Bài giảng Hóa học 8 - Tiết 9: Đơn chất và hợp chất - Phân tử

pptx 17 trang minh70 1430
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học 8 - Tiết 9: Đơn chất và hợp chất - Phân tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_8_tiet_9_don_chat_va_hop_chat_phan_tu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hóa học 8 - Tiết 9: Đơn chất và hợp chất - Phân tử

  1. KIỂM TRA MIỆNG: • Bài tập: Trong số các chất cho dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất? • a) Khí hidrosunfua tạo nên từ H và S • b) Khí nitơ tạo nên từ N • c) Axit Sunfuric tạo nên từ H, S và O • d) Canxi oxit tạo nên từ Ca và O • e) Rượu etylic tạo nên từ C, H và O • f) Kim loại nhôm tạo nên từ Al.
  2. Giải • Đơn chất là : Câu b, f . Vì là chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. • Hợp chất là: a, c, d, e. Vì là chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
  3. TIẾT 9: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ III. PHÂN TỬ: 1. Định nghĩa:
  4. (A) (B) H O Mô hình tượng trưng một mẩu khí hiđro ( A ) và oxi ( B ) Thảo luận nhóm 2 phút: - Hạt hợp thành của khí hiro, oxi gồm mấy nguyên tử liên kết với nhau? - Các nguyên tử này cùng loại hay khác loại? - Khí hidro, oxi do nguyên tố nào tạo nên?
  5. - Hạt hợp thành của khí hidro, oxi gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau. - Các nguyên tử này cùng loại. - Khí hidro, oxi do nguyên tố H, nguyên tố O tạo nên.
  6. H Cl Na O Mô hình tượng trựng mẫu muối ăn Mô hình tượng trưng mẫu nước Thảo luận nhóm 2phút: - Hạt hợp thành của nước , muối ăn gồm mấy nguyên tử liên kết với nhau? - Hạt hợp thành của nước, muối ăn có các nguyên tử cùng loại hay khác loại? - Nước, muối ăn do nguyên tố nào tạo nên?
  7. - Hạt hợp thành của nước gồm 3 nguyên tử liên kết với nhau. - Muối ăn gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau. Hạt hợp thành của nước, muối ăn gồm nguyên tử khác loại. - Nước do nguyên tố H và nguyên tố O tạo nên. Muối ăn do nguyên tố Na và nguyên tố Cl tạo nên.
  8. HS thảo luận nhóm 2phút: Phân tử là gì?
  9. TIẾT 9: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ(TT) III. PHÂN TỬ: 1. Định nghĩa: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
  10. KIM LOẠI ĐỒNG
  11. TIẾT 9: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ III. PHÂN TỬ: 1. Định nghĩa: 2. Phân tử khối: Bài tập: Tính khối lượng phân tử oxi, nước, muối ăn.(cho O= 16, H= 1, Na = 23, Cl = 35,5) Giải: Oxi: 16.2= 32đvC Nước: 2.1 + 16 = 18đvC Muối ăn: 23 + 35,5 = 58,5đvC
  12. TIẾT 9: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ III. PHÂN TỬ: 1. Định nghĩa: 2. Phân tử khối: Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon.
  13. Bài tập 6 SGK/26 • Tính phân tử khối của: a) Cacbon đioxit biết phân tử gồm 1 C và 2 O. b) Khí metan biết phân tử gồm 1 C và 4 H. c) Axit nitric, biết phân tử gồm 1 H, 1 N, 3 O d) Thuốc tím(kalipemanganat biết phân tử gồm 1K, 1Mn và 4 O. (Cho C = 12, H = 1, N = 14, O = 16, K = 39, Mn = 55)
  14. Giải: a) Cacbon đioxit: 12 + 16 . 2 = 44 đvC b) Khí metan: 12 + 4 . 1 = 16 đvC c)Axit nitric: 1 + 14 + 16 . 3 = 63 đvC d) Thuốc tím: 39 + 55 + 16 . 4 = 158 đvC
  15. Bài tập 7 SGK/ 26 Hãy so sánh phân tử khí oxi nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với phân tử nước, phân tử muối ăn và phân tử khí metan. Giải Phân tử oxi nặng hơn phân tử nước: 32: 18 ≈ 1,78(lần) Phân tử oxi nhẹ hơn phân tử muối ăn : 32 : 58,5 ≈ 0,55(lần) Phân tử oxi nặng hơn phân tử khí metan: 32 : 16 = 2 (lần)
  16. Hướng dẫn HS tự học: • Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc bài, làm bài tập 4, 5 SGK/ 26. • Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài: Bài thực hành 2- Sự lan tỏa của chất.