Bài giảng Hóa học 8 - Ô nhiễm môi trường không khí

pptx 20 trang minh70 3030
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học 8 - Ô nhiễm môi trường không khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_8_o_nhiem_moi_truong_khong_khi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hóa học 8 - Ô nhiễm môi trường không khí

  1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
  2. • Nguyễn Phước Duy (Tổ trưởng) • Đặng Thị Kim Ngân • Nguyễn Bích Thủy • Trần Thanh Hương • Nguyễn Mai Uyên • Nguyễn Lâm Anh • Phan Lê Anh Đức • Nguyễn Đức Tấn • Ngô Thế Trường
  3. KHÁI NIỆM THỰC BIỆN TRẠNG PHÁP HẬU NGUYÊN QUẢ NHÂN
  4. Mục tiêu üHiểu được thế nào là ô nhiễm không khí. üThực trạng môi trường hiện nay üTìm hiểu về nguyên nhân gây ô nhiễm: Tác nhân và các hoạt động gây ô nhiễm. ü Tìm hiểu về hậu quả của ô nhiễm không khí ü Các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm không khí
  5. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ LÀ GÌ? • Là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí. • Chủ yếu do khói, bụi , hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí. • Làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi) • Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí.
  6. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ HIỆN NAY
  7. TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM • Các chất ô nhiễm phát thải vào trong không khí: Ø Carbon dioxite (CO2) Ø Sulfur oxit(SOx) - đặc biệt sulfur dioxide Ø Oxit nitơ (NOx) Ø Carbon oxit (CO) Ø Các kim loại độc như chì và thủy ngân, đặc biệt là các hợp chất của chúng. Ø Chlorofluorocarbons (CFCs) - có hại cho tầng ozon Ø Amoniac (NH3) Ø Mùi- chẳng hạn như rác thải, nước thải và quy trình công nghiệp Ø Chất phóng xạ
  8. CÁC HOẠT ĐỘNG GÂY Ô NHIỄM vTự nhiên Ø Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. Ø Cháy rừng: Cháy rừng sẽ khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu. Ø Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. Ø Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối,v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí
  9. CÁC HOẠT ĐỘNG GÂY Ô NHIỄM vNhân tạo Ø Khói, bụi từ các nhà máy: Các khí đốt do nhà máy, xí nghiệp thải ra môi trường Ø Giao thông: Quá nhiều phương tiện giao thông hoặc đã quá cũ sẽ thải ra môi trường khí độc hại. Ø Chiến tranh hay các cuộc tập trận quân sự: Sử dụng vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa. Ø Sinh hoạt: Chủ yếu đến từ các hoạt động nấu nướng sử dụng các nguyên liệu như củi, than Ø Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học Ø Hoạt động khai thác. Tác nhân chính là do con người
  10. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ q Đối với động – thực vật. • Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật. • Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh. • Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá. • Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở động- thực vật trên Trái đất. • Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước. • Mưa acid cũng làm thay đổi tính chất của nước ở các sông, suối, làm tổn hại đến những sinh vật sống dưới nước. • Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.
  11. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ q Đối với con người • Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp. • Bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể (Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể), bệnh về tim mạch • Bụi có thể gây ung thư: bụi chứa thành phần độc hại, bụi amiang • Một số chất và khí độc có thể làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp có thể nặng hơn sẽ dẫn đến tử vong: Sulfur Đioxit (SO2),Nitrogen Đioxit (NO2), Cacbon oxit (CO), Amoniac (NH3 ), Hydro sunfua (H2S), Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs), Chì (Pb), Khí Radon.
  12. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ q Đối với tài sản • Làm gỉ kim loại. • Ăn mòn bêtông. • Mài mòn, phân huỷ chất sõn trên bề mặt sản phẩm. • Làm mất màu, hư hại tranh. • Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải. • Giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da. q Đối với toàn cầu • Mưa acid • Hiệu ứng nhà kính • Suy giảm tầng ôzôn • Biến đổi nhiệt độ.
  13. q Biện pháp kỹ thuật: ü Thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn. ü Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2. q Biện pháp quy hoạch: ü Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. ü Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm. ü Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
  14. ü Sử dụng khẩu trang khi ra khỏi nhà. ü Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu ü Không đốt nương làm rẫy. ü Tích cực bảo vệ môi trường. ü Sử dụng nguồn năng lượng sạch. ü Không thải khí, chất độc ra môi trường khi chưa qua xử lý. ü Hạn chế sử dụng túi nilong ü Trồng cây gây rừng
  15. Ước tính cứ 8 người tử vong thì có một trường hợp có nguyên nhân liên quan tới ô nhiễm không Ô NHIỄM khí. Người ta đã ước tính được rằng, việc hít thở KHÔNG KHÍ khí trời tại Bắc Kinh trong một ngày làm gia tăng tỉ lệ ung thư phổi tương đương hút 21 điếu thuốc lá/ngày. Và con số này còn khủng khiếp hơn tại Mumbai (Ấn Độ) khi việc hít thở tương đương với hút 100 điếu thuốc/ngày. Nhưng bạn có tin, bầu không khí ô nhiễm của Trung Quốc cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới Mỹ - quốc gia cách xa tới tận 11.600 km. Ước tính khoảng 1/3 ô nhiễm không khí tại San Francisco có nguyên nhân từ Trung Quốc.
  16. BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG o Nguyễn Phước Duy (Tổ trưởng): o Đặng Thị Kim Ngân: o Nguyễn Bích Thủy: o Trần Thanh Hương: o Nguyễn Mai Uyên: o Nguyễn Lâm Anh: o Phan Lê Anh Đức: o Nguyễn Đức Tấn: o Ngô Thế Trường: