Bài giảng Hóa học 8 - Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng phương trình hóa học

ppt 18 trang minh70 2060
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học 8 - Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng phương trình hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_8_bai_5_dinh_luat_bao_toan_khoi_luong_phuo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học 8 - Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng phương trình hóa học

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Trong phản ứng hóa học có sự thay đổi gì? Kết quả là gì? Đáp án: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.
  2. Cho dd BaCl2 + dd Na2SO4 ?Chất tham gia và tạo thành sau phản ứng là những chất nào ? Dự đoán tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng có thay đổi không. Dung dịch natri sunfat : Na SO Dung 2 4 dịch: Bari 0 clorua BaCl2 A B TRƯỚC PHẢN ỨNG
  3. Bài 5 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
  4. Định luật bảo toàn khối lượng do hai nhà khoa học Lômônôxôp người Nga và Lavoandie người Pháp tìm ra.
  5. I. THÍ NGHIỆM: Quan sát video thí nghiệm cho BaCl2 tác dụng với Na2SO4 Dựa vào dấu hiệu gì để biết có phản ứng xảy ra? Có chất mới màu trắng không tan xuất hiện.
  6. Dung dịch natri sunfat : Na SO Dung 2 4 dịch: Bari clorua BaCl2 Hình 5.1 Quan sát tranh h5.1 nhận xét vị trí kim đồng hồ của cân? Số chỉ trên màn hiển thị không thay đổi Nhận xét về tổng khối lượng các chất trước và sau khi làm thí nghiệm? Trước và sau phản ứng khối lượng các chất không thay đổi.
  7. Làm bài tập điền từ tr25 I. Định luật bảo toàn khối lượng Trong một phản ứng hóa học; tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. Natri sunfat + Bari clorua Bari sunfat + Natri clorua Na2SO4 BaCl2 BaSO4 NaCl
  8. - Bản chất của phản ứng - Phản ứng hóa học là quá trình hóa học là gì? biến đổi từ chất này thành chất khác. - Các nguyên tử của mỗi - Trong phản ứng hóa học chỉ có nguyên tố có thay đổi liên kết giữa các nguyên tử thay không? đổi. Các nguyên tử không thay đổi. - Khối lượng của mỗi - Khối lượng của mỗi nguyên nguyên tử có thay đổi tử không đổi. không?
  9. Lưu ý: Do trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi của liên kết giữa các nguyên tử. Còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
  10. Làm bài tập 1,2,3 tr26 Giả sử có phản ứng: Trong đó: mA, mB, mC, mD là khối A + B → C + D lượng các chất A, B, C, D) 1. mA+ mB = mC + mD 2. mA = mC + mD - mB mB = mC + mD - mA mC = mA+ mB – mD mD = mA+ mB - mC 3. Phương trình bảo toàn khối lượng cho phản ứng hóa học trên là: mBaCl2 + mNa2SO4 = mBaSO4 + mNaCl Khối lượng m của Natriclorua là: 20,8 + 14,2 = 23,3 + m m = 20,8 + 14,2 - 23,3 m = 11,7 (g) Vậy khối lượng NaCl là : 11,7 (g)
  11. PHƯƠNG PHÁP GIẢI Bước 1: Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học: A + B C + D Bước 2: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng: mA + mB = mC + mD Bước 3: Tính khối lượng của chất cần tìm mA = mC + mD - mB Thay số và suy ra kết quả.
  12. BÀI TẬP THÊM 1 a) Viết công thức về khối lượng cho phản ứng giữa kim loại kẽm và axit Clohiđric HCl tạo ra chất kẽm clorua ZnCl2 và khí Hiđro. b) Cho biết khối lượng của kẽm và axit Clohidric đã phản ứng là 6,5 g và 7,3 g, khối lượng của chất kẽm Clorua là 13,6 g. Hãy tính khối lượng của khí hiđro bay lên. Giải: m + m = m + m a. Zn HCl ZnCl22 H Khối lượng của khí hiđro bay lên là: 6,5+ 7,3 = 13,6 + m b. m = (6,5 +7,3 ) - 13,6 = 0,2 (g) H2
  13. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cho 13 gam kẽm tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric thu được sản phẩm gồm: 27,2 gam kẽm clorua và 0,4 gam khí hiđro. Khối lượng axit clo hiđric đã tham gia phản ứng là AA. 14,6 gam B. 14,3 gam C. 14,5 gam D. 14,2 gam Câu 2: Trong một bình kín có chứa bột magie cacbonat. Đem đun nóng thì có phản ứng tạo ra magie oxit và khí cacbonic. Hỏi khối lượng của bình thay đổi như thế nào? A. Giảm đi B. Tăng lên CC. Không đổi D. Không xác định
  14. Bài tập về nhà: - BT 1: Cho 11,2 gam sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo ra 17,6 gam FeS. Tính khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng? - BT 2: Đốt cháy 4,6 gam Na cần 1,6 gam khí oxi. Tính khối lượng Na2O tạo thành? - BT 3: Cho 28 gam vôi sống CaO tác dụng với nước tạo ra 37 gam vôi tôi Ca(OH)2. Tính lượng nước cần tác dụng. - BT 4: Khi nung 100 kg đá vôi CaCO3 thu được canxi oxit CaO và 44 kg cacbonic CO2. Tính khối lượng CaO thu được. BT 5: a) Viết công thức khối lượng của kim loại sắt tác dụng với axit sunfuric H2SO4 loãng tạo ra sắt(II) sunfat FeSO4 và khí hiđro. b) Cho biết khối lượng của sắt và axit sunfuric đã phản ứng là 5,6 gam và 9,8 gam, khối lượng của sắt(II) sunfat là 15,2 gam. Hãy tính khối lượng của khí hiđro bay lên.
  15. CỦNG CỐ Các em hãy nhắc lại nội dung và công thức của ĐLBTKL? • Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. A + B C + D mA + mB = mC + mD KHỐI LƯỢNG KHÔNG ĐỔI
  16. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài « ĐLBTKL» và làm bài tập 1 shdh tr30 - Xem trước phần II “PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC” Ôn lại quy tắc hóa trị, bài ca hóa trị, cách viết công thức hóa học
  17. Đáp án Bài 1tr 30 shdh Đốt cháy hết 9 gam kim loại magiê Mg trong không khí thu được 15 gam hợp chất Magiê Oxit MgO. Biết rằng Magiê cháy là xảy ra phản ứng với khí Oxi O2 có trong không khí. a, Viết phương trình chữ của phản ứng ? b, Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng ? Đáp án :a. Magie + oxi → Magieoxit b, Theo ĐLBTKL ta có biểu thức m + m = m Mg O2 MgO. Khối lượng của khí oxi là: 9 + mO2 = 15  m O2 = 15 – 9 = 6 (g)