Hướng dẫn thi học kì I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn thi học kì I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- huong_dan_thi_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2019_2020.doc
Nội dung text: Hướng dẫn thi học kì I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020
- PHÒNG GD&ĐT VĨNH THUẬN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HK I TỔ CHUYÊN MÔN: HÓA HỌC Năm học 2019-2020 Môn : Hoá học 8 Câu 1: Viết công thức tính khối lượng chất ? Nêu ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức? Từ công thức tính khối lượng chất hãy chuyển đổi thành công thức tính số mol (lượng chất ). Câu 2: Viết công thức tính thể tích chất khí (đktc)? Nêu ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức? Từ công thức tính thể tích chất khí (đktc) hãy chuyển đổi thành công thức tính số mol chất khí . Câu 3: a/ Phát biểu quy tắc hóa trị với hợp chất 2 nguyên tố. b/ Tính hoá trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau: K2S, MgS, CS2. (Biết S có hoá trị II). Câu 4: a/ Đơn chất là gì? Ví dụ. (3 ví dụ minh họa) b/ Hợp chất là gì? Ví dụ. (3 ví dụ minh họa) c/ Phân tử khối là gì? Cách tính Phân tử khối. Câu 5: a/ Nêu các bước tiến hành khi biết công thức hóa học của hợp chất, hãy tìm thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất. Biết vận dụng giải thích 1 số hiện tượng thực tế có liên quan đến tỉ lệ khối lượng các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón hóa học . b/ Nêu các bước tiến hành khi biết thành phần phần trăm các nguyên tố hãy tìm công thức hóa học của hợp chất . Câu 6: Nêu các bước tiến hành để giải bài toán tính theo phương trình hóa học ( Bài 22- Hóa học 8). Câu 7: a/ Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng? Viết công thức về khối lượng theo định luật bảo toàn khối lượng? b/ Mol là gì? 1
- Câu 8: Viết công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí ? Nêu ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức? Biết vận dụng giải thích 1 số hiện tượng thực tế có liên quan đến tỉ khối của chất khí. Câu 9: Lập công thức hoá học của những hợp chất 2 nguyên tố hoặc những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau: a/ K (I) và nhóm Cl (I) b/ Al(III) và nhóm NO3 (I) c/ H và nhóm SO4 (II) d/ Ca (II) và nhóm PO4 (III) e/ C (IV) và O f/ Mg (II) và nhóm SO4 (II) Tính phân tử khối của các hợp chất vừa lập được. BÀI TẬP Câu 10: Đốt cháy hết 6 g cacbon trong không khí thu được 22 g hợp chất CO 2. Biết cacbon cháy là xảy ra phản ứng với khí O2 trong không khí. a/ Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. b/ Tính khối lượng của khí Oxi đã tham gia phản ứng. Câu 11: Lập phương trình hoá học cho các sơ đồ sau: a/ K + O2 K2O b/ Al + CuCl2 AlCl3 + Cu c/ NaOH + Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 + Na2SO4 d/ Fe + HCl FeCl2 + H2 e/ NaOH + H2SO4 Na2SO4 + H2O f/ P2O5 + H2O H3PO4 g/ Na + H2O NaOH + H2 Câu 12: Hãy tìm công thức hoá học của những hợp chất có thành phần các nguyên tố như sau: a/ Hợp chất A có khối lượng mol là 58,5 g, thành phần các nguyên tố: 60,68% Cl còn lại là Na. b/ Hợp chất B có chứa 36,8% Fe, 21,0% S và 42,2% O, Khối lượng mol của hợp chất là 152g. 2
