Bài giảng Hóa học 8 - Bài giảng Hoá học 8 - Bài 26: Oxit

pptx 18 trang minh70 1420
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học 8 - Bài giảng Hoá học 8 - Bài 26: Oxit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_8_bai_giang_hoa_hoc_8_bai_26_oxit.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hóa học 8 - Bài giảng Hoá học 8 - Bài 26: Oxit

  1. H O Á H Ọ C 8
  2. ? Các em thấy các đồ dùng bằng sắt để lâu trong không khí thường có hiện tượng gì ? Vì sao có hiện tượng đó ?
  3. HOÁ HỌC 8 – BÀI 26 : OXIT
  4. I – ĐỊNH NGHĨA 1. TRẢ LỜI CÂU HỎI - Hãy kể tên 3 chất là oxit mà em biết. - Nhận xét thành phần các oxit đó. Thử nêu định nghĩa oxit. ➢ Trả lời : - 3 chất là oxit : Cacbon monoxit CO, Đồng(II) oxit CuO, Lưu huỳnh đioxit SO2. - Nhận xét : Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
  5. 2. NHẬN XÉT Một số oxit thường gặp : Đồng(II) oxit CuO, sắt(III) oxit Fe2O3, cacbon đioxit CO2, lưu huỳnh đioxit SO2 3. ĐỊNH NGHĨA Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
  6. II – CÔNG THỨC 1. TRẢ LỜI CÂU HỎI - Nhắc lại quy tắc về hóa trị đối với hợp chất gồm 2 nguyên tố hóa học. - Nhận xét về các thành phần trong công thức của oxit. ➢ Trả lời : - Quy tắc hóa trị : Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. Quy tắc này đúng cho cả B là nhóm nguyên tử. , ∶ Các nguyên tố → = , trong đó ∶ ൞ , ∶ chỉ số nguyên tố , ∶ Hóa trị của A, B
  7. - Thành phần trong công thức hóa học của oxit gồm 2 nguyên tố, một trong 2 nguyên tố đó là oxi. 2. KẾT LUẬN Công thức của oxit MxOy, gồm kí hiệu của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố khác M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x của nó theo đúng quy tắc về hóa trị : II × y = n × x
  8. III – PHÂN LOẠI ? 2 Dựa vào thành phần cấu tạo của oxit em hãy phân loại các oxit sau vào 2 nhóm : ❑ Oxit tạo bởi kim loại và oxi : ❑ Oxit tạo bởi phi kim và oxi : . (CO2, CO, N2O, P2O5, MnO2, CuO, Fe3O4, Mn2O7) ? 3 Tại sau những chất sau có chứa nguyên tố oxi mà không phải là oxit ? (CaCO3, H2SO3, CuSO4, NaOH, KOH, NH4NO2)
  9. Có thể phân chia oxit thành hai loại chính : a) Oxit axit Thường là oxit của một phi kim ứng với một axit. VD : CO2, SO3, P2O5, N2O5, ▪ Chú ý : CO không phải là oxit axit, vì không có axit tương ứng. b) Oxit bazơ Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ. VD : Na2O, CaO, CuO, ▪ Chú ý : Mn2O7 không phải là oxit bazơ, vì không có bazơ tương ứng.
  10. ? 4 Nối các oxit axit với axit tương ứng : CO2 Axit Permanganic SO3 Axit Cacbonic Mn2O7 Axit Nitric P2O5 Axit Phosphoric N2O5 Axit Sunfuric ? 5 Viết tên các bazơ tương ứng với các oxit bazơ sau : (Na2O, CuO, K2O, Li2O, CaO, FeO, Fe2O3, ZnO)
  11. IV – CÁCH GỌI TÊN Tên oxit : Tên nguyên tố + oxit VD : Na2O – Natri oxit ZnO – Kẽm oxit o Nếu kim loại có nhiều hóa trị : Tên gọi : Tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit VD : FeO – Sắt(II) oxit Fe2O3 – Sắt(III) oxit
  12. o Nếu phi kim có nhiều hóa trị : Tên gọi : Tên phi kim + oxit (Có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) Dùng các tiền tố (tiếp đầu ngữ) để chỉ số nguyên tử : mono nghĩa là 1, đi là 2, tri là 3, tetra là 4, penta là 5, hexa là 6, VD : CO – Cacbon monoxit (đơn giản gọi Cacbon oxit) CO2 – Cacbon đioxit (còn gọi là khí Cacbonic) SO2 – Lưu huỳnh đioxit (còn gọi là khí Sunfurơ) N2O – Đinitơ oxit (còn gọi là Nitrous oxit hay khí cười)
  13. BÀI TẬP Viết công thức hóa học của những oxit sau : - Nitơ monoxit : ___ - Đồng(II) oxit : ___ - Mangan đioxit : ___ - Nitơ đioxit : ___ - Oxit sắt từ : ___ - Đinitơ pentaoxit : ___
  14. Đáp án - Nitơ monoxit : NO - Đồng(II) oxit : CuO - Mangan đioxit : MnO2 - Nitơ đioxit : NO2 - Oxit sắt từ : Fe3O4 - Đinitơ pentaoxit : N2O5
  15. TRÒ CHƠI (AI NHANH AI ĐÚNG) Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm chọn khoảng 15 chất trở lên. Nhóm trưởng thu nhận các ý kiến và ghi lên bảng. Nhóm nào ghi trước và nhiều chất hơn thì thắng cuộc. Chú ý màu các nguyên tố : Đen-Cacbon, Đỏ-Oxi, Trắng-Hiđro, Xanh lá cây-Clo và Flo, Xám-Natri và Kali, Xanh dương-Nitơ, Xanh lục-Heli, Vàng-Lưu huỳnh.
  16. DẶN DÒ ❖ Về nhà làm khoảng 70% trở lên các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập vào vở bài tập (tùy chọn). ❖ Học bài mới. ❖ Xem trước bài 27 : Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy. ❖ Ôn tập các kiến thức đã học trong chương IV để chuẩn bị cho bài kiểm tra một tiết cuối chương trong tuần sau.
  17. XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI CÁC EM Ở BÀI HỌC SAU !