Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa - Đỗ Gia Huy

pptx 32 trang thuongnguyen 10565
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa - Đỗ Gia Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_lop_10_bai_16_thuc_hanh_nhan_biet_mot_so.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa - Đỗ Gia Huy

  1. BÀI 16. THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI SÂU, BỆNH HẠI LÚA Lớp 10SĐ nhóm 2
  2. Danh sách thành viên ! Đỗ Gia Huy !TrươngDanh Giasách Bảo !Nguyễnthành Thịviên Mỹ Quyên !Nguyễn Tài Lộc !Triệu Đoan Khải
  3. I. Sâu hại lúa 1)Sâu đục thân bướm hai chấm -Đặc điểm gây hại: Sâu non đục vào thân lúa, cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm cho nhánh lúa trở nên vô hiệu, nõn héo, bông bạc. -Đặc điểm hình thái: +Trứng: hình bầu dục và xếp thành từng ổ có phủ một lớp lông tơ màu vàng. Ổ trứng to bằng hạt đậu tương, có phủ một lớp lông tơ màu vàng.
  4. + Sâu non : màu trắng sữa hay vàng nhạt, đầu có màu vàng. +Nhộng : Màu vàng tới nâu nhạt. Mầm đầu dài hơn mầm cánh.
  5. +Trưởng thành : Đầu, ngực, cánh màu vàng nhạt, mỗi cánh có một chấm đen, con cái có chùm lông đuôi màu vàng nâu.
  6. Vòng đời của sâu đục thân bướm hai chấm
  7. *. Biện pháp phòng trừ: - Biện pháp canh tác kỉ thuật:Vệ sinh đồng ruộng: Cày lật gốc rạ, phơi ải sau khi thu hoạch, bón phân cân đối, hợp lý. Dùng các biện pháp thủ công: Sử dụng bẫy đèn bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng đem tiêu hủy. -Biện pháp sinh học: Bảo vệ thiên địch sâu đục thân 2 chấm: như các loài ong ký sinh trứng: Tricchogramma japonicum; Tri. Dendrolimi mats; Tri.Chilonis - Biện pháp hóa học: Phun trừ đối với ruộng lúa khi mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m2 trở lên, những nơi có mật độ trên 0,5 ổ/m2 cần tiến hành phun kép 2 lần, cách nhau 4-5 ngày. Phun trừ bằng các loại thuốc hoá học sau: Dupon Prevathon 5SC, Vitarko 40 WG.
  8. 2) Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ - Đặc điểm gây hại: Sâu non nhả tơ cuốn lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại. Sâu non nằm trong đó ăn phần xanh của lá. Nhộng Bướm trưởng thành Trứng Sâu non
  9. - Đặc điểm hình thái: +Trứng : được đẻ rải rác ở cả hai mặt lá, hình bầu dục, màu vàng đục. +Sâu non : Khi mới nở màu trắng trong, đầu nâu sáng. Khi bắt đầu ăn thì chuyển sang màu xanh lá mạ.
  10. +Nhộng : Có màu vàng nâu. Nhộng thường có kén tơ rất mỏng màu trắng. + Trưởng thành : Màu vàng nâu, trên cánh trước và cánh sau, mỗi cánh có hai vân ngang hình làn sóng màu nâu xám chạy dọc theo mép cánh.
  11. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
  12. Biện pháp phòng trừ -Biện pháp canh tác, kỹ thuật: + Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, + Điều chỉnh mật độ cấy phù hợp, + Bón phân cân đối, hợp lý, đặc biệt bón phân đạm vừa phải. - Biện pháp sinh học: + Chú ý bảo vệ hoặc bổ sung thiên địch như ong mắt đỏ Trichogramma sp., nấm Ký sinh thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng từ các loài ong, nấm, các loài ăn thịt - Biện pháp hóa học: - Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Sumithion 50EC, Karate 2.5EC phun khi sâu còn tuổi 1-2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có hiệu quả
  13. 3 Rầy nâu hại lúa - Đặc điểm gây hại: Rầy nâu chích hút nhựa cây làm cho cây bị khô héo và chết, hoặc làm cho bông bị lép.
