Bài giảng Hóa học 8 - Bài dạy thứ 40: Dung dịch

pptx 15 trang minh70 1650
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học 8 - Bài dạy thứ 40: Dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_8_bai_day_thu_40_dung_dich.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hóa học 8 - Bài dạy thứ 40: Dung dịch

  1. Bài 40 : Dung dịch
  2. HOÁ HỌC 8. Bài 40 – DUNG DỊCH I. DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH THÍ NGHỆM 1 : Cho 1 thìa nhỏ muối (hoặc đường) vào cốc nước, khuấy nhẹ.
  3. HOÁ HỌC 8. Bài 40 – DUNG DỊCH ➢ NHẬN XÉT THÍ NGHIỆM 1 : o Đường (hoặc muối) tan trong nước gọi là nước đường (hoặc nước muối). o Nước muối (đường) là chất lỏng đồng nhất, không phân biệt được đâu là muối (hoặc đường) và nước.
  4. HOÁ HỌC 8. Bài 40 – DUNG DỊCH THÍ NGHỆM 2 : Cho 1 thìa nhỏ dầu ăn hoặc mỡ ăn và cốc thức nhất đựng xăng hoặc dầu hoả, cốc thứ 2 đựng nước, khuấy nhẹ.
  5. HOÁ HỌC 8. Bài 40 – DUNG DỊCH ➢ NHẬN XÉT THÍ NGHIỆM 2 : Dầu ăn không hòa tan trong nước nhưng lại tan được trong dung môi hữu cơ như xăng, CCl4, KẾT LUẬN : - Dung môi : là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. - Chất tan : là chất bị hòa tan trong dung môi. - Dung dịch : là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.
  6. HÌNH ẢNH VỀ CÁC VỤ TRÀN DẦU
  7. HOÁ HỌC 8. Bài 40 – DUNG DỊCH BÀI TẬP: Hoàn thành bảng sau. CHẤT CÓ TAN ĐƯỢC TRONG NƯỚC KHÔNG ? Muối Đường Than
  8. HOÁ HỌC 8. Bài 40 – DUNG DỊCH II. DUNG DỊCH CHƯA BÃO HOÀ. DUNG DỊCH BÃO HOÀ. THÍ NGHỆM : Cho dần dần và liên tục đường vào cốc nước, khuấy nhẹ.
  9. HOÁ HỌC 8. Bài 40 – DUNG DỊCH ➢ NHẬN XÉT THÍ NGHIỆM : • Ở giai đoạn đầu: ta được dung dịch đường, dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm đường ⇒ Dung dịch chưa bão hòa. • Ở giai đoạn sau: cứ hòa tan mãi đường thì đến thời điểm không thể hòa tan thêm được nữa ⇒ Dung dịch bão hòa. KẾT LUẬN : (Ở nhiệt độ xác định) : • Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan • Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan
  10. HOÁ HỌC 8. Bài 40 – DUNG DỊCH Pha nước muối :
  11. HOÁ HỌC 8. Bài 40 – DUNG DỊCH BÀI TẬP: a) Chuyển đổi dung dịch NaCl chưa bão hoà thành dung dịch bão hoà (ở nhiệt độ phòng). b) Chuyển đổi dung dịch NaCl bão hoà thành dung dịch chưa bão hoà (ở nhiệt độ phòng). ➢ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI : a) Cho thêm NaCl vào đến khi NaCl không tan được nữa. b) Cho thêm nước vào dung dịch NaCl bão hoà.
  12. HOÁ HỌC 8. Bài 40 – DUNG DỊCH III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HOÀ TAN CHẤT RẮN TRONG NƯỚC XẢY RA NHANH HƠN ? 1. KHUẤY DUNG DỊCH : Khuấy dung dịch tạo ra tiếp xúc mới giữa phân tử chất rắn và các phân tử nước ⇒ Sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.
  13. HOÁ HỌC 8. Bài 40 – DUNG DỊCH 2. ĐUN NÓNG DUNG DỊCH : Ở nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn ⇒ Sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.
  14. HOÁ HỌC 8. Bài 40 – DUNG DỊCH 3. NGHIỀN NHỎ CHẤT RẮN : Nghiền nhỏ chất rắn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn và phân tử nước ⇒ Kích thước của vật rắn càng nhỏ thì sự hòa tan diễn ra càng nhanh.