- Câu 13: Hãy tìm công thức hoá học của khí A. Biết rằng: - Khí A nặng hơn khí hiđro 17 lần. - Thành phần theo khối lượng của khí A là: 5,88% H và 94,12%S Câu 14: Phân đạm urê có công thức hoá học là CO(NH2)2. Hãy xác định: a/ Khối lượng mol của phân tử urê. b/ Thành phần phần trăm theo khối lượng nguyên tố N có trong phân urê. c/ Trong 2 mol phân tử urê có bao nhiêu mol nguyên tử N. Câu 15 : Nung hoàn toàn 42 gam magie cacbonat MgCO3 ở nhiệt độ cao tạo thành magie oxit MgO và khí cacbon đioxit CO2. a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính khối lượng magie oxit MgO tạo thành sau phản ứng? c. Tính thể tích khí cacbon đioxit CO2 (ở đktc) thu được sau phản ứng? GV lưu ý: Phần bài tập trên chỉ là các dạng VD tham khảo • Gợi ý đáp án: Câu 1: công thức tính khối lượng chất m = n . M (g) * ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức: + n là số mol (lượng chất) – đơn vị là mol + m là khối lượng chất - đơn vị là gam + M là khối lượng mol của chất - đơn vị là gam/mol m > công thức tính số mol (lượng chất): n (mol) M Câu 2: Công thức tính thể tích chất khí (đktc): V = n . 22,4 (l) 3
- * ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức: + n là số mol chất khí – đơn vị là mol + V là thể tích chất khí đktc – đơn vị là lít. V công thức tính số mol chất khí: n (mol) 22,4 Câu 3: a/ Phát biểu quy tắc hóa trị với hợp chất 2 nguyên tố: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. b/ K (I), Mg (II), C (IV). Câu 4: a/ Đơn chất là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học. Ví dụ b/ Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ c/ Phân tử khối là khối lượng của phân tử được tính bằng đv.C Cách tính Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. Câu 5: a/ Các bước tiến hành khi biết công thức hóa học của hợp chất, tìm thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất là: b1: Tìm khối lượng mol của hợp chất b2:Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất . b3:Tìm thành phần theo khối lượng của mỗi nguyên tố b/ Các bước tiến hành khi biết thành phần phần trăm các nguyên tố, tìm công thức hóa học của hợp chất là: b1: Tìm k.lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất. b2: Tìm số mol ng.tử của mỗi ng.tố có trong 1 mol hợp chất. b3: Lập CTHH của hợp chất. Câu 6: Nêu các bước tiến hành để giải bài toán tính theo phương trình hóa học ( Bài 22- Hóa học 8 - ghi nhớ trang 74). Câu 7: a/ Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng? Viết công thức về khối lượng theo định luật bảo toàn khối lượng? 4
- * Trong 1 phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. Giả sử: - phương trình chữ: A + B C + D - Biểu thức: m A + mB = mC + mD b/ Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Câu 8: Viết công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí ? Nêu ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức? * Công thức tính tỉ khối M A d A kk 29 Trong đó d A là tỉ khối của khí A đối với không khí - đơn vị: lần kk MA: Khối lượng mol khí A – đơn vị: g/mol Câu 9: a/ KCl , b/ Al(NO3)3 c/ H2SO4 d/ Ca3(PO4)2 ,e/ CO2, f/ MgSO4 * Tính PTK Câu 10 : a/ Cacbon + oxi → Cacbon đioxit áp dụng ĐLBTKL : mcacbon + moxi = mcacbon đioxxit b/ mOxi = 16 (g) Câu 11 Dựa vào bài lập PTHH SGK trang 55, 56. Câu 12: a/ NaCl, b/ FeSO4 Câu 13: H2S. Câu 14: a/ 60 (g) b/ % N = 46.7 % c/ 4 mol nguyên tử N . Câu 15: t 0 a. MgCO3 MgO + CO2 5