  14. - Đặc điểm hình thái +Trứng : có dạng quả chuối tiêu trong suốt, trứng đẻ thành từng ổ gồm 5 - 12 quả nằm sát nhau theo kiểu úp thìa. +Rầu nâu con : có màu trắng xám. Ở tuổi 2 đến 3 có màu vàng nâu.
  15. +Trưởng thành: có màu nâu tối, cánh có hai đôi : đôi cánh dài phủ quá bụng, đôi cánh ngắn dài tới 2/3 thân.
  16. Biện pháp phòng trừ -Biện pháp canh tác, kỹ thuật + Không bón phân đạm quá nhiều, không sạ cấy quá dày. + Gieo cấy tập trung, không gieo cấy lệch thời vụ chính quá nhiều. + Hạn chế tối đa việc dùng thuốc trừ sâu, nhất là vào giai đoạn đầu vụ để bảo vệ nguồn thiên địch của rầy. + Tạt dầu vào gốc lúa ở những ruộng lúa cao, khó phun xịt. - Biện pháp sinh học: + Khi lúa 4-5 tuần tuổi, có nơi thả cá rô phi, cá mè để diệt rầy nâu hoặc thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy + Hoặc có thể sử dụng các chế phẩm sinh học về các loại nấm đối kháng của rầy nâu như nấm xanh Metarhizium anisopliea, nấm trắng /. -Biện pháp hóa học Phun thuốc khi trứng nở được 80% với mật độ > 50 con/khóm + Giai đoạn đẻ nhánh - đòng: Dùng các loại thuốc nội hấp và thuốc ức chế sinh trưởng: Cytoc 250WP, Conphai 10WP, Actara 25WG, Asarasuper 250WDG, Wofara 300WG, Onera 300WG, Dantotsu 16 WSG, Chatot 600WG, Applaud 25SC, Aperlaur 100WP
  17. Ngoài ra còn có một số loại khác như : SÂU ĐẤT RẦY MỀM ,RẦY NHỚT BỌ HUNG RUỒI ĐỤC QUẢ
  18. II . Bệnh hại lúa a. Bệnh bạc lá lúa - Do vi khuẩn xanthomanas oryzae gây ra
  19. - Đặc điểm gây hại: +Bệnh chỉ gây hại trên phiến lá lúa. +Bệnh thường xuất hiện đầu tiên dưới dạng vết màu xanh tối, đậm; sau chuyển sang màu xám bạc +Vết bệnh thường nằm ở phần Bệnh bạc lá lúa ngọn lá và dọc theo mép lá. +Vết bệnh có đường viền gợn sóng màu nâu đậm ngăn cách phần bệnh và phần khoẻ. +Phần lá mắc bệnh bị chết làm cho lá khô trắng.
  20. Bệnh bạc lá lúa
  21. b Bệnh khô vằn - Do nấm rhizoctonia gây ra
  22. - Đặc điểm gây hại: +Bệnh khô vằn có thể gây hại cả trên mạ và trên lúa. +Bệnh thường xuất hiện ở những bẹ lá sát mặt nước, phiến lá dưới thấp, sau đó ăn sâu vào những bẹ phía Bệnh khô vằn trong, vào thân, đồng thời lan lên tới lá đòng và hạt +Vết bệnh màu xám, hình bầu dục hoặc màu nâu có viền nâu tím. +Các vết bệnh có thể hợp với nhau thành hình dạng không ổn định.
  23. Bệnh khô vằn
  24. c . Bệnh đạo ôn -Do nấm Magnaporthe grisea
  25. - Đặc điểm gây hại: + Bệnh đạo ôn có thể gây hại cho lúa ở tất cả các bộ phận trên mặt đất và ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau + Trên lá, lúc đầu vết bệnh có màu xám xanh, →có màu nâu. Ở giữa có màu xám tro, xung quanh còn quầng màu vàng nhạt. Vết bệnh thường có hình thoi và có thể liên kết với nhau làm toàn bộ lá chết khô, cháy + Trên đốt thân, cổ bông, cổ gié, vết bệnh màu nâu đen và lõm xuống phát triển bao quanh đốt thân→ chỗ bệnh bị lõm thắt lại, mục ra dẫn đến cây dễ bị đỏ và rụng hạt
  26. BỆNH SƯƠNG MAI Ở CÀ CHUA