Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 82+83: Đọc văn: Truyện Kiều (Nguyễn Du)

ppt 32 trang thuongnguyen 4310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 82+83: Đọc văn: Truyện Kiều (Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_van_ngu_van_lop_10_tiet_8283_doc_van_truyen_kieu_nguyen.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 82+83: Đọc văn: Truyện Kiều (Nguyễn Du)

  1. TIẾT 82 – 83: Truyện Kiều Nguyễn Du
  2. Mục tiêu bài học  Nắm được một số phương diện tiểu sử tác giả (hoàn cảnh xã hội, những nhân tố đời riêng) góp phần lý giải sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.  Nắm vững những điểm chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
  3. A. Tác giả Nguyễn Du I. Cuộc đời NGUYỄN DU 1765 - 1820 TÊN CHỮ : TỐ NHƯ HIỆU :THANH HIÊN
  4. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ Nhóm 1: Thời đại Nguyễn Du Nhóm 2: Quê hương Nhóm 3: Gia đình Nhóm 4: Bản thân Nhóm 5: Các sáng tác chính
  5. 1. Thời đại: - Nửa cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. - Đặc điểm: + Xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng dẫn tới nhiều biến động lớn. + Khởi nghĩa nông dân và kiêu binh nổi loạn khắp nơi.
  6. 2. Quê hương – Quê cha: Hà Tĩnh-> giàu truyền thống văn hóa, hiếu học. – Quê mẹ : Bắc Ninh– cái nôi của dân ca quan họ – Nguyễn Du sinh ra và sống chủ yếu ở Thăng Long -> Mảnh đất nghìn năm văn hiến. – Quê vợ : Thái Bình, giàu truyền thống văn hóa, cái nôi của làn điệu chèo. -> Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận vốn văn hóa phong phú của nhiều vùng miền; giúp nuôi dưỡng tâm hồn, bồi đắp tài năng nghệ thuật của ông.
  7. 3. Gia đình: Sinh ra và trưởng thành trong gia đình quý tộc phong kiến quyền quý: + Cha: Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều Lê, là một sử gia, nhà thơ. + Anh là Nguyễn Khản, làm chức Tham tụng (ngang chức Tể tướng) trong phủ chúa Trịnh, đam mê hát xướng, “bậc thầy về thơ Quốc âm” -> Có điều kiện dùi mài kinh sử và am hiểu vốn văn hóa văn học bác học.
  8. 4. Bản thân a. Thời thơ ấu và niên thiếu b. “Mười năm gió bụi” c. Làm quan cho nhà Nguyễn
  9. Nguyễn Khản (hơn Nguyễn Du 31 tuổi) – là người được Chúa Trịnh Sâm yêu quý, mê hát xướng đến độ “gặp khi con hát có tang Nguyễn Khản cũng trả tiền bắt hát, thời gian đang để tang quan Tư đồ Nguyễn Nghiễm cũng tổ chức hát diễn Nôm trong phủ”, Cuộc sống trong phủ anh gấm lụa, quyền quý, “hạng nô bộc cũng được ăn thịt, mặc áo gấm”.
  10. Nguyễn Du có điều kiện: + Dùi mài kinh sử, học hành bài bản. + Chứng kiến cuộc sống xa hoa, phong lưu của giới quý tộc phong kiến, đặc biệt là tiếp xúc và cảm thông với thân phận những người ca nhi, kĩ nữ bất hạnh trong phủ. Hình tượng này còn trở đi trở lại nhiều lần trong các sáng tác của ông.
  11. + Nàng Đạm Tiên: Ðạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi Nổi danh tài sắc một thì Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh, Phận hồng nhan có mỏng manh Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương. + Thúy Kiều: Nguyễn Du dành nhiều bút lực để miêu tả tài năng đánh đàn của nàng. 4 lần Kiều đánh đàn là 4 lần ghi dấu ấn trong cuộc đời phong trần, bất hạnh.
  12. + Nàng Đạm Tiên: + Thúy Kiều: + Cô Cầm trong “Long thành cầm giả ca”: Người con gái nổi tiếng đàn giỏi với những khúc đàn “hay nhất trời đất” trong phủ Chúa, sau một thời gian gặp lại thì Một nàng đầu tóc hình dung bơ phờ Mình gầy võ mày thưa duyên nhạt Ai biết nàng oanh liệt xưa kia Khúc đâu lệ chảy đầm đìa Khiến người nghe những đê mê xót thầm
  13. b. “Mười năm gió bụi” Nguyễn Du sống cuộc đời lưu lạc nhiều vùng quê khác nhau trong tình cảnh đói khổ, bệnh tật. Trong Thanh Hiên thi tập, ông viết: Văn tự nào đã dùng được việc gì cho ta Không ngờ phải đói rét để người thương
  14. b. “Mười năm gió bụi” Sách vở chép rằng: Trong mười năm gió bụi, Nguyễn Du sống cuộc đời nay ở đầu sông, mai nơi cuối bể, đau ốm liên miên, nghèo không có tiền mua thuốc, nhiều lần muốn về quê ở Hà Tĩnh mà không được vì nhà không có, anh em mỗi người một ngả.” “Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán” là như vậy.
