Bài giảng Hóa học 8 - Chủ đề 5: Hiđro, nước tính chất, ứng dụng của hiđro

pptx 34 trang minh70 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học 8 - Chủ đề 5: Hiđro, nước tính chất, ứng dụng của hiđro", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_8_chu_de_5_hidro_nuoc_tinh_chat_ung_dung_c.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hóa học 8 - Chủ đề 5: Hiđro, nước tính chất, ứng dụng của hiđro

  1. - Các em có biết khí hiđro có tính chất giống như khí oxi hay không? - Vậy hiđro có tính chất như thế nào? có lợi ích gì cho chúng ta?. - Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
  2. CHỦ ĐỀ 5: HIĐRO – NƯỚC TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO KHHH: H NTK: 1 CTHH: H 2 PTK: 2
  3. Nội dung 1 Tính chất vật lí 2 Tính chất hoá học 3 Ứng dụng ( HS tự học)
  4. Hãy quan sát bình đựng khí hiđro và nhận xét : trạng thái, màu sắc? Khí H2
  5. I. Tính chất vật lí - Khí hiđro là chất khí, không màu
  6. Quan sát 2 quả bóng bay, một quả chứa khí hiđro và một quả bóng có chứa khí cacbon đioxit. Cắt dây cố định 2 quả Hãy cho biết quả nào chứa khí hiđro? Giải thích hiện tượng xảy ra?
  7. I. Tính chất vật lí - Khí hiđro là chất khí, không màu 2 - Nhẹ hơn không khí (d≈ ≈0,069 lần) 29 - Tan rất ít trong nước 1 lít nước ở 150C hoà tan được 20 ml khí hiđro. Vậy tính tan trong nước của khí hiđro như thế nào?
  8. I. Tính chất vật lí - Khí hiđro là chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí và rất ít tan trong nước. - Khí hiđro nhẹ nhất trong tất cả các chất khí
  9. + Hãy so sánh tính chất vật lí của H2 và O2? * Giống nhau: - Đều là chất khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước. * Khác nhau Oxi Hiđro - Nặng hơn không khí - Nhẹ hơn không khí
  10. II. Tính chất hoá học 1. Tác dụng với oxi. a. Thí nghiệm: - Các em hãy quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau: 1. Sự cháy của khí hiđro trong bình khí oxi như thế nào ? 2. Hiđro cháy trong bình khí oxi với ngọn lửa màu gì?
  11. II. Tính chất hoá học 1. Tác dụng với oxi. a. Thí nghiệm: b. Nhận xét hiện tượng và giải thích 1. Sự cháy của khí hiđro trong bình khí oxi như thế nào ? - Hiđro tiếp tục cháy mạnh hơn khi đưa ngọn lửa vào lọ chứa khí oxi. Trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ. 2. Hiđro cháy trong bình khí oxi với ngọn lửa màu gì? - Cháy mãnh liệt với ngọn lửa màu xanh.
  12. Em hãy viết PTHH minh hoạ cho sự cháy của hiđro trong oxi? * Hiđro tác dụng với oxi tạo thành những giọt nước PTHH: to 2 H2 + O2 2 H2O
  13. Thảo luận nhóm: thời gian 3 phút So sánh điểm giống và khác nhau về sự cháy của hiđro trong bình khí oxi và trong không khí? •Giống: Cháy với ngọn lửa màu xanh, tạo thành những giọt nước và tỏa nhiệt •Khác: + Trong bình oxi: Cháy mãnh liệt. + Trong không khí: Cháy yếu hơn.
  14. PTHH: to 2 H2 + O2 2 H2O - Hỗn hợp khí hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ và sẽ nổ mạnh nhất khi V : V = 2 : 1 H2 O2 - Tại sao hỗn hợp khí H2 và O2 khi cháy lại gây tiếng nổ? Tại vì hỗn hợp khí này cháy rất mạnh và tỏa ra nhiều nhiệt. Nhiệt này làm cho thể tích hơi nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột nhiều lần, do đó, làm chấn động mạnh không khí, gây ra tiếng nổ.
  15. - Nếu đốt cháy dòng khí H2 ngay ở đầu ống dẫn khí, dù ở trong lọ khí O2 hay không khí, sẽ không gây ra tiếng nổ mạnh vì sao? - Vì nhiệt tỏa ra không đủ làm dãn nở cả 1 khoảng không khí nên không gây ra tiếng nổ.
  16. - Làm thế nào để biết dòng khí H2 là tinh khiết để có thể đốt cháy dòng khí đó mà không gây ra tiếng nổ mạnh? - Phải thử xem khí H2 đó có lẫn không khí không? Thử bằng cách thu khí H2 vào ống nghiệm nhỏ rồi cho ống nghiệm vào ngọn lửa đèn cồn nếu nghe tiếng nổ nhỏ hoặc không nổ thì khí H2 tinh khiết.
  17. Tình huống ❑ Giờ thực hành: Bạn Lâm đang định thu khí H2 bằng cách đặt đứng bình. Bạn Hằng thấy vậy liền khuyên bạn Lâm nên đặt ngược bình lại. Nếu là em thì em sẽ thu khí H2 bằng cách của bạn nào? Hằng hay Lâm? Giải thích tại sao? H2 H2 a. Đặt đứng bình b. Đặt ngược bình
  18. Cách thu khí Oxi Cách thu khí Hiđro a) Đẩy nước a) Đẩy nước b) Đẩy không khí b) Đẩy không khí
  19. II. Tính chất hoá học 1. Tác dụng với oxi. to 2 H2 + O2 2 H2O 2. Tác dụng với đồng (II) oxit. - Các em hãy quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau: a. Khi cho khí H2 qua CuO nung nóng có hiện tượng gì? b. Màu sắc của CuO trước khi làm thí nghiệm? c. Khi dẫn khí H2 qua CuO ở nhiệt độ thường có hiện tượng gì? d. So sánh màu của chất rắn sau khi nung với màu của lá đồng?
  20. Màu của sợi dây đồng
  21. Hoàn thành bảng sau Nội dung Hiện tượng Kết luận Màu sắc của CuO trước CuO có màu đen khi làm thí nghiệm Không có Khi dẫn khí H qua phản ứng 2 Không có hiện CuO ở nhiệt độ thường xảy ra tượng gì có hiện tượng gì? Khi cho khí H2 qua Xuất hiện chất CuO nung nóng có hiện rắn màu đỏ, có tượng gì? hơi nước thoát ra Có phản ứng hóa So sánh màu của chất học xảy ra rắn sau khi nung với Giống nhau màu của lá đồng?
  22. Diễn biến của phản ứng giữa hiđro và đồng (II) oxit Cu to H H + OO H + H to - - H2 + CuO H2O + Cu PTHH:PTHH: §en ®á ®á b) Nhận xét: Khí hiđro chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. Do đó người ta nói hiđro có tính khử.
  23. II. Tính chất hoá học 1. Tác dụng với oxi. to 2 H2 + O2 2 H2O 2. Tác dụng với đồng (II) oxit. to H2 + CuO → Cu + H2O Kết luận Ở nhiệt độ thích hợp, khí hidro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Khí hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.