- b. Số mol MgCO3 phản ứng: nMgCO3 =42/84 = 0,5(mol) Theo PTHH ta có số mol MgO : nMgO = nMgCO3 = 0,5( mol) Khối lượng MgO thu được: mMgO = 0,5 x 40 = 20 ( gam) c.Theo PTHH ta có n CO2 = nMgCO3 = 0,5( mol) Thể tích CO2 (đktc) thu được: VCO2 = 0,5 x 22,4 = 11,2 ( lit ) Câu hỏi trắc nghiệm tham khảo: Câu 1: Trong các vật thể sau, vật thể tự nhiên là A. cái ghế. B. ngôi nhà. C. quả bóng. D. cây mía. Câu 2: Phép lọc được dùng để tách một hỗn hợp gồm: A. Muối ăn với nước. B. Muối ăn với đường. C. Nước với cát. D. Đường với nước. Câu 3: Trong các chất dưới đây, hợp chất là A. khí hidro. B. nước. C. khí oxi. D. kim loại đồng. Câu 4: Chất nào sau đây được coi là chất tinh khiết? A. Nước cất. B. Nước lọc. C. Nước khoáng. D. Nước suối. Câu 5: Cho dãy kí hiệu hóa học các nguyên tố sau: Zn, N, K thứ tự tên nguyên tố là A. kẽm , natri, kali. B. kali, nitơ, kẽm. C. kali, natri, kẽm. D. kẽm , nitơ, kali. Câu 6: Để chỉ 4 phân tử khí hiđro ta viết: A. 2 H. B. 2H2. C. 4 H2. D. 4 H. Câu 7: Một phân tử khí ozon gồm ba nguyên tử oxi liên kết với nhau. Công thức hóa học của khí ozon là A. 3 O. B. O3. C. 3 O2. D. 2 O. Câu 8: Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi các hạt A. nơtron và proton. B. nơtron và electron. C. electron, nơtron và proton. D. proton và electron. Câu 9: Trong các nhóm chất sau, nhóm chất nào gồm toàn là đơn chất? A. CH4, H2, CO2. B. NaCl, O3 , N2. C. H2O, Cl2, O2. D. O2, Cu, Cl2. Câu 10: Công thức hóa học của kim loại nhôm là A. Al2. B. Ag. C. Al. D. Ar. Câu 11: Phân tử khối của hợp chất H2SO4 là A. 49 đvC. B. 78 đvC. C. 97 đvC. D. 98 đvC. 6
- Câu 12: Theo hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3, hãy chọn công thức hóa học đúng trong số các công thức hóa học sau (biết nhóm SO4 có hóa trị II): A. Fe2(SO4)3. B. Fe2(SO4)2. C. Fe(SO4)3. D. FeSO4. Câu 13. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng hóa học là A. than cháy tạo ra cacbonic. B. nước đá tan thành nước lỏng. C. bẻ vụn viên phấn. D. cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 3,1g photpho trong khí oxi thu được 7,1 g điphotpho pentaoxit. Khối lượng của khí oxi là A. 3 g. B. 4g. C. 6 g. D. 10,2 g. Câu 15. Cho phương trình hóa học: 2 Mg + O2 → 2 MgO tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất lần lượt trong phương trình là A. 2 : 1 : 2. B. 2 : 1 : 1. C. 2 : 2 : 1. D. 1 : 2 : 2. Câu 16. Dùng biện pháp nào tách sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh? A. Phương pháp lọc. B. Nam châm. C. Phương pháp chưng cất. D. Dùng nhiệt đun nóng. Câu 17. Phân tử khối của Al(OH)3 là A. 44 đvC. B. 46 đvC. C. 78 đvC. D. 132 đvC. Câu 18. Cho X + Y → T + Z áp dụng Định luật bảo toàn khốí lượng ta có công thức về khối lượng như sau: A. X + Y = Z + T. B. mX + mT = mY+mZ. C. X + Z = T + Y. D. mX + mY = mT+mZ. Câu 19. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là A. phản ứng hóa học. B. phương trình hóa học. C. hiện tượng vật lý. D. sơ đồ phản ứng. Câu 20. Đốt cháy nhôm trong khí clo tạo ra nhôm clorua. Chất phản ứng trong phản ứng trên là A. nhôm và nhôm clorua. B. nhôm và khí clo. C. nhôm clorua và khí clo. D. nhôm clorua. Câu 21. Lập phương trình hóa học gồm có mấy bước? A. 1. B. 2 . C. 3. D. 4. Câu 22. Khi thổi hơi vào dung dịch nước vôi trong, nước vôi bị đục là vì trong khí thở ra có chứa A. nitơ. B. oxi. C. hiđro. D. cacbonic. 7