Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 21, Tiết 1: Đọc văn: Vợ nhặt (Kim Lân) - Lê Văn Hiệp

pptx 13 trang thuongnguyen 5123
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 21, Tiết 1: Đọc văn: Vợ nhặt (Kim Lân) - Lê Văn Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_12_tuan_21_tiet_1_doc_van_vo_nhat_kim.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 21, Tiết 1: Đọc văn: Vợ nhặt (Kim Lân) - Lê Văn Hiệp

  1. BÀI GIẢNG Tiết 1 VỢ NHẶT - Kim Lân Thầy giáo: Lê Văn Hiệp Sở GDĐT Quảng Nam
  2. VỢ NHẶT - Kim Lân MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Tình cảnh sống thê thảm của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. - Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, lòng nhân ái và ý chí sống mãnh liệt của người nông dân nghèo ngay bên bờ vực của cái chết. - Sức sống kì diệu và tình người là sức mạnh giúp con người vượt qua bi kịch, trở về với phẩm chất ham sống, khát khao dựng xây hạnh phúc, tin tưởng vào tương lai. - Nghệ thuật tình huống truyện, xây dựng nhân vật. Nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ, .
  3. VỢ NHẶT - Kim Lân I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - Kim Lân (1920-2007) là tác giả tiêu biểu của nền văn xuôi CMVN thế kỉ XX. - Nhà văn chuyên viết truyện ngắn. - Đề tài chính: nông thôn và nông dân. - Ông được xem là “con đẻ của đồng ruộng”, “người một lòng một dạ đi về với “đất” với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn.” (Nguyên Hồng).
  4. VỢ NHẶT - Kim Lân II. ĐỌC HIỂU 2 . Tác phẩm: - Xuất xứ: Viết 1954, in trong tập “Con chó xấu xí”(1962) - Tóm tắt: + Mở đầu tác phẩm là cảnh Tràng đưa vợ về nhà. + Tràng nhớ lại cảnh “nhặt” được vợ. + Bà cụ Tứ đón nàng dâu mới. + Kết thúc tác phẩm là cảnh tượng ấm áp hạnh phúc của gia đinh Tràng sang hôm sau. => Tác phẩm xuất sắc của nhà văn Kim Lân
  5. VỢ NHẶT - Kim Lân II. TÌM HIỂUCHUNG 2 . Tác phẩm: Kim Lân tâm sự: “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới cuộc sống, vẫn hi vọng, vẫn tin tưởng vào tương lại.Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”.
  6. VỢ NHẶT - Kim Lân II. ĐỌC HIỂU 1. Tình huống truyện: - Mô tả: Tràng, một nông dân nghèo, dân ngụ cư, ế vợ bổng dung “nhặt” được vợ (vợ theo không) ngay giữa nạn đói khủng khiếp năm 1945. - Đặc điểm: Tình huống độc đáo, éo le, cảm động. - Ý nghĩa: + Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện + Làm bộc lộ phẩm chất, tính cách nhân vật + Thể hiện giá trị tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
  7. VỢ NHẶT - Kim Lân II. ĐỌC HIỂU 2. Nhân vật Người vợ nhặt: 2.1.Lai lịch: Không tên tuổi, họ hàng, quê hương, nghề nghiệp => tha phương cầu thực 2.2. Hai lần gặp Tràng: - Lần 1: + Hành động: Thị “cong cớn”, “ton ton”, “liếc mắt, cười tít” + Ngôn ngữ: nhà tôi ơi, đằng ấy • nhà=> Thịtôi ơicòn->sứclàmsốngquen,,cửthânchỉmậtthân, tìnhmậttứ,.tình tứ với Tràng. Thị cố “vin” vào câu hò của Tràng để kiếm cái ăn.
  8. VỢ NHẶT - Kim Lân II. ĐỌC HIỂU 2. Nhân vật Người vợ nhặt: 2.2. Hai lần gặp Tràng: - Lần 2: + Dáng vẻ: “áo quần tả tơi, gầy sọp, khuôn mặt xám xịt hai con mắt” + Hành động: “ sầm sầm”, “ sưng sỉa” , mắng nhiếc, vu vạ, sỉ nhục Tràng. + Khi được mời ăn: hai con mắt sáng lên, ăn liền bốn bát bánh đúc. + Theo không Tràng. => Cái đói tàn khốc đã làm thị biến dạng, đẩy thị đến sự liều lĩnh để giành dật sự sống. Đây là khát vọng, ý chí sống mãnh liệt đáng trọng của thị.
  9. VỢ NHẶT - Kim Lân II. ĐỌC HIỂU 2. Nhân vật Người vợ nhặt: 2.3. Người đàn bà tinh tế, hiền hậu đúng mực: - Khi đi bên Tràng: ngượng nghịu, bẽn lẽn, nữ tính. - Khi về nhà Tràng: ý tứ, lễ phép. - Khi trở thành nàng dâu: nỗ lực hành động với hy vọng thay đổi cuộc sống. => Khát vọng sống giúp thị vượt qua cái chết. Tình yêu thương, sư bao dung đưa thị trở về với chính mình: tinh tế, hiền hậu, khát khao hạnh phúc
  10. VỢ NHẶT - Kim Lân II. ĐỌC HIỂU 2. Nhân vật Người vợ nhặt: 2.4. Tiểu kết: - Xây dựng nhân vật chủ yếu bằng những yếu tố bề ngoài: hành động, cử chỉ, ngôn ngữ. - Qua nhân vật, nhà văn: + Phản ánh tình cảnh bi thảm của người nông dân nghèo trong nạn đói. + Trân trọng khát vọng, ý chí sống mãnh liệt ở họ. + Nêu bật triết lý về mối quan hệ giữa hoàn cảnh và ý chí, khát vọng sống của con người; nêu bật sức mạnh của khát vọng và tình thương.
  11. VỢ NHẶT - Kim Lân * BÀI TẬP 1. Giới thiệu những nét chính về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt. 2. Phân tích tình huống truyện của truyện ngắn Vợ nhặt. 3. Cảm nhận của anh, chị về nhân vật người vợ nhặt.
  12. VỢ NHẶT - Kim Lân “Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ, hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. (Nguyễn Khải)
  13. VỢ NHẶT - Kim Lân HẾT TIẾT 1 TẠM BIỆT CÁC EM