Bài giảng Hóa học 8 - Tiết 40 - Bài 26: Oxit

ppt 17 trang minh70 1990
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học 8 - Tiết 40 - Bài 26: Oxit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_8_tiet_40_bai_26_oxit.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học 8 - Tiết 40 - Bài 26: Oxit

  1. PHÒNG GD&ĐT CHAU THANH A TRƯỜNG THCS VO THI SAU Giáo viên thực hiện: TRAN QUOC THONG
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ 1/ Sự oxi hóa một chất là a/ Sự tác dụng của đơn chất với oxi (Sai) b/ Sự tác dụng của hợp chất với oxi (Sai) c/ Sự tác dụng của chất đó với oxi (Đúng)
  3. 2/ Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây là phản ứng hoá hợp ? a/ 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O. (Sai) b/ Na2O + H2O → (Đúng) 2NaOH. (Sai) c/ Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
  4. Tuần 21, tiết 40. BÀI 26: OXIT 1/ Định nghĩa : ❑ Xét các hợp chất sau : CO2, Fe2O3, CaO. Mỗi hợp chất có bao nhiêu nguyên tố ? Có chung nguyên tố nào ? Mỗi hợp chất có 2 nguyên tố, Có chung nguyên tố oxi. ❑ Những hợp chất như thế, ta gọi là oxit. ❑ Từ nhận xét trên em thử rút ra định nghĩa oxit ? Kết luận: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Ví dụ: CaO : canxi oxit CO2 : cacbon di oxit
  5. ❑ Bài tập: Chất nào sâu đây là oxit a/ CaCO3. b/ CuO. c/ H2SO4. d/ NaHCO3 2/ Công thức: ✓Hãy nhắc lại quy tắc về hoá trị đối với hợp chất gồm hai nguyên tố ✓Nhận xét về thành phần trong công thức của oxit ? + Quy tắc hoá trị “Trong công thức hoá học, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia” + Thành phần của oxit gồm một nguyên tố và nguyên tố oxi.
  6. ❑ Gọi M là nguyên tố kim loại hoặc phi kim, x là số nguyên tử của M, y là số nguyên tử của oxi. ❑ Hãy viết công thức tổng quát của oxit ? Đáp án : ✓ Công thức tổng quát của oxit : MxOy. Theo đúng quy tắc hoá trị. ✓ Nếu gọi n là hoá trị của M ta có : x . n = y . II
  7. 3/ Phân loại : ❑ Dựa vào thành phần phân tử, oxit được chia làm 2 loại : Oxit axit và oxit bazơ. a) Oxit axit : Thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit Oxit axit Axit tương ứng SO2 H2SO3 CO2 H2CO3 P2O5 H3PO4
  8. b) Oxit bazơ : Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ Oxit bazơ Bazơ tương ứng Na2O NaOH CaO Ca(OH)2 BaO Ba(OH)2
  9. 3/ Tên gọi : Tên oxit : Tên nguyên tố + Oxit ❑ Ví dụ : tên của các oxit sau là CTHH của oxit Tên gọi oxit CaO Canxi oxit Na2O Natri oxit Al2O3 Nhôm oxit Bài tập: Gọi tên các oxit sau: MgO , K2O , BaO ,
  10. Một số lưu ý khi gọi tên oxit a/ Nếu kim loại có nhiều hoá trị : Tên oxit bazơ : Tên kim loại + (Hoá trị) + Oxit Ví dụ: Tên của các oxit sau là : CTHH của oxit Tên gọi FeO Sắt (II) oxit Fe2O3 Sắt (III) oxit CuO Đồng (II) oxit PbO Chì (II) oxit
  11. b/ Nếu phi kim có nhiều hoá trị: Tên oxit axit : (Tiền tố chỉ số ngtử phi kim) + Tên phi kim + (Tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + Oxit Lưu ý: khi chỉ số = 1 thì bỏ qua tiền tố mono (không đọc) Các tiền tố Số nguyên tử Mono 1 Đi 2 Tri 3 Tetra 4 Penta 5
  12. Các tiền tố Số nguyên tử Mono 1 Đi 2 Tri 3 Tetra 4 Penta 5 CTHH của oxit Tên gọi SO2 Lưu huỳnh đioxit N2O5 Đinitơ penta oxit P2O5 Điphotpho penta oxit CO2 Cacbon đioxit
  13. Bài tập: Gọi tên và phân loại các oxit sau: CTHH của oxit Tên gọi và phân loại SO2 Lưu huỳnh di oxit (là oxit axit) SO3 Lưu huỳnh tri oxit (là oxit axit) Fe2O3 Sắt (III) oxit (là oxit bazơ) K2O Kali oxit (là oxit bazơ)
  14. CỦNG CỐ - KẾT LUẬN 1/ Oxít là hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác. 2/ Công thức hóa học của oxit : + Tổng quát : MxOy . 3/ Phân loại oxit : có hai loại. + Oxit axit : thường là oxit của phi kim và tương ứng với một Axit . + Oxit bazơ : thường là oxit của kim loại và tương ứng với một Bazơ.
  15. 4/ Tên gọi : Tên oxit = tên nguyên tố + oxit a/ Nếu phi kim có nhiều hoá trị : Tên oxit axit = Tên phi kim + Oxit (Kèm tiền tố chỉ số n.tử PKim) (Kèm tiền tố chỉ số n.tử oxi) b/ Nếu kim loại có nhiều hoá trị : Tên oxit bazơ = Tên k.loại + (Hoá trị) + Oxit
  16. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ❑ Khoanh tròn vào chữ a, b, c trước câu chọn đúng. 1/ Oxit là hợp chất được tạo thành từ : a/ Một kim loại và một phi kim. b/ Oxi và kim loại. c/ Oxi và phi kim. d/ Oxi và một nguyên tố hóa học khác. 2/ Dãy gồm các oxít axit là : a/ CO2, CaO, SO2, P2O5 . b/ CO2, SO2, P2O5, N2O5. c/ SO2, P2O5, Al2O3, MgO. d/ Fe2O3, PbO, SO2. 3/ Dãy gồm các oxít bazơ là : a/ CO2, SO2, P2O5, N2O5. b/ SO2, P2O5, Al2O3, ZnO. c/ HgO, PbO, SO2, P2O5. d/ CuO, MgO, CaO, Fe2O3.
  17. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ ✓Học bài theo nội dung đã ghi. ✓Làm các bài tập 1 – 5 sgk trang 91. ✓Chuẩn bị đọc truớc bài “ Điều chế oxi – Phản ứng phân huỷ”