Bài giảng Hóa học 8 - Bài học: Không khí, sự sống, bảo vệ môi trường

ppt 40 trang minh70 2390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học 8 - Bài học: Không khí, sự sống, bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_8_bai_hoc_khong_khi_su_song_bao_ve_moi_tru.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học 8 - Bài học: Không khí, sự sống, bảo vệ môi trường

  1. CHÀO MỪNG CÁC BẠN VÀ CÔ GIÁO ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 3
  2. KHÔNG KHÍ -Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. -Không khí bao phủ toàn bộ bề mặt của trái đất. -Nó không màu, không mùi, không vị. -Không khí chứa 78% nitơ, 21% oxy và 1% các loại khí khác.
  3. SỰ SỐNG - Sự sống là sự lớn lên, sinh sản và thực hiện các hoạt động sống. -Sự sống gắn liền với sự thở. -Sự sống rất cần có oxi. -Mọi sự sống đều cần không khí. =>Không khí và sự sống có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
  4. HÔ HẤP
  5. -Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại khí CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. -Quá trình hô hấp gồm sự thở, quá trình trao đổi khí ở phổi và quá trình trao đổi khí ở các tế bào. *Quá trình hô hấp: Khí ô-xi được mũi hít vào đi qua khí quản, đến phổi. - Ở phổi, các phế nan hoạt động lọc máu đỏ sẫm giàu CO2 ở động mạch phổi, khí O2 tác dụng với máu, được hồng cầu vận chuyển => máu chuyển thành đỏ tươi.
  6. - Máu đỏ tươi qua động mạch, len lỏi vào các mạch nhỏ. Khí oxi từ mạch nhỏ thấm qua nước mô rồi thấm vào tế bào. - Tế bào trao đổi khí rồi thải ra ngoài nước mô, theo đường tĩnh mạch trở về tim, sau đó theo động mạch phổi trở về phổi. Các phế nang trong phổi lọc máu, khí CO2 được tống ra ngoài theo đường khí quản > mũi > ra môi trường ngoài.
  7. Quá trình hô hấp ở người:
  8. Oxi rất cần cho sự hô hấp. Vậy oxi là gì? Oxi được lấy từ đâu? -Oxi là một thành phần quan trọng của không khí, được sản xuất bởi cây cối trong quá trình quang hợp và là cần thiết để duy trì sự hô hấp của người và động vật. -Ở nhiệt độ tiêu chuẩn và áp suất tiêu chuẩn, oxi là chất khí không màu, không mùi và không vị có công thức phân tử là O2. -Khí oxi thường được gọi là dưỡng khí, vì nó duy trì sự sống của cơ thể con người.
  9. Oxi được sản xuất từ quá trình quang hợp. Quang hợp là: -Quá trình tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả các sinh vật trên Trái Đất. -Bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống , cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí , quang hợp liên quan mật thiết đến hoạt động kinh tế của con người.
  10. *Sơ đồ quang hợp: - H2O + CO2 + ánh sáng + diệp lục của lá => Tinh bột + O2
  11. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: -Yếu tố tự nhiên: Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn.
  12. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: -Yếu tố con người: + Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
  13. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: -Yếu tố con người: + Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4
  14. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: -Yếu tố con người: + Sinh hoạt: Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh.
  15. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với động-thực vật: + Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật. + SO2, NO2, O3, fluor, chì gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh. + Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở động- thực vật trên Trái đất. + Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước.
  16. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với động-thực vật: + Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn. + Các chất gây ô nhiễm không khí có tính acid sẽ kết hợp với các giọt nước trong đám mây làm cho nước có tính acid. Khi những giọt nước rơi xuống mặt đất sẽ gây hại cho môi trường : giết chết cây cối, động vật, cá, .Mưa acid cũng làm thay đổi tính chất của nước ở các sông, suối, làm tổn hại đến những sinh vật sống dưới nước.
  17. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với con người: Bụi: + Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp. + Bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể (Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể), bệnh về tim mạch + Bụi có thể gây ung thư: bụi chứa thành phần độc hại, bụi amiang
  18. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với con người: SO2: + SO2 có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen, + SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. + Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzim oxydaza.
  19. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với con người: NO2: + NO2 là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen. –Nếu tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tổn thương các chức năng của phổi, mắt ,mũi , họng, .
  20. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với con người: Cacbon mônôxít (CO) : + Cacbon mônôxít (CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu .
  21. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với con người: NH3: + NH3 là khí gây độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ hô hấp. + Tiếp xúc với NH3 với nồng độ 100mg/m3 trong khoảng thời gian ngắn sẽ không để lại hậu quả lâu dài, nhưng nếu tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1500-2000 mg/m3 trong thời gian 30 phút sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.
  22. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với con người: Chì(Pb): +Chì (Pb): khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có chứa một hàm lượng chì nhất định. +Ngoài ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ nhà máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất, +Chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da, qua sữa mẹ, +Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loạn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. +Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ,làm giảm trí thông minh, ).
  23. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với tài sản: + Làm gỉ kim loại. + Ăn mòn bêtông. + Mài mòn, phân huỷ chất sơn trên bề mặt sản phẩm. + Làm mất màu, hư hại tranh. + Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải. + Giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da.
  24. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với toàn cầu: Mưa axit: +Bắt nguồn từ núi lửa, cháy rừng hay sấm +Mưa axit còn phá hủy các vật sét khi mà khí SO2và NO2 kết hợp với hơi liệu làm bằng kim loại như sắt, nước trong khí quyển và tạo thành axit . đồng, kẽm, làm giảm tuổi thọ +Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước các công trình xây dựng. mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hòa tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), Magiê (Mg), làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.
  25. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với toàn cầu: Hiệu ứng nhà kính tăng: +Làm tăng nhiệt độ toàn cầu +Làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến. +Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. +Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
  26. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với toàn cầu: Hiệu ứng nhà kính tăng: +Nếu nhiệt độ của quả đất đủ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.
  27. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với toàn cầu: Suy giảm tầng ozon: Tầng ozon
  28. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với toàn cầu: Suy giảm tầng ozon: +Tầng ozon hoặc lớp ozon là một lớp khí quyển trên bề mặt Trái Đất có tập trung hàm lượng ôzôn cao. +Ozon có thể bị phá hủy bởi các nguyên tử clo, flo hay brôm trong bầu khí quyển. Các nguyên tố này có trong một số hợp chất bền nhất định, đặc biệt là chlorofluorocacbon (CFC), đi vào tầng bình lưu và được giải phóng bởi các tia cực tím.
  29. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Biện pháp bảo vệ môi trường không khí: Biện pháp kỹ thuật: + Thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn + Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2. +Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học. +Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các nguồn thải ô nhiễm từ hoạt động thu công xây dựng, chấm dứt tình trạng đường phố “nay đào mai lấp”
  30. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Biện pháp bảo vệ môi trường không khí: Biện pháp quy hoạch: + Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. + Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.
  31. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Biện pháp bảo vệ môi trường không khí: Biện pháp quy hoạch: + Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
  32. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Biện pháp bảo vệ môi trường không khí: Biện pháp thực hiện: +Phát triển xây dựng công trình kiến trúc xanh trong đô thị. +Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và xây dựng văn hóa, đạo đức môi trường cho mọi người dân đô thị, đặc biệt là đối với những người lái xe ô tô, xe máy và chủ các cơ sở sản xuất +Mở rộng các hoạt động “trồng cây gây rừng “ đối với mọi công dân. +Thực hiện đúng các luật giữ gìn môi trường,
  33. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Biện pháp bảo vệ môi trường không khí: Khẩu trang: + Ngăn ngừa sự xâm nhập vào đường hô hấp của các hạt bụi cực nhỏ và các chất thải ô nhiễm khác. + Lọc mùi hôi, hóa chất, mùi xăng, khói quang hóa, khói đen, phấn hoa. Ngăn bụi, khí độc như CO, SO2, NO2, H2S, NH3 + Bảo vệ hệ hô hấp, hạn chế viêm mũi dị ứng do các chất ô nhiễm trong không khí gây ra.
  34. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Một số phương tiện khắc phục ô nhiễm không khí: Lọc không khí bằng phương pháp sinh học -Lọc sinh học là một biện pháp xử lý ô nhiễm tương đối mới, đây là một phương pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất bay hơi có nồng độ thấp.
  35. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Một số phương tiện khắc phục ô nhiễm không khí: Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học: Công nghệ Biofilter (lọc sinh học) là một biện pháp xử lý ô nhiễm khí thải có chi phí đầu tư thấp, vận hành rẻ và thân thiện môi trường, nó phương pháp thích hợp để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, tinh bột sắn.
  36. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Tranh cổ động:
  37. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Tranh cổ động:
  38. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Tranh cổ động:
  39. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Tranh cổ động:
  40. Cảm ơn các bạn và cô giáo đã theo dõi