Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng - Phan Vũ Linh Giang

pptx 18 trang thuongnguyen 9232
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng - Phan Vũ Linh Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_lop_10_bai_15_dieu_kien_phat_sinh_phat_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng - Phan Vũ Linh Giang

  1. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG - HỌC SINH: PHAN VŨ LINH GIANG-
  2. -Nguồn sâu bệnh hại có sẵn trên đồng ruộng: Trứng ,nhộng của nhiều loại côn trùng gây bệnh, bào tử của nhiều loại bệnh tiềm ẩn trong đất, trong các bụi cây, I.Nguồn gốc của cỏ ở bờ ruộng. sâu bệnh -Sử dụng hạt giống,cây con nhiễm bệnh là nguyên nhân làm cho sâu bệnh xuất hiện trên đồng ruộng.
  3. Rầy nâu ở lúa Bệnh thối rễ và thân có nguồn gốc từ đất
  4. Qúa trình hình thành của một số loại sâu bệnh
  5. II. Điều kiện khí hậu và đất đai 1. Nhiệt độ môi trường, độ ẩm, không khí và lượng mưa. - Mỗi loại sâu bệnh thích ứng với nhiệt độ trong giới hạn nhất định. - Độ ẩm, lượng mưa quyết định lượng nước trong cơ thể sâu bệnh. Ví dụ: Nhiệt độ: 25 – 30 ℃ thì sâu bệnh phát triển mạnh nhất. Nhưng nếu nhiệt độ: 45 – 50 ℃ thì sâu bệnh bị chết.
  6. Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều,chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc; nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa hè. => là môi trường sâu bệnh dễ phát triển, thường xuất hiện ốc bươu vàng trong vụ lúa hè thu, bọ trĩ trên cây chè, sâu keo, đạo ôn, bạc lá,chuột; sâu xám,sâu khoang trên cây ngô Bọ trĩ trên cây chè
  7. Bà con có thể dùng các loại bẫy có nhử mồi để diệt như bẫy sập, bẫy đập, bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt hoặc dùng thuốc hóa học như Klerat 0,05%, Storm 0,005%, trộn với lúa mầm hay cám thực phẩm, đặt bã nơi gần hang hoặc trên đường đi của Chuột phá hoại cây trồng chuột Ðối với ốc bươu vàng, người dân nên dùng các loại thuốc hóa học như Dioto 250 EC liều lượng 1 lít/ha, Mossade 700WP liều lượng 0,4-0,5 kg/ha, Bayluscide 250 EC liều lượng 1 lít/ha và một số loại thuốc khác như Anhead 6GR.
  8. 2. Đất đai - Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, cây trồng phát triển không bình thường nên rất dễ nhiễm sâu bệnh. Ví dụ: + Đất giàu mùn, giàu đạm cây trồng dễ mắc bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá. + Đất chua cây trồng kém phát triển và dễ bị bệnh tiêm lửa. bệnh tiêm lửa Kết luận: Đất thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng cây trồng không phát triển bình thường nên dễ bị sâu bệnh phá hoại
  9. Bón vôi, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu,phân hóa học Biện pháp thủy lợi Biện pháp làm đất Biện pháp cải tạo đất: Biện pháp che phủ đất Luân canh Sử dụng phân bón hữu cơ
  10. III. Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc +) Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm bệnh => Xử lí hạt giống, cây con trước khi gieo trồng, chọn giống có khả năng kháng sâu bệnh. Có thể tham khảo 4 bước sau: 1. Kiểm tra trước chất lượng hạt giống 2. Công đoạn ngâm hạt giống 3. Xử lý hạt giống rau -Phương pháp vật lý: xử lí nhiệt, ngâm trong nước ấm -Phương pháp xử lý hóa học:có thể sử dụng thuốc trừ nấm, thuốc trừ sâu. Bạn có thể pha loãng và phun nhẹ vào hạt giống. Chú ý chỉ phun với tỉ lệ thấp. Cách làm này rất hiệu quả với việc loại bỏ nấm bệnh, giúp hạt giống khỏe hơn mà không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ nảy mầm của hạt. Hạt giống đã được xử lí và nảy mần mạnh khỏe 4. Xử lý khi hạt giống đã nảy mầm
