Giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, đem lại hạnh phúc cho mọi người + Quyết tâm dấn thân vì nghĩa lớn và lòng trung thành tuyệt đối (Từ ấy, Trăng trối ) Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu Dấn thân vô là phải chịu tù đày Là gươm kề cổ, súng kề tai Là thân sống chỉ còn coi một nửa (Trăng trối)
  22. III. Phong cách thơ Tố Hữu: - Tình cảm lớn: Thơ Tố Hữu không đi sâu vào cuộc sống và những tình cảm riêng tư mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn của con người cách mạng: + tình yêu lí tưởng (Từ ấy ), + tình cảm kính yêu lãnh tụ (Sáng tháng năm ), + tình cảm đồng bào đồng chí, tình quân dân (Cá nước ), + tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên ).
  23. III. Phong cách thơ Tố Hữu: - Niềm vui lớn: niềm vui trong thơ Tố Hữu là niềm vui trước những chiến thắng vẻ vang của dân tộc (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Toàn thắng về ta ) Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi! Nước mắt ta trào híp mí, tràn môi Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc! Gió gió ơi! Hãy làm giông, làm tố Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi Vàng vàng bay đẹp quá sao sao ơi Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác (Huế tháng Tám - Từ ấy)
  24. III. Phong cách thơ Tố Hữu: - Niềm vui lớn: niềm vui trong thơ Tố Hữu là niềm vui trước những chiến thắng vẻ vang của dân tộc (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Toàn thắng về ta ) Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp Vinh quang Hồ Chí Minh - cha của chúng ta ngàn năm sống mãi! Quyết chiến quyết thắng cờ đỏ sao vàng vĩ đại! (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
  25. III. Phong cách thơ Tố Hữu: b. Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi : - Thơ Tố Hữu luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử lớn lao và có tính chất toàn dân: + Công cuộc xây dựng đất nước (Bài ca mùa xuân 1961 ), + cả nước ra trận đánh Mĩ (Chào xuân 67 )
  26. III. Phong cách thơ Tố Hữu: - Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử - dân tộc, không phải là cảm hứng thế sự - đời tư. - Nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh cộng đồng, chứ không phải là vấn đề số phận cá nhân.
  27. III. Phong cách thơ Tố Hữu: - Nhân vật trữ tình trong thơ mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại: + anh vệ quốc quân (Lên Tây Bắc ), + anh giải phóng quân (Tiếng hát sang xuân ), + anh Nguyễn Văn Trỗi (Hãy nhớ lấy lời tôi), + chị Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam)
  28. Em là ai? Cô gái hay nàng tiên? Em có tuổi hay không có tuổi? Mái tóc em hay là mây là suối? Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông? Thịt da em là sắt hay là đồng? Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người. (Người con gái Việt Nam)
  29. III. Phong cách thơ Tố Hữu: c. Những sự kiện chính trị lớn lao của dân tộc, của cộng đồng được Tố Hữu thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình: - Cơ sở: + Thừa hưởng từ tâm hồn con người xứ Huế, những câu ca, giọng hò ngọt ngào của quê hương. + Từ quan điểm sáng tác: “Thơ là chuyện đồng điệu ( ) trên cơ sở đồng ý đồng tình”
  30. III. Phong cách thơ Tố Hữu: - Biểu hiện: Nói chuyện chính trị với đồng bào bằng những lời hô gọi ngọt ngào trìu mến của tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình: "bạn đời ơi", "hỡi người bạn", "đồng bào ơi", "anh chị em ơi", "em ơi" Lời hô gọi ngọt ngào trìu mến : Anh chị em ơi! Hãy giương súng lên cao chào xuân 68 (Chào xuân 68) Mẹ ơi! Lau nước mắt (Ta đi tới) Các em ơi! Đã học chưa? (Ta đi tới)
  31. III. Phong cách thơ Tố Hữu: - Biểu hiện: Nói chuyện chính trị với đồng bào bằng những lời hô gọi ngọt ngào trìu mến của tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình: "bạn đời ơi", "hỡi người bạn", "đồng bào ơi", "anh chị em ơi", "em ơi" Lời ru mà cũng thực sự trang nghiêm: Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi yêu nước, con sơn ca yêu trời Con người muốn sống con ơi! Phải yêu đồng chí, yêu người anh em (Tiếng ru)
  32. III. Phong cách thơ Tố Hữu: - Biểu hiện: Nói chuyện chính trị với đồng bào bằng những lời hô gọi ngọt ngào trìu mến của tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình: "bạn đời ơi", "hỡi người bạn", "đồng bào ơi", "anh chị em ơi", "em ơi" Giọng thơ thủ thỉ tâm tình: Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng Nhân tình nhắm mắt chưa xong Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như (Kính gửi cụ Nguyễn Du)
  33. III. Phong cách thơ Tố Hữu: 2. Về nghệ thuật biểu hiện, thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà : a. Về thể thơ: Thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc: - Lục bát, song thất lục bát: mang sắc thái ca dao và cổ điển (Khi con tu hú, Việt Bắc, Bầm ơi, Kính gửi cụ Nguyễn Du ) - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? (Việt Bắc)
  34. III. Phong cách thơ Tố Hữu: 2. Về nghệ thuật biểu hiện, thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà : a. Về thể thơ: Thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc: - Lục bát, song thất lục bát: mang sắc thái ca dao và cổ điển (Khi con tu hú, Việt Bắc, Bầm ơi, Kính gửi cụ Nguyễn Du ) Bầm ơi có rét không bầm Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non (Bầm ơi!)
  35. III. Phong cách thơ Tố Hữu: - Thất ngôn: trang trọng cổ điển nhưng linh hoạt trong việc gieo vần, tạo nhịp và diễn tả tình cảm của thời đại mới (Mẹ Tơm, Bác ơi, Theo chân Bác ) Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa Một buổi trưa nắng dài bãi cát Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát (Mẹ Tơm)
  36. III. Phong cách thơ Tố Hữu: b. Về ngôn ngữ: - Sử dụng từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. - Phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt - Sử dụng tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần , . “Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan, Đường bạch dương sương trắng nắng tràn”. “Thác, bao nhiêu thác cũng qua, Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời”. c. Về giọng điệu: Tâm tình ngọt ngào tha thiết.
  37. Bài thơ cuối cùng của nhà thơ Tố Hữu
  38. III.Kết luận: ghi nhớ sgk Hướng dẫn tự học: 1.Bài vừa học: -Nắm tiểu sử của tác giả. -Các chặng đường thơ-tập thơ của Tố Hữu. -Phong cách nghệ thuật. 2.Bài sắp học: -Thế nào là luật thơ? -Tiếng có vai trò ntn trong bài thơ, các thể thơ truyền thống của Việt Nam? -Chỉ ra cách gieo vần, hài thanh, ngắt nhịp của một số thể thơ đã học?
  39. Tạm biệt quý thầy cô và các em học sinh