  15. - Về con người: Đây là cơ hội Nguyễn Du hiểu thấu mọi lẽ đời oan trái, bất công. Thời thơ ấu phú quý, giờ vất vả trong đói nghèo cho Nguyễn Du cái nhìn hai mặt về cuộc đời, giúp ông có một vốn sống thực tế phong phú, thôi thúc ông có nhiều suy ngẫm về xã hội, thân phận con người.
  16. - Về con người: - Về nghệ thuật: là dịp để ông tiếp thu, học hỏi để hiểu và nắm vững ngôn ngữ dân gian. Đây là vốn hiểu biết cần thiết cho sự hình thành phong cách ngôn ngữ của các sáng tác bằng chữ Nôm, kết tinh trong tác phẩm Truyện Kiều.
  17. Trong các yếu tố thời đại, quê hương, gia đình và bản thân thì theo em yếu tố nào có tính chất quyết định đến việc hình thành nên thiên tài Nguyễn Du? Từ đó em có suy nghĩ như thế nào về vấn đề rèn luyện để phát triển bản thân?
  18. Tác giả :Nguyễn Du
  19. Nhà lưu niệm Nguyễn Du
  20. Phần A. Tác giả Nguyễn Du I. Cuộc đời II. Sự nghiệp sáng tác 1. Những sáng tác chính: a. Sáng tác bằng chữ Hán
  21. a. Sáng tác bằng chữ Hán * Thanh Hiên thi tập. - Số lượng: 78 bài. - Thời gian: Những năm tháng trước khi ra làm quan cho triều Nguyễn. - Một số tác phẩm: My trung mạn hứng, Mạn hứng, Độc Tiểu Thanh ký, U cư
  22. a. Sáng tác bằng chữ Hán * Thanh Hiên thi tập. * Nam trung tạp ngâm. - Số lượng: 40 bài. - Thời gian: Làm quan ở Huế và Quảng Bình, địa phương phía Nam Quảng Bình. - Một số tác phẩm: Tạp ngâm, Sơn trung tức sự, Thu nhật ký hứng
  23. a. Sáng tác bằng chữ Hán * Thanh Hiên thi tập. * Nam trung tạp ngâm. * Bắc hành tạp lục. - Số lượng: 131 bài. - Thời gian: Chuyến đi sứ bên Trung Quốc. - Một số tác phẩm: Long thành cầm ca giả, Sở kiến hành, Quỷ môn quan,
  24. Phần A. Tác giả Nguyễn Du I. Cuộc đời II. Sự nghiệp sáng tác 1. Những sáng tác chính: a. Sáng tác bằng chữ Hán b. Sáng tác bằng chữ Nôm
  25. BẢN CHỮ NÔM: TRUYỆN KIỀU (NGUYỄN DU) Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình có lục còn truyền sử xanh. Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh, Bốn phương phẳng lặng,hai kinh vững vàng. Có nhà viên ngoại họ Vương, Gia tư nghỈ cũng thường thường bực trung. Một trai con thứ rốt lòng, Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia. Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. TRUYỆN KIỀU
  26. Những bản dịch Truyện Kiều
  27. TT ÔÔ NN HH ƯƯ 1 SS ÔÔ NN GG RR UU MM 2 NN GG HH II XX UU ÂÂ NN 3 NN GG UU YY ỄỄ NN 4 VV ĂĂ NN CC HH II ÊÊ UU HH ÔÔ NN 5 TT HH AA NN HH HH II ÊÊ NN 6 TT HH UU YY KK II ÊÊ UU 7 ĐĐ AA II TT HH II HH AA OO 8 HH UU ÊÊ 9 LL UU CC BB AA TT 10 7.5. “Đầu8. Về1. 3.Nguyễn Tên sáng“Nửa lòng chữ tác Duhaiđêm củabằng đượcả qua tốNguyễn cữnga mệnhhuyện Nôm, Du danh ngoài là gì? là kiệtgì? tác 6.10.2. 9.Tên 4.“Bao NămTruyện Nguyễn hiệu giờ1820,Nguyễn của Kiều Ngàn Du Nguyễn đượclàm Hống quan viếtDu Du hết mất theolàdưới cây gì? ở thể triềuđâu? thơ nào? nào? Truyện Buâng làKiều, chị, khuâng còn em họ mộtlànày nhớ Thúy kiệthết cụ quan” Vân”tácthương nào nữa?thân nàng Kiều”