  11. +) Chế độ nước mất cân đối giữa nước và phân bón => Cân đối giữa nước và phân bón, đặc biệt là phân đạm. Ngoài việc cung cấp các dưỡng chất cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng thì bón phân cân đối còn giúp bảo vệ, cải tạo đất trồng, chống xói mòn, giảm thiếu ô nhiễm môi trường sinh thái, tiết kiệm được chi phí. Nếu bón phân bón dư (thừa hay thiếu) đều ảnh hưởng tới cây trồng, môi trường, làm cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, ô nhiễm môi trường (môi trường đất, nước ), gây lãng phí phân bón, tiền bạc của bà con. Bón phân cân đối, hợp lý là bón đủ lượng, đúng thời điểm, đúng cách, đúng thời tiết. Tỉ lệ các chất dưỡng chất cân đối, đảm bảo cho cây trồng phát triển khỏe mạnh. Liều lượng và tỉ lệ phân bón phụ thuộc vào từng loại phân, điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết và nhu cầu của cây trồng. Dấu hiệu sen đá bị úng nước
  12. Dấu hiệu cây trồng thiếu dinh dưỡng
  13. IV - ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÂU, BỆNH PHÁT TRIỂN THÀNH DỊCH - Có nguồn bệnh. - Điều kiện thuận lợi: Thức ăn, nhiệt độ, ẩm độ thích hợp ổ dịch sẽ sinh sản nhanh, sau vài ngày lan khắp cánh đồng. - Để hạn chế dịch sâu bệnh ta phải: phát hiện sớm, diệt trừ kịp thời và tận gốc. Dịch bệnh ở cây trồng
  14. Các loại sâu bệnh hại lúa Cách phòng trừ sâu bệnh hại lúa thường gặp - Sâu cuốn lá nhỏ: Medinalis Guenee Sâu cuốn lá nhỏ à loại sâu bệnh hại lúa gây hậu quả nghiêm trọng đối với cây lúa. Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng. sâu bệnh hại lúa Nhộng Bướm trưởng thành Trứng Sâu non Lúa bị sâu hại Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá: + Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại (nơi trú ngụ qua đông của sâu). + Gieo cấy mật độ thích hợp, chăm sóc bón phân hợp lý. + Bẫy đèn diệt bướm và thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 9-12 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh) và 6-9 con/m2 (giai đoạn lúa làm đòng) cần phun thuốc. Dùng các loại Regent 800WP, Karate 2.5EC phun khi sâu non tuổi 1-2 bằng các thuốc có hoạt chất: Indoxacarb ( Obaone 95 WG ), Flubendiamide ( Takumi 20WG )
  15. -Bệnh đạo ôn: Pirycularia oryzae Cav Bệnh đạo ôn hại lúa ở các bộ phận trên cây nhưng rõ nhất trên lá, cổ bông, đốt thân sâu bệnh hại lúa Đạo ôn lá Đạo ôn cổ lá Đạo ôn cổ bông Biện pháp phòng trừ: +Dọn sạch tàn dư rơm, rạ và cây cỏ mang bệnh ở trên đồng ruộng; + Bón phân NPK hợp lý, đúng giai đoạn, không bón đạm tập trung vào thời kỳ lúa dễ nhiễm bệnh. +Khi có bệnh phải tạm ngừng bón thúc đạm và tiến hành phun thuốc phòng trừ. + Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm; + Giữ nước thường xuyên cho ruộng lúa nhất là khi có dịch bệnh; + Khi phát hiện ổ bệnh trên đồng ruộng cần tiến hành phun thuốc trừ sớm và nhanh. Một số loại thuốc hoá học sử dụng để phòng trừ bệnh như Fuji –one 40WP, Bump 650WP, Filia 525SE, Kasai-S 92SC, Kabim 30WP, abum 650WP, Bankan 600WP, Bemsuper 75WP, Katana 20SC, Fu-army 40EC,
  16. -Bệnh bạc lá: Xanthomonas oryzae Thường bệnh xảy ra lúc mưa to và gió lớn . Lúa vụ mùa một số giống có tiềm năng năng suất cao thường hay bị bệnh bạc lá. Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Oryzea gây ra, khi mắc bệnh thì cây không có khả năng quang hợp để tạo dinh dưỡng nuôi hạt, từ đó những ruộng lúa bị bệnh bạc lá tỷ lệ lép rất cao, làm giảm năng suất rất lớn, có thể mất trên 50% năng suất. Biện pháp phòng trừ: + Biện pháp cơ bản nhất là dùng giống chống bệnh và Bón phân cân đối, hợp lý giữa đạm, lân, kali. Đặc biệt yếu tố đạm. + Vụ mùa thường có mưa giông lớn những giống mẫn cảm dễ bị bệnh nặng hơn nên hạn chế cấy giống nhiễm ở vụ này + Sử dụng hạt giống sạch bệnh. Xử lý hạt giống ở 540C trong 15 phút. + Khi bệnh tiến hành phun thuốc phòng trừ: Sasa, Startner, Xanthomic,Steptomicin Fisan (lúa vàng), Kasumin và các thuốc có nguồn gốc kháng sinh khác. Tuy nhiên, biện pháp này hiệu quả thấp.
  17. Các biện pháp phòng ngừa sâu, bệnh: Biện pháp Tác dụng Cày bừa, phát quang bờ ruộng, vệ sinh Mất nơi cư trú, cản trở, gây khó khăn cho đồng ruộng sự phát triển của sâu bệnh Ngâm đất phơi ải Diệt trừ sâu non, trứng, nhộng và mầm bệnh Xử lí và sử dụng giống cây trồng sạch Tiêu diệt nguồn gốc sâu, bệnh hại bệnh