Bài giảng Sinh học 9 - Tiết 49 - Bài 47: Quần thể sinh vật

ppt 17 trang minh70 3341
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học 9 - Tiết 49 - Bài 47: Quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_9_tiet_49_bai_47_quan_the_sinh_vat.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 9 - Tiết 49 - Bài 47: Quần thể sinh vật

  1. Chương II: HỆ SINH THÁI Tiết 49 -Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT
  2. Đọc thông tin trong SGK và quan sát các hình ảnh sau: ?Thế nào là một quần thể sinh vật? Các cây lúa trong 1 ruộng lúa Các cây thông trong 1 rừng thông Tập hợp các con cá chép trong 1 dòng Tập hợp các con cò trắng trong rừng suối tràm
  3. I. Thế nào là một quần thể sinh vật?  Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Ví dụ: rừng thông, rừng cao su
  4. Hãy đánh dấu vào các ô trống trong bảng sau những ví dụ về quần thể sinh vật và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật. Ví dụ Quần thể Không phải quần sinh vật thể sinh vật Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới x Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam x Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao. x Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách x xa nhau. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra x chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào lượng thức ăn có trên cánh đồng.
  5. Tiết 47 : QUẦN THỂ SINH VẬT Bể cá cảnh Đàn chim hồng hạc ở ? Tập hợp nào là quần thể. ngoài đồng  Tập hợp chim hồng hạc ở ngoài đồng là quần thể sinh vật.
  6. Có phải là quần thể sinh vật không? Chậu cá chép vàng Lồng gà bán ở chợ Không phải là quần thể sinh vật vì để hình thành một quần thể sinh vật trong tự nhiên, ngoài các dấu hiệu trên thì quần thể phải được hình thành qua một thời gian lịch sử lâu dài dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, quần thể đó tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường.
  7.  II.Những đặc trưng cơ bản của quần thể 1.Tỉ lệ giới tính: - Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực / cá thể cái - Ý nghĩa: cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể -Ứng dụng: tùy từng loài mà điều chỉnh tỉ lệ đực/cái cho phù hợp
  8. 2.Thành phần nhóm tuổi Bảng 47.2 Ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi Các nhóm Ý nghĩa sinh thái tuổi Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai Nhóm tuổi trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích trước sinh sản thước của quần thể Nhóm tuổi Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định sinh sản mức sinh sản của quần thể Nhóm tuổi sau Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên sinh sản không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
  9.  2.Thành phần nhóm tuổi * Mỗi quần thể sinh vật có 3 nhóm tuổi: - Nhóm tuổi trước sinh sản - Nhóm tuổi sinh sản - Nhóm tuổi sau sinh sản * Thành phần nhóm tuổi của 1 quần thể được biểu diễn bằng tháp tuổi (có 3 dạng: ổn định, phát triển, giảm sút)
  10. Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản
  11. Có ba dạng tháp tuổi A B C Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản A. Dạng phát triển B. Dạng ổn định C. Dạng giảm sút
  12. 3. Mật độ quần thể Mật độ cây bạch đàn: 625 cây/ha đồi Mật độ sâu rau: 2 con/m2 ruộng rau Mật độ chim sẻ: 10 con/ha đồng lúa Mật độ tảo xoắn : 0,5 gam /m3 nước
  13. 3. Mật độ quần thể - KN: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. - Phụ thuộc vào: chu kì sống của sinh vật, nguồn thức ăn, thời tiết - Đặc trưng cơ bản nhất là mật độ. Vì mật độ quyết định các đặc trưng khác.
  14. VÍ DỤ: 1. Vào mùa mưa, muỗi sinh sản mạnh → Số lượng muỗi tăng nhanh. 2. Số lượng ếch, nhái giảm mạnh vào mùa khô. 3. Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào những tháng có lúa chín. Số lượng điều kiện sống thuận lợi Số lượng cá thể tăng điều kiện sống bất lợi cá thể giảm (dịch bệnh, thiếu thức ăn, nơi ở ) Cơ chế điều hòa mật độ quần thể (trong trường hợp mật độ quần thể xuống thấp hoặc tăng cao) Số lượng cá thể trong quần thể Duythay trì trạngđổi như thái thế cân nào? bằng Những của quần thể yếu tố nào có ảnh hưởng tới sự thay đổi đó?
  15.  III. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật - Môi trường thay đổi sẽ làm thay đổi số lượng cá thể của quần thể. - Sự ảnh hưởng của điều kiện sống làm mật độ quần thể được điều chỉnh về quanh mức cân bằng (phù hợp với khả năng đáp ứng của môi trường)
  16. TRÒ CHƠI Ô CHỮ CÓ 9 CHỮ CÁI CÓ 11 CHỮ CÁI CÓĐây 9 CHỮ là dạng CÁI KhiCÓCÓ trời 57 CHỮCHỮ giá rét CÁICÁI các CÓthápTrong 6 tuổiCHỮ trường mà CÁI số LàsinhCÓĐặc một 12 vậttrưng dạngCHỮ cùng này CÁIloài hợplượngĐây bất là cá lợimột thể về thápĐặc*quần Ôcho chữ trưngtuổi tụgồm biết bên mà7 giúp hàngsố nhau.số ta dạngtrongthức tháp quầnăn, chỗ tuổithể lượngngangChúngđánhlượng,, mỗi cácó giáhàng mốithểkhối tiềmngang quan màở biến sốcác đổi lượng sinhtheo trongẩn nănglượngchứa mộtquầnhệ sinh cáchữgì? thểcái sản tronghướngvậtcátừ thể cóchìa tăng mốicủakhoá lên . biếntrêncủa đổimột quần theo đơn thể vị 1 T Ỉ L Ệ G I Ớ I T Í N H * quanTừquầnchìa hệ khoáthể này chỉít hướngdiện tích giảm hay thể đượcthaymở khi đổicó ít nhất 4 2 C Ạ N H T R A N H dần?từ hàng ngangtíchđược mở. 3 P H Á T T R I Ể N 4 Ổ N Đ Ị N H 5 M Ậ T Đ Ộ 6 G I Ả M S Ú T 7 Q U A N H Ệ H Ỗ T R Ợ TỪ CHÌA KHOÁ GỒM 7 Q U Ầ N T H Ể CHỮ CÁI
  17. DẶN DÒ Về nhà: - Học bài và trả lời phần “Câu hỏi và bài tập” SGK trang 142. -Nghiên cứu bài 48: Quần thể người