Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 9, Tiết 17: Luyện tập thuyết trình tranh luận (Tiết 1)

ppt 8 trang Hải Hòa 09/03/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 9, Tiết 17: Luyện tập thuyết trình tranh luận (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_lam_van_lop_5_tuan_9_tiet_17_luyen_tap_thuyet.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 9, Tiết 17: Luyện tập thuyết trình tranh luận (Tiết 1)

  1. Bài 1: Đọc lại bài Cái gì quý nhất? sau đó nêu nhận xét: a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì? b) Ý kiến của mỗi bạn như thế nào? Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến đó ra sao? c) Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì? Thầy đã lập luận như thế nào? Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?
  2. Bài 1: Đọc lại bài Cái gì quý nhất?, sau đó nêu nhận xét: a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì? Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời. b) Ý kiến của mỗi bạn như thế nào? Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến đó ra sao? - Hùng: quý nhất là gạo Lí lẽ: không ăn thì không sống được. - Nam: thời gian quý nhất Lí lẽ: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, tiền bạc. - Quý: vàng bạc quý nhất Lí lẽ: Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc.
  3. c) Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì? - Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất. Thầy đã lập luận như thế nào? - Thầy lập luận: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
  4. Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào? - Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận: thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại. + Công nhận ý kiến của Hùng, Quý, Nam. + Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): "Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?", rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh.
  5. Bài 2 : Hãy đóng vai một trong ba bạn (Hùng, Quý, Nam) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.
  6. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.